Nhiều chị em quyết định chọn tiêm thuốc tránh thai, nhưng lại chưa biết rõ về mặt lợi cũng như hại của phương pháp này.

Sử dụng phương pháp tránh thai nào vừa tiện lợi, lại an toàn và hiệu quả là băn khoăn của rất nhiều chị em. Sự thật là mỗi người sẽ có một cơ địa, thể chất, sức khỏe hoàn toàn khác nhau, nên việc lựa chọn phương pháp tránh thai sao cho phù hợp cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố riêng biệt. Hiện nay, có rất nhiều chị em chọn lựa phương pháp tiêm thuốc tránh thai để bảo vệ mình. Vậy phương pháp này hoạt động như thế nào và liệu có an toàn hay không?

Tìm hiểu về phương pháp tiêm thuốc tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai là gì?

Thuốc tiêm tránh thai là một dạng thuốc tiêm có chứa progestin, được tiêm vào cơ thể dưới dạng bắp hoặc dưới da (thường ở vị trí mông hoặc tay) trong khoảng 5 ngày sau khi hết kinh. Loại thuốc này có tác dụng tránh thai tạm thời.

có nên tiêm thuốc tránh thai 1

Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp phòng ngừa an toàn, hiệu quả

Mỗi mũi tiêm tránh thai thường có tác dụng trong khoảng từ 12 – 14 tuần. Nói tóm lại, khi chọn lựa phương pháp tránh thai này, cứ 3 tháng chị em sẽ phải đi tiêm lại để đảm bảo được hiệu quả bảo vệ luôn nằm ở mức cao nhất và phòng ngừa tối đa trường hợp mang thai ngoài ý muốn.

Thuốc tiêm tránh thai hoạt động ra sao?

Giống như hormone progesterone, thuốc tiêm tránh thai tác động lên buồng trứng với những tác động bảo vệ, chúng ngăn quá trình trứng trưởng thành và rụng, cũng làm cho niêm mạc tử cung bị teo đi. Nhờ vậy, trứng khó có thể làm tổ thành công.

Bên cạnh đó, loại thuốc này còn có tác dụng ức chế chất nhầy ở khu vực tử cung. Điều này gây ra nhiều khó khăn, cản trở tinh trùng trong quá trình tìm đường lên để gặp được trứng. Toàn bộ những tác động này sẽ ngăn chặn quá trình thụ thai.

có nên tiêm thuốc tránh thai 2

Khá nhiều chị em phụ nữ chọn lựa tiêm thuốc tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai là biện pháp phòng ngừa hiệu quả với tỷ lệ lên đến 96 - 99% nếu áp dụng đúng cách và đều đặn. Điều này có nghĩa là trong 1000 người tiêm thuốc tránh thai, sẽ chỉ có 3 người mang thai ngoài ý muốn.

Những ai không nên tiêm thuốc tránh thai?

Dù là biện pháp tránh thai an toàn, tiện lợi và được nhiều người chọn lựa, nhưng sự thật là không có biện pháp tránh thai nào sẽ phù hợp cho tất cả mọi người. Sử dụng thuốc tiêm tránh thai cũng vậy. Dưới đây là những đối tượng thường không phù hợp để tiêm thuốc tránh thai:

  • Phụ nữ đang mắc các căn bệnh về nội tiết, bị rong kinh không nên tiêm thuốc tránh thai
  • Thiếu nữ dưới 16 tuổi;
  • Phụ nữ đang nghi ngờ mang thai;
  • Phụ nữ đang dùng thuốc điều trị những căn bệnh suy giảm miễn dịch, trầm cảm, tăng huyết áp, động kinh, nhức đầu, tim mạch, lao phổi;
  • Phụ nữ gặp các tác dụng phụ kéo dài sau khi tiêm thuốc tránh thai.

>>>Có thể bạn quan tâm: Lạm dụng tiêm thuốc tránh thai có thực sự tốt hay không?

Lợi và hại khi tiêm thuốc tránh thai

Ưu điểm khi tiêm thuốc tránh thai

Được nhiều chị em tin tưởng chọn lựa nên chắc chắn tiêm thuốc tránh thai là biện pháp sở hữu nhiều ưu điểm. Về điểm cộng, đầu tiên phải nhắc đến việc sử dụng thuốc tiêm tránh thai sẽ vô cùng tiện lợi. Chị em không cần phải đau đầu về vấn đề quên uống thuốc đúng giờ mỗi ngày, lại có hiệu quả cao và mang tới tác dụng lâu dài.

Bên cạnh lợi ích trên, tiêm thuốc tránh thai còn có nhiều ưu điểm khác như:

có nên tiêm thuốc tránh thai 3

Thuốc tiêm tránh thai có nhiều ưu điểm

  • Không ảnh hưởng đến việc cho con bú, phụ nữ sau sinh, đang cho con bú có thể sử dụng biện pháp này mà không cần lo ngại chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa;
  • Không ảnh hưởng tới ý định mang thai. Trường hợp, nếu đang tiêm thuốc tránh thai và muốn sinh con, chị em chỉ cần dừng thuốc;
  • Hiệu quả bảo vệ cao, tác dụng ngừa thai lên đến 96 – 99%;
  • Không gây rối loạn huyết áp, phù nề, ảnh hưởng hệ miễn dịch hoặc tương tác với các loại thuốc khác.

Những tác dụng phụ có thể gặp phải

Lợi ích khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai hoàn toàn không thể phủ nhận. Nhưng cũng giống như những phương pháp khác, thuốc tiêm tránh thai cũng có thể mang tới nhiều mặt hại hoặc tác dụng phụ buộc phải chấp nhận.

  • Bất thường về kinh nguyệt: Khi tiêm thuốc tránh thai, một số chị em có thể gặp phải những bất thường liên quan đến chu kỳ của mình, cụ thể đó là mất kinh hoặc rong huyết, băng kinh. Tình trạng này phát xuất từ sự thay đổi hormone trong cơ thể. Nếu cơ thể thích ứng tốt với thuốc, chu kỳ sẽ nhanh chóng trở lại như bình thường sau một khoảng thời gian nên chị em cũng không cần quá lo lắng;
  • Loãng xương: Nếu sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai trong một khoảng thời gian dài, thường là trên 2 năm, chị em có nguy cơ sẽ phải đối diện với tình trạng bị loãng xương. Đây là tình trạng loãng xương tạm thời, càng dùng nhiều thuốc nguy cơ loãng xương càng cao;
  • Tăng cân mất kiểm soát: Không ít chị em phụ nữ gặp vấn đề về cân nặng của mình sau khi sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai. Đa phần sẽ bị tăng cân mất kiểm soát, con số này có thể lên đến 5% cân nặng chỉ trong vòng nửa năm;
  • Các vấn đề thường gặp khác: Ngoài những vấn đề trên, chị em khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai còn có thể gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt, căng thẳng, nổi mụn, tóc rụng nhiều,… Các triệu chứng này thường phát xuất từ việc hormone trong cơ thể bị thay đổi khi dùng thuốc. Chúng cũng sẽ dần biến mất nếu cơ thể chị em quen dần với việc dùng thuốc tiêm tránh thai sau một khoảng thời gian.

có nên tiêm thuốc tránh thai 4

Tiêm thuốc tránh thai có thể gây tăng cân quá mức

Tiêm thuốc tránh thai tuy là biện pháp phòng ngừa hiệu quả, tiện lợi được nhiều người ưa chuộng nhưng có một sự thật là không phải ai cũng sẽ phù hợp với biện pháp này. Để biết được chính xác mình có thể sử dụng thuốc tiêm tránh thai hay không, tốt nhất chị em nên đến bệnh viện thăm khám để được các bác sĩ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho mình.

Nói tóm lại, chị em hãy tìm hiểu kỹ càng về thông tin và hỏi trực tiếp ý kiến của người có chuyên môn trước khi quyết định chọn tiêm thuốc tránh thai để phòng ngừa trong thời gian dài nhé.

Xem thêm bài viết tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/contraception/contraceptive-injection/

https://www.brook.org.uk/your-life/contraceptive-injection/

https://www.healthdirect.gov.au/contraceptive-injection

Xem thêm bài viết liên quan:

Tránh thai bằng thuốc tiêm và cấy que dưới da

Những điều chị em cần biết về phương pháp tiêm thuốc tránh thai

Tiêm thuốc tránh thai bị mất kinh nguyệt có đáng lo không? Các chị nghe bác sĩ giải thích nhé