Bệnh vảy nến không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Vậy bệnh này có chữa khỏi không?

Bệnh vảy nến là căn bệnh ngoài da không quá phổ biến. Tới nay, chỉ có khoảng 2 - 3% dân số thế giới bị bệnh này. Nó không nguy hiểm gì tới tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mỹ nếu mắc phải.

bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến không phải bệnh uy hiếp đến tính mạng. Ảnh minh họa

Khi bị bệnh này, nhiều người bày tỏ sự lo lắng rằng không biết chữa có khỏi dứt điểm được không. Bởi, nếu nó cứ tái đi tái lại mãi thì ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống hàng ngày. 

Bệnh vảy nến: Khái niệm, phân loại

Bệnh vảy nến được phân thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những đặc thù riêng. Vì vậy, người bệnh có thể tùy vào chủng loại mà mình mắc để điều trị thích hợp. 

1. Bệnh vảy nến là gì?

Cũng giống như bệnh nấm da, vảy nến là căn bệnh da liễu gây ra những mảng da đỏ, ngứa ngáy, có vảy. Nó có thể xuất hiện ở vùng da đầu gối, khuỷu tay, thân mình và da đầu. Đây là bệnh lý mạn tính và rất dễ tái phát. Vì vậy, nó khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. 

Bệnh thường bùng phát theo đợt. Mỗi đợt, triệu chứng kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Sau đó, tình trạng sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Đôi khi, nó không có biểu hiện trong suốt thời gian dài nhưng cũng có lúc bùng phát lại rất nhanh.

2. Phân loại bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến được phân thành nhiều loại. Mỗi loại sẽ gây ra triệu chứng điển hình khác biệt. Vì vậy, bạn cần xác định rõ mình mắc bệnh ở loại nào.

các loại bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến được chia thành nhiều loại. Ảnh minh họa

Cụ thể:

  • Vảy nến thể mảng: Đây là dạng mà hầu hết người bệnh gặp phải. Khi bị bệnh, các mảng da sẽ khô sần, đỏ do tổn thương và có vảy bạc. Chúng gây ngứa ngáy và đau đớn ở những vùng da bị bệnh. Trong đó, các vùng da ở khuỷu tay, đầu gối, lưng dưới và da đầu là bị ảnh hưởng nhiều nhất.
  • Vảy nến thể giọt: Dạng này có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh thường do bị nhiễm khuẩn, tiêu biểu nhất là viêm họng do liên cầu khuẩn. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện những tổn thương nhỏ ở dạng hình giọt, có vảy trên da. Nó thường xuất hiện tại thân mình, cánh tay và chân.
  • Vảy nến đảo ngược: Tình trạng này xảy ra tại các nếp gấp vùng háng, mông hay ngực của người bệnh. Các vùng da sẽ có biểu hiện đỏ ửng, nếu bị ma sát hoặc đổ mồ hôi thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn.
  • Vảy nến móng: Loại này có thể gây ra những thay đổi trên móng tay, móng chân. Dấu hiệu từ móng tay, móng chân điển hình là lõm hoặc tạo ra các đường rãnh ở móng. Từ đó, khiến móng bị biến dạng, đổi màu. Đây cũng là nguyên nhân khiến móng tay, móng chân của người bệnh trở nên lỏng lẻo và dễ bị tách ra.
  • Vảy nến thể mủ: Đây là trường hợp khá hiếm gặp. Khi mắc loại này, bệnh nhân sẽ xuất hiện các tổn thương mụn mủ rõ ràng. Nó thường xảy ra ở mảng rộng hoặc tại khu vực nhỏ hơn như lòng bàn tay, lòng bàn chân...
  • Vảy nến dạng đỏ toàn thân: Dạng này là hiếm gặp nhất. Vảy nến có thể xuất hiện ở toàn bộ vùng da trên cơ thể. Nó gây ra tình trạng phát ban đỏ, bong tróc da, ngứa ngáy, nóng rát dữ dội.
  • Viêm khớp vảy nến: Khi mắc bệnh ở dạng này, bệnh nhân sẽ bị sưng, đau khớp và có các dấu hiệu điển hình của viêm khớp. Nếu không điều trị sớm, người bệnh sẽ bị cứng khớp và gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở các khớp.

Tin liên quan: Kiêng hẳn thịt và sữa, nữ tiếp viên hàng không đã thoát khỏi bệnh vẩy nến sau bao năm khổ sở

Bệnh vảy nến có thể chữa khỏi được không? Làm sao để phòng?

Khi bị bệnh vảy nến, hầu như người bệnh nào cũng thắc mắc về vấn đề có chữa khỏi dứt điểm được bệnh này không. Phải làm thế nào để thoát khỏi nó.

1. Bệnh vảy nến chữa khỏi không?

Vảy nến là căn bệnh mạn tính. Hiện chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh. Các bác sĩ cũng sẽ tiến hành điều trị với mục tiêu kiểm soát bệnh và ngăn ngừa, hạn chế tới mức tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Bệnh vảy nến chữa khỏi không

Khi bị bệnh, cần điều trị sớm. Ảnh minh họa

Cớ nhiều cách để điều trị bệnh này. Tuy nhiên, mỗi người sẽ được các bác sĩ kê đơn và cho áp dụng cách khác nhau. Nó còn tùy thuộc vào độ tuổi, dạng bệnh mà bạn mắc, vị trí thương tổn... Vì vậy, bạn nên tìm tới các bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

Những loại thuốc hay được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến bao gồm:

  • Thuốc bôi tại chỗ có chứa corticosteroid, retnoid, axit salicylic, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin. Những loại này hay được dùng trong trường hợp bệnh nhẹ. 
  • Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc đường toàn thân như methotrexate, cyclosporin, vitamin A hay các thuốc sinh học. Đây là những thứ mà bác sĩ sẽ chỉ định, bạn cần tuân theo liệu trình, không tự ý sử dụng.

2. Cách phòng ngừa

Để hạn chế bệnh này, chúng ta nên để ý tới lối sống cũng như thói quen sinh hoạt. Đây là những yếu tố vô cùng quan trọng.

Cụ thể, bạn nên:

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, nhất là trong những khung giờ có nhiều tia UV.
  • Giữ gìn thân thể sạch sẽ, chăm sóc da cẩn thận, không để da khô và bị tổn thương.
  • Thường xuyên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm để cấp ẩm cho da.
  • Đi khám da liễu định kỳ để có thể phát hiện sớm tình trạng nhiễm khuẩn da, mụn mủ. Đặc biệt, nếu nổi mụn mủ mà kèm sốt, đau nhức hay sưng tấy thì cần đi gặp bác sĩ ngay.
  • Giữ trạng thái tinh thần ổn định, không lo âu quá mức, tránh trầm cảm.
  • Tránh xa rượu bia và các chất kích thích.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, nên ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic và omega-3.

Tin liên quan: Cách dùng lá trà xanh trị bệnh vảy nến hiệu quả: Đun nước tắm mỗi ngày là hết ngứa ngáy, bong vảy

Trên đây là những thông tin liên quan tới vấn đề bệnh vảy nến chữa khỏi không mà rất nhiều người quan tâm. Hy vọng rằng nó sẽ ít nhiều giúp ích được cho bạn nhé.

Xem thêm:

8 bệnh không gây c.hết người nhưng cũng không thể khỏi, đã mắc là xác định sống chung cả đời

Chỉ 1 nắm lá lốt, trị dứt điểm bệnh vảy nến, da hết sần mảng ngứa ngáy