Mẹo trị trào ngược dạ dày thực quản tại nhà đã được nhiều người áp dụng, giúp cải triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Rất nhiều người bị trào ngược dạ dày thực quản cảm thấy khó chịu, mệt mỏi vô cùng vì chữa mãi không khỏi, bệnh lại tái đi tái lại ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống thường ngày và sức khỏe người bệnh.

Rất nhiều người bị trào ngược dạ dày thực quản

Rất nhiều người bị trào ngược dạ dày thực quản. Ảnh minh họa

Người bệnh hoàn toàn có thể giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, đồng thời có khả năng đẩy lùi bệnh bằng cách áp dụng những mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản dưới đây.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

Một người bị trào ngược dạ dày thực quản thường chịu ảnh hưởng từ nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau. Vì thế, cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để xử lý thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn.

Các nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

1. Do tổn thương tại dạ dày và nhiễm vi khuẩn HP

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể do các vấn đề ở dạ dày như viêm loét, hẹp môn vị hoặc nhiễm vi khuẩn HP... gây tình trạng dư thừa acid, ứ trệ thức ăn, từ đó dẫn đến việc dịch vị và thức ăn từ dạ dày phải đẩy ngược lên thực quản để giảm bớt áp lực cho dạ dày.

2. Do yếu tố tâm lý

Trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể do mất ngủ kéo dài, mệt mói, stress gây ra các kích thích thần kinh tới thực quản và dạ dày, từ đó sinh ra chứng trào ngược.

3. Do thoát vị hoành

Khi bạn bị thoát vị hoành, một phần của dạ dày nhô lên khoang lồng ngực. Như vậy lúc này, cơ thắt dưới thực quản không nằm cùng mức với cơ hoành, vì vậy dễ xảy ra chứng trào ngược dạ dày thực quản.

4. Do suy cơ thắt dưới thực quản

Cơ thắt thực quản làm nhiệm vụ ngăn thức ăn và dịch vị dạ dày để không bị đẩy ngược lên trên. Vậy nhưng, khi gặp các rối loạn nhu động do thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia, đồ uống có nhiều cafein, khiến cho khả năng co giãn của cơ dưới thực quản sẽ bị suy giảm.

Trị trào ngược dạ dày thực quản bằng nghệ và mật ong

Trị trào ngược dạ dày thực quản bằng nghệ và mật ong. Ảnh minh họa

5. Tốc độ tháo rỗng dạ dày chậm

Một số bệnh mạn tính hoặc hội chứng có thể gây ra tình trạng rối loạn nhu động, làm chậm tốc độ tháo rỗng dạ dày. Một khi thức ăn bị ứ trệ lâu trong dạ dày, sẽ dễ dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

>> Bài viết được nhiều người quan tâm: Nhận biết hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà

Để bệnh mau khỏi và không tái phát, người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể áp dụng các mẹo tại nhà sau để bệnh thuyên giảm, bớt khó chịu:

1. Trị trào ngược dạ dày thực quản bằng nghệ + mật ong

Tinh chất curcumin cao trong nghệ hoạt động như một chất kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Nó có thể giúp giảm viêm loét dạ dày, thực quản do acid.

Ngoài ra, nó còn có khả năng trung hòa acid dạ dày và thúc đẩy phục hồi tổn thương thực quản, từ đó giúp triệu chứng trào ngược dạ dày được đẩy lùi.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, mật ong không chỉ tốt cho sức khỏe, nó còn có tác dụng cân bằng nồng độ PH trong dịch vị, làm giảm sản xuất axit và cho giúp dạ dày của bạn dễ dàng tiêu hóa cũng như hấp thu chất dinh dưỡng.

Nguyên liệu gồm:

  • 3 thìa bột nghệ
  • 1 thìa mật ong
  • 100ml nước ấm

Thực hiện:

Cho nghệ và mật ong vào nước, khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện trong nước rồi uống. Người bệnh uống đều đặn hỗn hợp này ngày 3 lần trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, sẽ thấy triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản được cải thiện.

2. Trị trào ngược dạ dày thực quản bằng trà hoa cúc

Trà hoa cúc có thể đem lại nhiều dinh dưỡng nhờ chứa thành phần có chứa tinh dầu apigenin, bisabolol. Các tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, giúp chống viêm, dị ứng và có khả năng tái tạo da non…

Trị trào ngược dạ dày thực quản bằng trà hoa cúc

Trị trào ngược dạ dày thực quản bằng trà hoa cúc. Ảnh minh họa

Ngoài ra, trà hoa cúc còn giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, ợ chua và trào ngược dạ dày. Nhờ vậy, sử dụng trà hoa cúc là cách trị trào ngược dạ dày hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm hoa cúc tươi đem phơi khô nếu bạn có sẵn, hoặc không có thể mua sẵn các sản phẩm trà hoa cúc khô đóng gói sẵn.
  • Cho hoa cúc vào ấm hãm cùng nước sôi khoảng 15 phút.
  • Khi trà vừa đủ nguội, uống nhâm nhi trước khi đi ngủ.

3. Trị trào ngược dạ dày thực quản bằng trà gừng

Gừng là loại gia vị có tác dụng tốt với người bệnh dạ dày nói chung và người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản nói chung. Gừng có tính ấm, có tác dụng xoa dịu những đau đớn, khó chịu ở vùng thượng vị do viêm loét dạ dày và trào ngược acid gây ra.

Ngoài ra, gừng còn giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn, nhờ vậy mà chứng trào ngược và tình trạng đầy bụng, buồn nôn cũng được cải thiện.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nhánh gừng nhỏ đem rửa sạch và băm thật nhỏ.
  • Cho gừng vào đun trong nồi nước nhỏ cùng 300ml nước trong khoảng 10 phút.
  • Lấy nước này uống, chia ra uống trước mỗi bữa ăn.
  • Nước gừng uống khi ấm là tốt nhất, do vậy bạn không nên trữ lạnh hoặc nấu quá nhiều một lần.

>> Bài viết nên xem: Trào ngược dạ dày: Những nguyên nhân và triệu chứng thường gặp

Ngoài ra, chứng trào ngược dạ dày thực quản không chỉ xảy ra sau bữa ăn mà cả khi ngủ. Vậy nên, bạn có thể giảm chứng trào ngược dạ dày thực quản khi ngủ bằng cách nâng cao đầu bằng gối mềm sẽ có hiệu quả.

Link bài xem thêm:

Cách đơn giản chữa dứt chứng trào ngược dạ dày, không lo bệnh biến chứng sang ung thư thực quản

5 tư thế kéo giãn trước khi ngủ chữa trào ngược dạ dày, khó tiêu: Đêm ngủ ngon không còn trằn trọc