Bái phục 7 bài thuốc dân dã từ lá tía tô: Bao lần cứu mẹ con tôi khỏi cảm, sốt, mề đay ngứa ngáy
Mấy lần mình bị tụt huyết áp, mẹ mình thường hay hái mấy lá tía to bảo mình ăn, mình tưởng tía tô chỉ có tác dụng giải cảm, ai ngờ mình ăn xong 1 lát thì thấy hết quay quay chóng mặt hẳn.
Con gái 6 tuổi nhà mình từ lúc còn bé tí đến giờ không phải dùng tới thuốc tây trị cảm. Mỗi lần thấy con sốt hay hắt hơi sổ mũi thì mình thường trộn vài cọng tía tô vào cháo cho con ăn, đơn giản vậy thôi mà cũng khỏi.
Vậy nên tối qua mình vào mạng tìm hiểu xem loại lá này còn chữa được bệnh gì nữa không, thì thật bất ngờ về hàng loạt những công dụng chữa bệnh của nó đấy các mẹ ạ.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Theo đông y, lá tía tô có tính ấm, vị cay, nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao, là một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời. Ngoài việc thường được sử dụng điều trị cảm lạnh, tía tô còn có nhiều tác dụng khác như sau:
Giải cảm
Nhắc đến tía tô thì hầu như mọi người đều biết về công dụng giải cảm rất rốt. Khi cơ thể có các triệu chứng như sợ lạnh, ho, hụt hơi, có chút chướng bụng, vậy có thể dùng lá tía tô ngâm nước uống.
Cháo tía tô giải cảm: Dùng 30 gram lá tía tô, rửa sạch, cho vào nồi cháo đã nấu chín, đun khoảng 2-3 phút. Cháo này không những có tác dụng xua tan cảm lạnh, giảm đau, mà còn nuôi dưỡng dạ dày. Loại cháo này đặc biệt tốt cho người già và trẻ em.
Nước xông giải cảm: Lấy 1 ít lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ.
Điều hòa huyết áp
Nhờ hầm lượng tinh dầu rất lớn trong tía tô mà có thể điều tiết hệ thống kiểm soát huyết áp của cơ thể, đồng thời giúp huyết áp trở lại bình thường.
Không chỉ có thể khiến huyết áp thấp tăng cao, loại lá này còn không khiến huyết áp tăng quá cao. Vì vậy, những người có huyết áp không ổn nên sử dụng loại lá này.
Giúp trẻ hạ sốt
Do lá tía tô có tác dụng làm nóng cơ thể, đổ mồ hôi và thải độc tố nên sẽ rất tốt để hạ sốt cho trẻ.
Cách thực hiện: Lá tía tô, rửa sạch, thái thật nhỏ rồi trộn vào cháo cho bé ăn cho bé ăn, bé sẽ đổ mồ hôi và nhanh hạ sốt.
Trị đau dạ dày
Trong lá tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Chữa bệnh gút
Dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm hàng ngày sẽ giúp những người bệnh gút đề phòng bệnh tái phát.
Trong trường hợp bị sưng tấy, đau đớn, có thể dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Ngoài ra người bệnh có thể uống nước lá tía tô nấu, cơn đau sẽ giảm rất nhanh.
Chữa bệnh mề đay
Nhờ chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn cao kèm theo các loại vitamin đa dạng như vitamin A, B1, B4, B6, K, C… các khoáng chất (phốt pho, lưu huỳnh, kẽm, sắt,…), lá tia tô có thể hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da như mề đay hiệu quả nhờ tính kháng khuẩn, tiêu viêm và tăng cường hệ miễn dịch.
Trị nôn ói cho phụ nữ mang thai
Sắc 20g tía tô kết hợp với ngải diệp, bạch truật, đương quy, hoài sơn, phục long can (16g mỗi loại). Phòng sâm, cẩu tích, liên nhục, liên kiều, cam thảo (12g mỗi loại). 10g các loại đỗ trọng, sơn trà; sinh khương 3 lát; đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang sẽ giúp an thai, bổ tỳ, hết nôn.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Lưu ý khi sử dụng lá tía tô chữa bệnh
- Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá tía tô;
- Không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng;