Nổi mề đay dễ gặp trong các đợt giao mùa. Bệnh này cũng rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Nổi mề đay là một bệnh ngoài da phổ biến. Nó có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, giới tính. Các nốt mề đay thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Là một căn bệnh thường gặp trong các đợt giao mùa nên nhiều người nghĩ rằng nó chỉ là vấn đề bình thường.

nổi mề đay

Nổi mề đay là bệnh ngoài da thường gặp. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, trên thực tế, mề đay hoàn toàn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Vì vậy, mọi người không nên chủ quan. 

Tìm hiểu chung về bệnh nổi mề đay: Phân loại, triệu chứng

Thời tiết có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Giao mùa là thời điểm mà các vấn đề sức khỏe dễ xuất hiện, trong đó có nổi mề đay. Đây là bệnh giao mùa xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn. 

1. Phân loại nổi mề đay

Nổi mề đay hay còn được gọi là nổi mày đay. Đây là bệnh lý ngoài da với sự xuất hiện nhanh của các vùng phồng rộp, phù nề ở nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Tại các vùng này thường có quầng đỏ bao quanh.

Khi bị bệnh, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát, châm chích. Các biểu hiện này có thể hết trong vòng 24 giờ nhưng cũng có thể kéo dài hơn. 

Ai cũng có nguy cơ nổi mày đay. Nhưng những người có cơ địa mẫn cảm thì nguy cơ mắc cao hơn. Có những người còn bị quanh năm suốt tháng. 

triệu chứng nổi mề đay

Bệnh này có thể gặp ở cả người trẻ lẫn già. Ảnh minh họa

Bệnh này được chia thành 2 loại như sau: 

  • Mề đay cấp tính: Các dấu hiệu thường biến mất sau vài giờ đến vài ngày.
  • Mề đay mạn tính: Bệnh kéo dài lâu hơn 6 tuần, các tổn thương trên da xuất hiện hàng ngày hoặc tái phát theo từng đợt. 

2. Triệu chứng

Triệu chứng của bệnh này rất đa dạng như:

  • Nổi mẩn đỏ phát ban là dấu hiệu đầu tiên và điển hình. Trên da người bệnh sẽ nổi lên rất nhiều nốt ban. Nốt ban này có thể là màu đỏ hoặc trắng. 
  • Kích thước các nốt mề đay có thể lớn hoặc nhỏ khác nhau, có nốt thì nhỏ như vết muỗi đốt nhưng cũng có khi là vết dài như vết lằn hoặc chằng chịt giống mạng nhện. 
  • Cảm giác ngứa ngáy khắp người là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh này. Ở những vùng da có mày đay, bệnh nhân thường thấy ngứa ngáy không chịu nổi. Đặc biệt, cơn ngứa xuất hiện nhiều vào ban đêm, ban ngày thì đỡ hơn. 
  • Da vẽ nổi: Trên da của người bệnh sẽ nổi hẳn lên các nốt này, rất dễ bị viêm nếu bạn gãi hoặc cọ xát. 
  • Nổi mụn nước: Đây là triệu chứng ít gặp nhưng không phải không có. Người bệnh sẽ có các mụn nước nhỏ li ti. Mụn nước này khi vỡ ra sẽ chảy dịch và lan tới các vùng lân cận. 
  • Nhiễm trùng: Đây là tình trạng cho thấy bệnh đang ở mức nguy hiểm. Nguyên nhân là do bạn gãi nhiều khiến vùng da có mày đay bị trầy xước và tổn thương. Khi đó, vi khuẩn dễ dàng xam nhập và gây viêm, thậm chí là hoại tử. 
  • Khó thở, sốc phản vệ khi vùng khí thanh quản, thanh quản của bệnh nhân bị thu hẹp.

Nên đọc: Cứ vài hôm lại nổi mề đay ngứa ran khắp người, em đi xin nắm lá khế về tắm mà hết luôn, mừng quá

Nổi mề đay có nguy hiểm không? 

Bệnh mày đay là vấn đề ngoài da thường gặp nhưng cũng không nên chủ quan. Nếu bệnh ở mức nhẹ thì các triệu chứng chỉ dừng ở ngứa ngáy và có các nốt mề đay trên da. Điều này ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn chứ không gây nguy hiểm tính mạng.

Tuy nhiên, nếu bệnh ở mức nặng thì nổi mề đay hoàn toàn có thể gây ra tình trạng đau quặn bụng, nôn mửa, tiêu chảy.

nổi mề đay có nguy hiểm không

Nổi mề đay có thể dẫn tới sốc phản vệ. Ảnh minh họa

Khi mày đay xảy ra ở tổ chức não có thể dẫn tới phù nề não rất nguy hiểm. Bệnh cũng có khả năng làm giãn mạch nhanh và đột ngột. Lúc này, người bệnh sẽ bị tụt huyết áp và choáng váng. Ở một số trường hợp, người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng. Thậm chí, đã có trường hợp bị  sốc phản vệ và tử vong.

Vì vậy, khi bị nổi mày đay mà có các triệu chứng nguy hiểm thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Những dấu hiệu này gồm:

  • Người bệnh thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn.
  • Tại các vùng như niêm mạc miệng, lưỡi, cổ họng, môi xuất hiện nốt đỏ và bị sưng phù. 
  • Người bệnh có thể bị đổ mồ hôi và cảm thấy ớn lạnh. 
  • Bệnh nhân cảm thấy bất an, lo lắng.
  • Nhịp tim bị rối loạn lúc nhanh lúc chậm.
  • Xuất hiện cảm giác khó thở.
  • Bệnh nhân bị ngất xíu.

Đây là những dấu hiệu cho thấy người bệnh đã rơi vào trạng thái sốc phản vệ. Lúc này, họ cần được cấp cứu ngay, chậm trễ chút nào thì sự sống của họ bị đe dọa phút ấy. 

Nên đọc: Thấy khỏe mạnh chỉ hay bị ngứa không khỏi, người đàn ông đi khám thì đã chuyển sang ung thư gan mất rồi

Trên đây là những thông tin liên quan tới bệnh nổi mề đay mà bạn cần biết. Xin nhắc lại lần nữa, nó là vấn đề sức khỏe ngoài da rất dễ gặp nhất là trong thời điểm giao mùa. Tuy nhiên, bạn cũng nên thận trọng vì bệnh này hoàn toàn có thể gây nguy hiểm tính mạng. Đừng vì một chút sự lơ là, chủ quan của mình mà khiến bản thân hoặc người trong nhà phải gánh hậu quả nặng nề. 

Xem thêm tại đây: 

Bái phục 7 bài thuốc dân dã từ lá tía tô: Bao lần cứu mẹ con tôi khỏi cảm, sốt, mề đay ngứa ngáy

14 loại lá tắm trị mề đay mẩn ngứa hiệu quả đã được các cụ đúc kết: Mấy cách hiện đại giờ cũng thua xa