Trẻ 3 tháng tuổi bạn có thể quan sát thấy mầm răng của con đã nhú nhưng thường là từ tháng thứ 4 – 7, dấu hiệu mọc răng của trẻ mới rõ ràng, tuy nhiên có trường hợp trẻ mọc răng chậm lúc 1 tuổi.





Qúa trình mọc răng của trẻ



Quá trình mọc răng của trẻ được bắt đầu từ lúc thai nhi. Từ khi còn trong bụng mẹ, những mầm răng của bé đã phát triển làm nền tảng cho những chiếc răng sữa sau này của con. 3 tháng tuổi bạn có thể quan sát thấy mầm răng của con đã nhú nhưng thường là từ tháng thứ 4 – 7, dấu hiệu trẻ mọc răng mới rõ ràng, tuy nhiên có trường hợp trẻ mọc răng chậm lúc 1 tuổi. Một số trường hợp, trẻ khi sinh ra đã có 1 – 2 chiếc răng. Quá trình mọc răng đến khi 3 tuổi, trẻ đã có đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Mẹ có thể tham khảo lịch mọc răng của trẻ bên dưới:



- Tháng 5 – 9: 2 răng cửa giữa hàm dưới



- Tháng 7 – 10: 2 răng cửa hàm trên



- Tháng 7 – 14: 2 răng cửa bên hàm dưới



- Tháng 8 – 12: 2 răng cửa bên hàm trên



- Tháng 12 – 20: 2 răng hàm thứ nhất hàm dưới



- Tháng 14 – 20: 2 răng hàm thứ nhất hàm trên



- Tháng 16 – 20: 2 răng nanh hàm dưới



- Tháng 18 – 24: 2 răng nanh hàm trên



- Tháng 20 – 28: 2 răng hàm thứ hai hàm dưới



- Tháng 24 – 30: 2 răng hàm thứ 2 hàm trên





Dấu hiệu nhận biết bé sắp mọc răng



Dấu hiệu nhận biết mọc răng ở trẻ thường nhận biết là trẻ có cảm giác khó chịu, bỏ ăn kèm theo sốt, ho. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại nhầm lẫn các dấu hiệu này với các bệnh lý của con. Dưới đây là những dấu hiệu trẻ sắp mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, mẹ nên theo dõi và có biện pháp chăm sóc thích hợp cho con nhé.



- Chảy dãi: Khi sắp mọc răng, các tuyến nước dãi trong khoang miệng của bé sẽ được kích thích và chảy nhiều hơn, dấu hiệu này thường thấy trong khoảng 10 tuần đến 4 tháng.



- Bỏ bú, bỏ ăn: Trẻ thường có biểu hiện bỏ bú, chán ăn khi mọc răng vì cơn đau làm bé “sợ” phải tiếp xúc với “ti mẹ”. Đây là tình trạng biếng ăn do sinh lý, vì thế mẹ không phải lo lắng.



- Hay cáu kỉnh: Khi sắp mọc chiếc răng đầu tiên, cơn đau răng và đau lợi có thể làm bé mệt mỏi, khó chịu.



- Trẻ hay quấy khóc: Cơn đau lợi do sắp mọc răng sẽ làm trẻ khó chịu, trẻ thường hay quấy khóc. Tuy nhiên, thời gian sau sẽ dễ chịu hơn.



- Bé hay kéo tai, chà tay vào má: lợi, tai và má co sự tác động qua lại do có cùng một đường dây thần kinh. Do đó, trẻ thường có hành động kéo tai hoặc chà tay vào má. Trẻ hay kéo tai có thể nguyên nhân là do bị nhiễm trùng tai, nếu là nguyên nhân này mẹ nên đưa trẻ đi khám để điều trị.



- Ho: Ho là dấu hiệu thường thấy khi trẻ sắp mọc răng sữa. Nước dãi chảy nhiều có thể làm bé bị nghẹn nên ho. Nếu ho không kèm theo các biểu hiện bất thường khác thì mẹ không cần lo lắng vì đây là dấu hiệu mọc răng.



- Sốt: Bên cạnh ho thì sốt cũng là dấu hiệu trẻ sắp mọc răng. Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém, khi bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên, chức năng của miễn dịch lại càng yếu hơn, dễ dàng bị vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.



-Ngủ không ngon giấc: cơn đau không chỉ gây khó chịu cho trẻ vào ban ngày mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, làm trẻ thức giấc vào buổi đêm.




Trẻ quấy khóc khi mọc răng - Ảnh minh họa



Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng



Khi trẻ sắp hoặc mọc răng sẽ khiến bé khó chịu, hay quấy khóc, bỏ bú, ngoài ra còn kèm theo ho và sốt, do đó nhận biết đúng dấu hiệu trẻ mọc răng để có biện pháp chăm sóc trẻ phù hợp nhất. Dưới đây là cách chăm sóc khi trẻ mọc răng, mẹ có thể áp dụng nhé!



- Cho trẻ nhai núm vú giả nếu bé cảm thấy khó chịu với cơn đau nướu, ngứa nướu



- Khi bé bị sốt, mẹ có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ.



- Bé có biểu hiện bỏ bú, biếng ăn, do đó mẹ nên giảm cữ bú và bữa ăn cho bé, thay vào đó là chia nhỏ lượng thức ăn, lượng sữa cho bé.



- Để giúp bé dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn, mẹ nên chế biến thức ăn dạng mềm, lỏng cho con.



- Với các bé sắp mọc răng có biểu hiện đi ngoài nhiều, mẹ nên bổ sung đủ nước để bù lại phần năng lượng đã mất đi.



- Bố, mẹ nên dành thời gian vui chơi nhiều hơn với con để giúp bé quên đi cảm giác đau.



Trên đây là những dấu hiệu của trẻ mọc răng và quá trình mọc răng của con. Tùy thuộc vào cơ địa của từng bé mà thời gian mọc răng có thể là sớm hoặc muộn. Nhận biết chính xác dấu hiệu mọc răng ở trẻ để có biện pháp chăm sóc hợp lý cho bé nhé mẹ!



Lịch mọc răng và thứ tự mọc răng của trẻ


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/05/P4dKPOrq5k-480x360.jpg