Nhiều người được chẩn đoán bị nhiễm vi khuẩn HP đã rất lo lắng vì đây loại vi khuẩn có thể gây nhiều bệnh về đường tiêu hóa.

Ngay từ năm 1983, các học giả người Úc J. Robin Warren và Barry J. Marshall đã phát hiện vi khuẩn này có liên quan đến bệnh viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày tá tràng và thậm chí cả K dạ dày.

Bởi vi khuẩn này ưa thích môi trường axit của dạ dày, vì vậy nó có tỷ lệ lây nhiễm cực kỳ cao và cũng có thể gây ra nhiều loại bệnh.

Theo chuyên gia thì HP chủ yếu lây truyền theo đường ‘truyền miệng’, và có thể gây lây nhiễm cho cả nhà khi ăn uống chung. Vậy làm thế nào để biết mình nhiễm vi khuẩn HP?

Sau khi đọc thông tin trên báo, mình đã có câu trả lời rồi, giờ mình chia sẻ để mọi người tham khảo, để ý xem bản thân có biểu hiện tương tự thì đi khám sớm và có biện pháp để tránh lây cho những người khác nha.

Dưới đây là 5 biểu hiện cho thấy cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP, cần đi khám sớm:

hình ảnh

Vi khuẩn HP có thể gây K dạ dày. Ảnh minh họa/Nguồn: Dân trí

Biểu hiện đầu tiên: Ợ chua lặp đi lặp lại

Sau khi cơ thể nhiễm vi khuẩn HP cũng sẽ dẫn đến việc tiết quá nhiều axit dịch vị, ảnh hưởng xấu đến chức năng bình thường của dạ dày.

Và khi số lượng vi khuẩn tăng lên, quá trình tiết axit dịch vị cũng sẽ tăng, lúc này người bệnh sẽ gặp triệu chứng ợ chua lặp đi lặp lại.

Nhất là là sau khi ngủ dậy, cảm giác này càng rõ ràng, nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên trong thời gian gần đây thì mọi người cần cẩn trọng.

Biểu hiện thứ 2: Đi tiêu không ngừng và ói

Mọi người có thể nhiễm độc tố khi ăn phải đồ không vệ sinh, gây ra tình trạng đi tiêu không ngừng và ói.

Thế nhưng nếu nguồn thực phẩm đảm bảo, cơ thể bạn đột nhiên có dấu hiệu ói cũng như đi ngoài không ngừng, đó có thể là dấu hiệu cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP.

Biểu hiện thứ 3: Giảm cảm giác thèm ăn

Lý do khiến nhiều người chán ăn khi nhiễm vi khuẩn HP, là vì sau khi ăn xong, các vi khuẩn này sẽ ăn hết chất dinh dưỡng hoặc thức ăn còn sót lại trong bữa ăn, khiến người bệnh cảm thấy muốn ói và ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn.

Biểu hiện thứ 4: Hôi miệng

Bình thường triệu chứng hôi miệng sẽ giảm sau một thời gian, nhưng nếu cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP, tình trạng hôi miệng này lâu ngày sẽ không hết.

Lý do là vì khi vi khuẩn HP xâm nhập vào dạ dày, đồng thời bộ phận này cũng được kích thích sản sinh ra một chất có tên là urease.

Chất này sau đó được chuyển hóa và phân hủy trong đường tiêu hóa, từ đó sinh ra khí amoniac, gây ra triệu chứng hôi miệng.

Biểu hiện thứ 5: Đau bụng

Nếu vi khuẩn HP xâm nhập vào dạ dày sẽ sinh sôi nảy nở trong môi trường thích hợp gây tổn thương niêm mạc dạ dày, từ đó gây nên hiện tượng trướng bụng và đau bụng.

Thậm chí đôi khi có những triệu chứng bất thường về đường tiêu hóa, và sau khi ăn thì triệu chứng đau bụng rõ rệt hơn.

hình ảnh

Đau bụng là 1 dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP. Ảnh minh họa/Nguồn: toutiao

Vậy vi khuẩn HP có thể lây qua những con đường nào? 4 con đường lây nhiễm vi khuẩn HP như sau:

- Lây qua đường miệng - miệng: Vi khuẩn HP được tìm thấy trong khoang miệng, nước bọt, cao răng của người bệnh.

Vì vậy, chúng được lây truyền từ người này qua người khác khi dùng chung chén đũa, muỗng, bàn chải đánh răng, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con.

- Lây qua đường dạ dày - miệng: Người có vi khuẩn HP trong dạ dày, khi bị ợ chua hoặc trào ngược có thể đẩy vi khuẩn lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.

- Lây qua đường chất thải - miệng: Vi khuẩn H.P được đào thải qua chất thải của người bệnh.

Vì vậy nó có thể lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn, hoặc có thể nhiễm qua trung gian của côn trùng như ruồi, chuột, gián...

- Lây qua đường dạ dày - dạ dày: Cụ thể là có thể lây nhiễm trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế.

Khi nội soi dạ dày cho người bệnh có vi khuẩn H.P, nếu đầu dò không được vệ sinh đủ sạch, vi khuẩn H.P sẽ lây nhiễm sang người lành.

Trên đây là những thông tin đã được báo chí chia sẻ, mọi người xem gần đây mình có biểu hiện nào như vậy thì đi khám bác sĩ sớm nha.

Nguồn: Tổng hợp