Dân gian có nhiều cách chữa mề đay tốt thật đấy các mẹ ạ. Thế mà lâu nay em cấm biết gì, cứ động tí là đưa con đi khám rồi uống thuốc, vừa tốn tiền lại mang thêm nỗi lo uống nhiều thuốc không tốt.

Chả là vừa rồi có dịp cả nhà em về quê chồng chơi 1 tuần, đen thế nào mà thằng cu lớn nhà em lại bị mề đay. Khổ từ bé tới giờ bị không biết bao nhiêu lần rồi, lần nào cũng ngứa gãi rách cả da thịt. Bố mẹ phải đưa đi viện khám với lấy thuốc uống và bôi về mấy ngày mới khỏi được.

Lần này bị khi đang ở quê nên không tiện tới viện khám, đang lo lắng không biết tính làm sao thì mẹ chồng em bảo:

“Tưởng gì, bệnh này thì lo gì, cứ để mẹ đun nước lá cho nó tắm thử xem sao, không phải đi viện đâu. Ở quê ai bị mề đay tắm cũng khỏi hết đấy”.

Nghe thì mừng đấy nhưng nói thật ban đầu em chẳng tin tưởng, làm gì mà có loại lá tắm nào thần kỳ như thế cơ chứ. Vậy mà mẹ chồng em tắm cho cháu 2 ngày thì những nốt tịt mờ hẳn, các vết mề đay không ngứa, thằng bé không phải gãi nhiều như lần trước đây. Thế mới biết không nên coi thường các loại lá tắm dân gian các mẹ ạ. Sau lần này đúng là em được mở mang tầm mắt, vừa rẻ lại hiệu quả, lá tắm lại dễ kiếm nữa chứ. Em chia sẻ 1 vài lá tắm dân gian trị mề đay cực hiệu quả dưới đây để các mẹ cùng tham khảo nhé.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

1. Lá trầu không

Tắm bằng nước lá này sẽ giảm ngứa hiệu quả lắm. Đây là loại lá quen thuộc trong đời sống, thường được dùng để chữa rất nhiều bệnh như: viêm da cơ địa, mề đay, nấm chân tay…

Nước lá trầu không mà đi vào cơ thể sẽ giúp kháng khuẩn và thải độc tố cực tốt. Ngoài ra các chất như: Tinh dầu, vitamin, tannin…còn có tác dụng trong việc ức chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn, làm lành vết thương trên da.

2. Nước lá rau sam

Rau sam vị chua, tính hàn, không độc, có chứa kháng sinh tự nhiên, tác dụng: Giải độc, kháng khuẩn, tiêu viêm. Rau sam còn chứa rất nhiều khoáng chất, và vitamin có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra rau sam còn chứa nhiều chất oxi hóa Flavonoid, Phytoestrogen, Acid xitric, Acid malic có lợi cho sức khỏe, rất thích hợp trong việc chữa mẩn ngứa, mề đay.

3. Lá tía tô

Đây là loại cây rất phổ biến, hầu hết ai cũng biết, và ở quê thì nhà ai cũng có. Ngoài công dụng ăn sống thì nó còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh lý về da trong đó có mề đay, mẩn ngứa.

4. Lá ổi

Chiết xuất lá ổi có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của Staphylococcus aureus – 1 trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về da. Ngoài ra lá ổi còn chứ tinh dầu dễ bay hơi Eugenol, có tác dụng kháng khuẩn, cải thiện cấu trúc da, xoa dịu cơn ngứa ngáy, sưng rát, tiêu mụn nước.

5. Cây sài đất

Cây sài đất cũng có tác dụng kháng khuẩn nên được dùng để chữa mề đay hiệu quả, giảm ngay các con ngứa mà không cần dùng thuốc kháng sinh. Đồng thời còn cây này còn được trị mụn nhọt và chống lở loét hiệu quả.

6. Cây kim ngân hoa

Kim ngân hoa có vị đắng, tính hàn, không có độc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thu liễm, lợi tiều, tiêu viêm. Thành phần dược lý trong cây kim ngân có công dụng ức chế các loại vi khuẩn ngoài da như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, các loại nấm ngoài da. Chính vì thế, việc tắm nước cây kim ngân hoa có thể xoa dịu được các cơn ngứa do bệnh mề đay.

7. Lá hẹ

Trong lá hẹ có chất kháng sinh mạnh như: allcin, odorin, sulfit. Các chất này có tác dụng giảm dị ứng da, giảm nhiễm khuẩn, giảm đau do viêm loét, trị mẩn ngứa, nổi mề đay.

8. Cây chó đẻ (diệp hạ châu)

Cây có vị ngọt hơi đắng, tính mát, tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về gan và các bệnh ngoài da. Với những dược tính tốt như vậy nên cây chó đẻ được dùng để trị chứng nổi mề đay rất hiệu quả.

9. Lá chè xanh

Chè xanh ngoài dùng để uống thì còn dùng để nấu  nước tắm chữa mề đay được nhiều người ưa dùng

Y học hiện đại đã chỉ ra, trong lá chè xanh chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể và có khả năng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh mề đay: như tinh dầu, flavonoid, tanin và nhiều acid amin khác. Các thành phần hoạt chất này có khả năng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt thích hợp sử dụng để điều trị các bệnh lý về da liễu. Ngoài ra, thành phần hoạt chất EGCG bên trong lá chè là chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại và cải thiện sức khỏe của làn da.

10. Lá kinh giới

Theo Đông y, kinh giới là loại dược liệu có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Vì vậy, chúng được rất nhiều người tận dụng để điều trị bệnh mề đay, giúp làm giảm nhanh cơn ngứa ngáy do bệnh gây ra.

Ngoài ra, trong lá kinh giới còn chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất rất dồi dào, có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể và khả năng chống lại các tác nhân có hại gây bệnh.

11. Lá khế

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Lá khế là một trong những loại lá có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mề đay trên da rất hiệu quả. Theo y học cổ truyền, lá khế là loại dược liệu có vị chát thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về da liễu nhằm đẩy lùi các triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy và lở loét trên da.

Thành phần hoạt chất bên trong lá khế đi qua da sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn ngứa ngáy nhanh chóng. Với khả năng kháng khuẩn tốt, loại lá này còn có tác dụng ức chế và ngăn chặn sử phát triển của các loại vi khuẩn gây hại trên da.

12. Lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ là loại cây phân bố ở rất khắp nơi trên cả nước, thường được tận dụng để làm thuốc điều trị rất nhiều loại bệnh khác nhau. Theo y học cổ truyền, đơn đỏ là loại dược liệu có tính mát và vị đắng, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm nên được sử dụng trong các bài thuốc điều trị một số bệnh lý như nổi mề đay, mụn nhọt, dị ứng da, mẩn ngứa,…

Y học hiện đại cũng đã chỉ ra, lá đơn đỏ có chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm mạnh như flavonoid, tanin, saponin,… Các hoạt chất này khi đi qua da sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn ngứa ngáy khó chịu, ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng và giúp da trở nên đều màu hơn.

Nấu nước lá đơn đỏ tắm để chữa mề đay là phương pháp được rất nhiều người biết đến và áp dụng tại nhà. Thành phần hoạt chất bên trong loại dược liệu này sẽ có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

13. Tắm nước lá ngải cứu

Ngải cứu là loại cây mọc hoang dại khắp các vùng miền trên cả nước, chúng chứa rất nhiều tinh dầu có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Theo y học cổ truyền, ngải cứu là loại dược liệu có tính ấm khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng giải độc, tán phong và hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau.

Y học hiện đại cũng đã chỉ, ra bên trong lá ngải cứu có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất như flavonoid, adenin, artabsin,…. Những chất này có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt, thích hợp sử dụng để điều trị mề đay giúp đẩy lùi nhanh chóng cơn ngứa ngáy khó chịu do bệnh gây ra.

Dùng lá ngải cứu nấu nước tắm chữa mề đay là phương pháp rất đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, loại dược liệu này có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người, vì vậy bạn cần phải thử trên vùng da nhỏ trước khi tắm để đảm bảo an toàn.

14. Lá cây cỏ sữa

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cỏ sữa là một loại cây bụi thường mọc hoang dại ở những vùng đất đá. Theo Đông y, dược liệu có vị hơi chua và tính hàn, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm và tăng cường lưu thông máu. Sử dụng cỏ sữa nấu nước tắm chữa mề đay là phương pháp rất lành tính và hiệu quả. Thành phần hoạt chất bên trong cỏ sữa như phenolic, alcaloit, quercetin,…hòa tan vào trong nước, khi sử dụng để tắm sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy do mề đay gây ra và giúp da trở nên đều màu hơn.

Nguồn tổng hợp