Hiện tượng thai lưu là biến cố đáng buồn mà không người mẹ nào mong muốn. Các sản phụ tương lai hãy đọc bài viết này từ đầu đến cuối để hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như biết cách đề phòng bảo vệ con yêu nhé.

Mang thai vốn là quá trình khó khăn, gian khổ nhất đối với người phụ nữ. Bên cạnh việc chăm lo cho sức khỏe của chính mình, các bà bầu còn phải cẩn thận từng li từng tí để đảm bảo đứa con bé bỏng trong bụng mình phát triển tốt, tránh những rủi ro có thể xảy ra trong thai kỳ. 

Dẫu vậy, không phải thai phụ nào cũng may mắn sinh nở mẹ tròn con vuông. Do một số nguyên nhân từ môi trường sống, thể trạng... mà nhiều mẹ đã không giữ được em bé trong bụng, để xảy ra hiện tượng thai lưu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 2,6 triệu ca thai chết lưu xảy ra hàng năm trên khắp thế giới, với 98% trong số đó xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. 40% số ca thai chết lưu xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Hiện tượng thai lưu là gì? Sự khác biệt giữa thai chết lưu và sảy thai?

Tìm hiểu về hiện tượng thai lưu

thai chết lưu là gì

Tìm hiểu về khái niệm và dấu hiệu của hiện tượng thai lưu để có cách phòng tránh và xử lý kịp thời

Theo tiến sĩ Katleen del Prado, bác sĩ chuyên khoa nội tiết và chuyên gia về thai kỳ định nghĩa hiện tượng thai chết lưu là việc "sinh em bé không có nhịp tim sau 5 tháng mang thai", là tình trạng thai nhi qua đời trong bụng mẹ trước khi được sinh ra. 

Thai chết lưu có thể xảy ra sớm, muộn hoặc đủ tháng, tùy thuộc vào thời điểm nó xảy ra. Thai lưu sớm sẽ xảy ra trong khoảng từ tuần 20 đến 27 của thai kỳ, thai chết lưu muộn sẽ xảy ra trong khoảng từ tuần 28 đến 36 của thai kỳ và thai chết đủ tháng nếu xảy ra trong tuần 37 hoặc xa hơn của thai kỳ.

Thai chết lưu và sảy thai có giống nhau không?

Cho các mẹ chưa biết, hiện tượng thai lưusảy thai là hoàn toàn khác nhau, mặc dù đều được hiểu là tình trạng mất thai. Sảy thai là hiện tượng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ, còn thai chết lưu là khi em bé đã lớn hơn 20 tuần tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai lưu?

Theo tiến sĩ del Prado cho biết, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến thai chết lưu, có thể đến từ bố mẹ, đến từ chính thai nhi hoặc cũng có thể do yếu tố khác tác động:

Nguyên nhân từ phía mẹ

- Đái tháo đường, Basedow.

- Hội chứng Anti - phospholipid.

- Bệnh lý di truyền, bệnh về máu (bất đồng nhóm máu Rh).

- Bệnh lý nội khoa sẵn có: Bệnh tim, tăng huyết áp, suy tim...

- Bệnh lý nhiễm trùng: Viem gan, Rubella, Toxoplasma, giang mai, HIV...

- Bệnh lý trong thời kì mang thai: Tiền sản giật, sản giật, đái tháo đường thai nghén...

- Tuổi của phụ nữ mang thai (dưới 15 hoặc trên 35 tuổi)

Nguyên nhân về phía thai

nguyên nhân gây thai lưu

Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân có khả năng gây nên tình trạng thai chết lưu trong bụng mẹ

- Thai bất thường: Thai vô sọ, não úng thuỷ, phù thai,...

- Thai có dị tật về nhiễm sắc thể.

- Thai già tháng.

- Đa thai.

Nguyên nhân do phần phụ của thai

- Dây rau: Xoắn vặn, thắt nút, dây rau ngắn, sa dây rau.

- Bánh rau: Bánh rau thoái hoá sớm, xơ hoá gặp trong mẹ hút thuốc lá. Rau bong non do sang chấn, do biến chứng của tiền sản giật, sản giật.

*Một số ít trường hợp không rõ nguyên nhân

Phát hiện thai chết lưu thế nào?

Việc xác định được hiện tượng thai lưu cần phải trải qua siêu âm chuyên biệt để đánh giá tình trạng của em bé trong bụng mẹ. Ngoài ra, trong thai kỳ, nếu có 6 dấu hiệu sau đây thì các mẹ cũng cần nghĩ đến em bé trong bụng đang gặp nguy hiểm, thậm chí có thể xảy ra tình trạng thai chết lưu mà không biết:

- Đau lưng dữ dội, sốt, chóng mặt, chuột rút

- Đau bụng từ ít đến nhiều

- Vỡ ối sớm

- Bụng co cứng, nặng nề

- Ngực không còn căng.

Làm thế nào để ngăn ngừa thai chết lưu?

thai lưu cần kiêng gì

Trong quá trình mang thai, bạn phải hết sức chú ý đến những thay đổi của cơ thể

Mẹ nào cũng muốn có một thai kỳ khỏe mạnh. Dù không thể làm gì khác khi thai đã chết lưu nhưng các mẹ vẫn có thể lên kế hoạch để xác suất nguy cơ xảy đến thấp nhất. Dưới đây là một số cách để ngăn ngừa thai chết lưu và mang thai an toàn mà chị em cần nằm lòng:

  • Đi khám thai sớm (trong ba tháng đầu): Điều quan trọng là phải đi khám thai định kỳ trong suốt thai kỳ, các mẹ nhé. Trong những cuộc hẹn này, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo em bé của bạn đang phát triển bình thường, nhau thai khỏe mạnh, có kích thước bình thường. Các cuộc hẹn khám thai định kỳ này cũng có thể giúp các mẹ phát hiện sớm bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác.
  • Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh: Trong thai kỳ, các mẹ cần tránh tối đa việc tiếp xúc với những người có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, bao gồm tiêu chảy, sốt cao, đang bị nôn mửa. Thai phụ cũng nên tránh những người mắc các bệnh nhiễm trùng phổ biến như thủy đậu, sởi…

  • Tránh uống rượu, hút thuốc lá trong suốt thai kỳ: Không cần phải là chuyên gia cũng biết rằng, những thói quen không lành mạnh kể trên sẽ khiến bạn và sự an toàn của bé yêu gặp nguy hiểm. Ngoài ra, hút thuốc thụ động cũng có hại trong thai kỳ, vì vậy hãy tránh ở gần những người đang hút thuốc.

  • Ngủ nghiêng, không nằm ngửa, đặc biệt là từ tuần thứ 28 của thai kỳ trở đi: Đã có nhiều nghiên cứu cho rằng, ngủ nghiêng từ tuần thứ 28 của thai kỳ sẽ giúp sản phụ giảm một nửa nguy cơ thai chết lưu so với ngủ nằm ngửa.

  • Ăn uống lành mạnh và duy trì hoạt động nhẹ nhàng: Khi mang thai không nên ăn kiêng, giảm cân, nhưng cũng không cần phải tăng cân nhiều nếu đã thừa cân. Cố gắng thay thế những thực phẩm không tốt cho sức khỏe mẹ bầu bằng những thực phẩm lành mạnh hơn, an toàn hơn và cố gắng duy trì hoạt động như tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai.

Tóm lại, mẹ nào cũng muốn có một thai kỳ khỏe mạnh. Vì vậy, để tránh hiện tượng thai lưu hoặc xảy ra tình trạng bất ổn với em bé trong bụng, mẹ hãy ăn uống đủ chất và đặc biệt là luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cần chủ động tự theo dõi sức khỏe bản thân và đến các cơ sở uy tín thăm khám khi có dấu hiệu bất thường.

Xem thêm các bài viết liên quan:

6 dấu hiệu nguy cơ thai lưu mẹ bầu cần biết để kịp chạy viện cứu con

Bị nhau thai tiền đạo có ảnh hưởng đến em bé không: Mẹ bầu nên cẩn trọng

Phù chân khi mang thai và 12 cách điều trị hiệu quả tại nhà cho mẹ bầu