Với những người bận rộn có thể lựa chọn loại bánh mì lành mạnh để bổ sung năng lượng, lại không lo béo.

Bánh mì là loại đồ ăn rất quen thuộc, nhưng đối với những người ăn kiêng, bánh mì là kẻ thù lớn nhất. Tuy nhiên, có một số loại bánh mì lành mạnh không chỉ ngon, lại còn không lo bị béo.

Ăn bánh mì lành mạnh không lo béo.

Ăn bánh mì lành mạnh không lo béo. Ảnh minh họa

Những ai đang lo bị tăng cân, e dè không dám ăn bánh mì, thì có thể tham khảo các loại bánh mì sau đây để bổ sung năng lượng, đem lại hiệu quả cho quá trình giảm cân cho bản thân.

Vì sao nên ăn bánh mì lành mạnh?

Trong bánh mì thường chứa nhiều carbohydrate, nên chúng thường được coi là món ăn phá hoại mục tiêu giảm cân và làm tăng lượng calo hàng ngày của bạn.

Cũng vì vậy mà những người thừa cân béo phì, đang muốn giảm cân hoặc ăn kiêng, thì rất e dè không dám sử dụng bánh mì cho bữa ăn của mình mỗi khi bận rộn, không có thời gian nấu cơm cháo.

Thế nhưng nếu bạn lựa chọn các loại bánh mì lành mạnh được làm từ các loại hạt hay nguyên liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe, sẽ không lo bị béo mà còn giúp bổ sung năng lượng, dinh dưỡng cho có thể.

Bạn có thể ăn bánh mì lành mạnh kèm trứng, rau, các loại hải sản như tôm, cá hoặc các món ăn lành mạnh khác. Chỉ cần 2 lát bánh mì trong bữa sáng hoặc bữa ăn khác trong ngày cũng khiến bạn no lâu hơn.

Bánh mì lành mạnh chứa nhiều chất xơ tốt cho tiêu hóa.

Bánh mì lành mạnh chứa nhiều chất xơ tốt cho tiêu hóa. Ảnh minh họa

Vậy nên với những ai đang vân vân không biết ăn sáng món gì, thì có thể lựa chọn bánh mì lành mạnh để giúp bổ sung năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả, lại không sợ béo.

>> Bài đang được đọc nhiều: 5 loại bánh sandwich lành mạnh, vừa ngon lại tốt cho sức khỏe

5 loại bánh mì lành mạnh, bổ dưỡng lại không sợ béo

Bạn có thể lựa chọn các loại bánh mì lành mạnh dưới đây cho bữa sáng, bữa trưa, bữa tối hoặc cho bữa ăn vặt đều rất ngon, lại không lo tăng cân.

1. Bánh mì nguyên cám

Bánh mì nguyên cám được làm từ 100% hạt lúa mì bao gồm mầm hạt, cám và nội nhũ. Bánh mì nguyên cám có màu nâu sẫm, cứng, giòn và mang hương vị đậm đà thơm ngon.

Đây là loại bánh mì lành mạnh chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất và chất béo,... đặc biệt bánh mì nguyên cám có nhiều chất xơ sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa và có thể hỗ trợ chị e, giảm cân hiệu quả.

2. Bánh mì ngũ cốc

Loại bánh mì lành mạnh này có màu nâu sậm, được làm từ các loại ngũ cốc nguyên cám. Bánh mì ngũ cốc rất bổ dưỡng, có khả năng cung cấp năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Bánh mì ngũ cốc chứa hàm lượng carbohydrates chiếm từ 45-65% lượng calo hàng ngày mà cơ thể chúng ta cần tới.

3. Bánh mì hạt lanh

Thành phần chủ yếu của bánh mì hạt lanh là từ bột ngũ cốc nguyên hạt và hạt lanh. Đây được xem là một trong những loại bánh mì lành mạnh có vỏ ngoài màu nâu đỏ, bên trong bông xốp mềm mại, có thể tỏa mùi thơm đặc trưng.

Điều này là nhờ trong hạt lanh có chứa axit alpha-linolenic, đây là một loại axit béo omega-3 thực vật giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Trong hạt lanh còn chứa các hợp chất lignans chống oxi hóa hiệu quả, giúp phòng ngừa ung thư.

Ngoài ra hạt lanh chứa nhiều vi lượng như: kali, selen, mangan… lại giàu chất xơ, ít tinh bột, rất thích hợp cho chị em nào đang ăn kiêng theo chế độ giảm đường và tinh bột.

4. Bánh mì yến mạch

Loại bánh mì lành mạnh này được làm từ sự kết hợp của yến mạch với bột mì nguyên cám, men, muối và nước.

Bánh mì lành mạnh được kết hợp từ yến mạch và bột mì nguyên cám.

Bánh mì lành mạnh được kết hợp từ yến mạch và bột mì nguyên cám. Ảnh minh họa

Điều này là nhờ yến mạch nổi tiếng có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe. Trong yến mạch chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng có lợi như: magie, sắt, kẽm và vitamin B1 (thiamine).

Hàm lượng chất xơ trong yến mạch được gọi là beta-glucan, chất này có khả năng giúp giảm mức cholesterol, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm huyết áp cao.

Nhờ vậy mà bánh mì yến mạch sẽ là một sự lựa chọn lành mạnh cho bữa ăn hàng ngày cho bạn.

5. Bánh mì bột chua

Loại bánh mì này được tạo ra từ quá trình lên men, dựa vào nấm men và vi khuẩn tự nhiên để giúp cho bánh mì lên men.

Nhờ có quá trình lên men này mà có thể làm giảm số lượng phytat, (hay còn gọi là axit phytic), chúng có thể liên kết với một số khoáng chất và giúp giảm khả năng hấp thụ của chúng.

Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình lên men bột chua có thể giúp làm giảm hàm lượng phytate hơn 50% so với việc sử dụng các loại men thông thường.

Ăn bánh mì bột chua cũng sữ dễ tiêu hóa hơn so với các loại bánh mì khác. Điều này có thể do chất prebiotics và probiotics được tạo ra trong quá trình lên men.

Ngoài ra, bánh mì bột chua cũng được xem là có chỉ số đường huyết (GI) thấp, đây là một thước đo tác động của thực phẩm đối với lượng đường trong máu.

>> Bài viết nên đọc: 5 loại bánh tốt cho sức khoẻ, vừa ngon lại không béo

Vậy nên nếu bạn thường xuyên chọn bánh mì trong bữa ăn của gia đình mình, thì có thể chọn 5 loại bánh mì lạnh mạnh ở trên đây để ăn. Vừa có thể giúp bạn hoàn thành bữa ăn đủ dinh dưỡng, lại không lo bị tăng cân.

Các link bài tham khảo thêm:

Cách làm món ăn nhẹ lành mạnh tốt cho sức khỏe, không lo bệnh tật

5 loại sinh tố lành mạnh cho bữa sáng, giúp chị em khỏe đẹp hơn tuổi