Dấu hiệu trẻ mọc răng là tín hiệu cho hay mẹ sắp phải đối đầu với không ít phiền hà, đặc biệt là những cơn sốt bất chợt.

tìm hiểu trước các dấu hiệu trẻ mọc răng

Tìm hiểu trước các dấu hiệu trẻ mọc răng dễ nhận biết cũng như cách chăm sóc tại nhà

Mọc răng là một trong những dấu mốc quan trọng và thú vị đối với sự phát triển của trẻ. Thế nhưng, trong giai đoạn mọc răng này, trẻ sẽ cảm thấy không mấy dễ chịu vài ngày, có thể có tăng thân nhiệt nhẹ nên hay quấy khóc, mè nheo khiến phụ huynh vừa mệt vừa lo. Vậy nên, việc bố mẹ cần làm lúc này là hãy tìm hiểu trước các dấu hiệu trẻ mọc răng dễ nhận biết cũng như cách chăm sóc tại nhà giúp xoa dịu phần nào cơn đau cho con yêu.

6 dấu hiệu trẻ mọc răng điển hình nhất, bố mẹ cần lưu ý

Thông thường đến tháng thứ 6, trẻ bắt đầu có những chiếc răng nhú đầu tiên, đến tháng thứ 24 trẻ đã mọc hoàn thiện răng trên cung hàm. Khi đó, bố mẹ cần quan tâm đến các dấu hiệu trẻ mọc răng để chăm sóc tốt hơn cho con. Dấu hiệu mọc răng ở trẻ khi chiếc răng đầu tiên chuẩn bị mọc là sốt kèm ho nhiều, quấy khóc, biếng ăn,...Trẻ sốt mọc răng thường có 6 triệu chứng cụ thể sau:

1. Chảy nước miếng

Chiếc răng nào sắp mọc cũng khiến bé khó chịu và chảy nước miếng do tuyến nước bọt trong khoang miệng bị kích thích. Nếu kèm sốt, mẹ có thể nghĩ đến việc bé sắp mọc răng.

chảy nước miếng là dấu hiệu trẻ mọc răng

Chảy nước miếng là một trong những dấu hiệu trẻ mọc răng dễ nhận biết

Khi nước dãi chảy ra nhiều ở vùng quanh miệng và cằm sẽ khiến làn da nhạy cảm của bé ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Bố mẹ nên thường xuyên lau sạch nước dãi, bôi một chút kem dưỡng ẩm hoặc kem chống hăm vào cằm cho bé.

2. Nướu tấy đỏ

Từ 3-5 ngày trước khi răng nhú trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú. Nên trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi hoặc bất kỳ đồ vật gì có trong tay vào miệng để cắn.

3. Ho

Ho cũng có thể là dấu hiệu trẻ mọc răng. Khi lượng nước trong miệng bé tiết ra quá nhiều do mọc răng sẽ khiến bé ho nên bố mẹ đừng nhầm lẫn với bệnh cảm cúm.

4. Tiêu chảy

tiêu chảy là dấu hiệu trẻ mọc răng

Tiêu chảy cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ sắp mọc răng nên lưu ý

Tiêu chảy, dân gian gọi là “tướt mọc răng”. Do cơ thể bé dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức đề kháng yếu nên dễ rối loạn tiêu hóa. Thời kỳ này hoặc sớm hơn, trẻ sốt mọc răng và đôi khi kèm đi tiêu phân lỏng, nhão, sệt 3-4 lần/ngày.

5. Khó ngủ

Trẻ mọc răng không chỉ khó chịu ban ngày mà còn khiến bé bứt rứt cả ban đêm. Hay giật mình, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm là không tránh khỏi. Để giúp bé ngừng khóc đêm và ngủ ngon


mẹ nên nhẹ nhàng vỗ về và hát ru để bé ngủ tiếp. 

6. Kéo tai, dùng tay chà vào má


Lợi, tai và má chung đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại nên những chiếc răng sắp nhú gây khó chịu ở vùng tai, má khiến bé hay lấy tay kéo tai và chà vào má. Nhưng nếu thấy dấu hiệu kéo tai không do mọc răng, rất có thể bị nhiễm trùng tai cần khám bác sĩ ngay.

>>>Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu trẻ mọc răng dễ nhận biết chính xác nhất

Cách giúp làm dịu cơn đau khi thấy dấu hiệu trẻ mọc răng

Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm, gel bôi lợi hỗ trợ giảm đau cho trẻ mọc răng. Hoặc có thể đưa thứ gì mát để bé cắn cũng là cách làm dịu cơn đau. Bố mẹ có thể:

Cho bé nhai một loại thức ăn không ngọt như củ quả để trong ngăn mát tủ lạnh. Dưa chuột hoặc vài lát chuối chín được làm mát cũng được;

Cho ngậm vòng ngậm dành cho bé mọc răng. Tránh dùng vòng làm bằng silicon vì chứa chất lỏng bên trong có thể bị vỡ, gây nguy hiểm cho bé;

Mẹ có thể chà ngón tay trỏ hoặc một chiếc thìa mát vào chỗ lợi bị đau sẽ làm tê cơn đau tạm thời cho bé;


Hay có thể thử dùng núm vú cao su và cho bé nhai.

dấu hiệu trẻ mọc răng và cách giúp dịu cơn đau

Khi trẻ mọc răng, mẹ có thể chà ngón tay trỏ vào lợi sẽ giảm đau cho bé

Lưu ý, khi đưa rau củ cho bé nhai nên để mắt tới bé, không cho nhai cà rốt sống vì khi có răng, bé sẽ cắn được một mẩu carrot cứng và dễ hóc. Không được thấy con khóc vì đau mà buộc thứ gì đó vào cổ giúp bé giảm cơn đau, hay vòng dây vào núm vú cao su, vòng ngậm mọc răng,...rồi lồng vào cổ bé. Thay vào đó, mẹ có thể cho bé uống nước mát để trong chai. Nếu bé đến tuổi ăn dặm, hãy cho bé ăn táo tây mát hoặc sữa chua.

Với những kiến thức trên, các ông bố bà mẹ đã nắm rõ dấu hiệu trẻ mọc răng để biết cách chăm sóc bé khi mọc răng sao cho đúng. Giai đoạn bé mọc răng có thể là khoảng thời gian khó chịu cho cả Mẹ và Bé. Tuy nhiên, đó là biểu hiện tất yếu trong quá trình phát triển của trẻ nên phụ huynh đừng quá lo lắng. Cứ theo dõi thường xuyên khi bé sắp tới tuổi mọc răng xem có biểu hiện gì bất ổn không rồi tìm cách xử trí hiệu quả nhé.

>>>Xem thêm các bài viết liên quan:

Tất tần tật về chuyện mọc răng của bé: thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc, giảm đau

Trẻ mọc răng mẹ cần lưu ý gì?