Phù chân khi mang thai khiến các mẹ cảm thấy mệt mỏi. 12 cách hay dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng này hiệu quả.

Rất nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu mệt mỏi, chất lượng đời sống ảnh hưởng rất nhiều khi gặp phải tình trạng phù chân khi mang thai, bởi hình ảnh đôi chân phù nề lúc mang bầu vừa mất thẩm mỹ, vừa gây bất tiện trong sinh hoạt. 

Bên cạnh đó, một số mẹ còn băn khoăn lo lắng, không biết bị phù chân khi mang thai liệu có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám. Để giải đáp những thắc mắc này, mời mẹ tham khảo những thông tin về hiện tượng phù chân khi mang thai ngay dưới đây nhé.

Hiện tượng phù chân khi mang thai

Tại sao mẹ lại bị phù chân khi mang thai?

bị phù chân khi mang thai

Phù chân khi mang thai là hiện tượng sinh lý thường gặp ở mẹ bầu

    Theo các chuyên gia, phù chân khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường có thể gặp ở nhiều mẹ bầu, đặc biệt tình trạng phù chân khi mang thai tháng cuối có thể xuất hiện nhiều hơn. Thông thường, phù chân khi mang thai xuất phát bởi những nguyên nhân như:

    • Sự thay đổi hormone khi mang thai: Khi mang thai, hormone trong cơ thể mẹ có sự thay đổi rõ rệt kéo theo nhiều sự biến đổi khác lạ khác. Hormone thay đổi làm cho thành mạch trong cơ thể mẹ trở nên mềm hơn, khiến quá trình vận chuyển máu từ các chi dưới về tim gặp khó khăn gây ra tình trạng phù chân.
    • Sức ép của thai nhi: Thai nhi càng lớn lên sẽ càng chiếm nhiều chỗ trong bụng mẹ, điều này đồng nghĩa với việc các bộ phận cơ quan xung quanh sẽ bị chèn ép. Tử cung phải lớn lên song song với quá trình phát triển của thai nhi gây nên những áp lực chèn ép tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ chi dưới về tim. Sức ép càng lớn, chân sẽ càng dồn nhiều máu hơn gây nên tình trạng sưng phù.
    • Những thay đổi trong máu: So với bình thường, cơ thể mẹ sẽ sản xuất nhiều máu và chất lỏng hơn trong giai đoạn mang thai, con số này có thể lên đến 50%. Đây là điều vô cùng cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi phát triển hơn từng ngày, nhưng đó cũng là lý do gây ra tình trạng phù chân khi mang thai.
    • Một số nguyên nhân khác: Cân nặng tăng nhanh khi mang thai, đặc biệt là khi bị phù chân khi mang thai tháng thứ 9 sẽ gây sức ép lên đôi chân của mẹ, dễ gây ra tình trạng phù nề hơn. Bên cạnh đó, việc chọn giày dép không đúng trong những tháng cuối mang thai cũng làm hiện tượng phù chân ngày càng nặng. Ngoài ra, chế độ ăn quá ít kali, nhiều muối, thời tiết nóng nực, tiêu thụ quá nhiều caffein,… cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phù nề.

    Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

    Phù chân khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường và hay gặp ở các mẹ bầu. Trong các trường hợp thông thường, phù chân không gây nguy hiểm và sẽ dần mất đi sau khi sinh. Tuy nhiên, phù chân dễ khiến mẹ cảm thấy đau nhức mệt mỏi, không thoải mái khi vận động, đặc biệt là phù chân khi mang thai 3 tháng đầu.

    Chất lỏng tập trung ở phần chân quá nhiều gây phù chân có thể ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu từ chân về tim, ảnh hưởng tới hoạt động của tim. Thận cũng sẽ phải gánh chịu áp lực làm việc nhiều hơn.

    Phù chân khi mang thai tuy là hiện tượng thường gặp, nhưng trong một số trường hợp vẫn vô cùng nguy hiểm. Trong đó, phù chân trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa (đặc biệt phù chân khi mang thai tháng thứ 5, phù chân khi mang thai tháng thứ 6) có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật, mẹ nên chú ý đi khám. Phù chân khi mang thai tháng cuối gây nguy hiểm cao, vì vậy nếu thấy các dấu hiệu phù chân khi mang thai sau đây thì mẹ bầu cần chú ý để hỏi ý kiến bác sĩ kịp thời:

    • Đau đầu dữ dội
    • Có triệu chứng nôn mửa
    • Tình trạng sưng phù diễn tiến ngày càng nặng, không chỉ sưng ở chân mà còn sưng ở tay, mặt,…
    • Có cảm giác đau ở các xương sườn
    • Hoa mắt chóng mặt, hay có cảm giác mắt bị nhòe

    12 cách khắc phục triệu chứng phù chân khi mang thai

    Trong những trường hợp phù chân sinh lý, dù không nguy hiểm nhưng chúng cũng có thể khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, khó chịu. Do đó, mẹ cần biết cách làm giảm phù chân khi mang thai để tự chăm sóc sức khỏe của mình. Dưới đây là 12 cách giảm phù chân khi mang thai hiệu quả mẹ có thể tham khảo.

    1. Massage, ngâm chân

    yếu tố khác khiến mẹ bị phù chân khi mang thai

    Mẹ có thể chăm massage để giảm thiểu tình trạng phù chân khi mang thai

    Cách đầu tiên giúp giảm phù chân khi mang thai chính là chú trọng chăm sóc cho sức khỏe đôi chân. Mẹ có thể tăng cường massage chân thường xuyên, ngâm chân vào mỗi tối với nước ấm để có được cảm giác thoải mái.

    Các bài massage nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu thêm thoải mái, khí huyết lưu thông, quá trình vận chuyển máu cũng diễn  ra trơn tru hơn, nhờ đó tình trạng phù nề khi mang thai được cải thiện rõ rệt. Mỗi ngày chỉ cần đều đặn massage khoảng 2 lần, mỗi lần 10 phút, mẹ sẽ thấy ngay hiệu quả bất ngờ.

    2. Thay đổi tư thế thường xuyên, gác chân lên cao khi ngủ

    Để giảm thiểu tình trạng phù nề, chuột rút, chị em nên thay đổi tư thế thường xuyên, không nên đứng, ngồi, nằm,… ở một tư thế quá lâu vừa dễ gây sưng phù, vừa là nguyên nhân dẫn đến tê tay chân.

    Mẹ bầu cần tìm tư thế thoải mái nhất cho mình khi nằm để có được giấc ngủ ngon. Thông thường tư thế tốt nhất chính là nghiêng người về bên trái nhưng thỉnh thoảng mẹ cũng nên thay đổi. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng các loại gối hỗ trợ cho bà bầu, gác chân lên gối khi ngủ để giảm tình trạng phù nề, có được giấc ngủ thoải mái hơn.

    3. Lựa chọn trang phục, giày dép thoải mái

    Mẹ bầu nên chọn những trang phục rộng rãi, thoải mái, không nên chọn những loại quần áo ôm bó sát và mặc trong một thời gian dài. Ngoài ra, việc chọn giày cũng vô cùng quan trọng vì nếu chọn sai giày, tình trạng phù chân có thể nặng hơn, đặc biệt nguy hiểm nếu mẹ bị phù chân khi mang thai tuần 37. Mẹ nên chọn các loại giày đế thấp, đế bằng, không mang giày cao gót. Giày dép cũng cần rộng rãi, thoải mái và chắc chắn. Tốt hơn có thể lựa chọn những loại giày thể thao êm ái để đi trong giai đoạn bầu bì.

    4. Vận động phù hợp

    Vận động cơ thể phù hợp với những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu thêm khỏe khoắn. Mẹ không nên vận động nặng, làm việc quá sức nhưng điều này không có nghĩa là chỉ được ngồi yên một chỗ khi mang thai.

    Chị em có thể tham gia các bộ môn nhẹ nhàng, phù hợp với mẹ bầu như yoga bầu, bơi lội, đi bộ…. nhưng hãy nhớ tham khảo trước ý kiến của bác sĩ xem những bộ môn mình dự định tham gia có phù hợp với sức khỏe hiện tại không nhé. Nếu bị phù chân khi mang thai tháng thứ 8 hoặc phù chân khi mang thai tháng thứ 7, cần cẩn thận tối đa trong việc vận động và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. 

    5. Điều chỉnh chế độ ăn cân bằng

    Chế độ ăn cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng chân bị sưng phù khi có thai. Mẹ nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng dưỡng chất. Uống nhiều nước giúp giảm tình trạng cơ thể bị giữ nước gây phù nề. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu đạm, vitamin,… hạn chế ăn mặn và sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều caffein, ga và cồn,…

    6. Uống nhiều nước hơn

    Nghe có vẻ lạ khi nói mẹ bầu uống nhiều nước hơn để giảm phù chân khi mang thai tháng cuối, nhưng nó thực sự có tác dụng.

    Vì vậy, hãy cố gắng uống ít nhất 10 ly nước mỗi ngày để giữ cho thận của mẹ đào thải những chất độc hại ra ngoài và cơ thể được bổ sung đủ lượng nước cần thiết.

    7. Giảm lượng natri

    Một cách để giảm sưng tấy khi mang thai tháng cuối là mẹ cần hạn chế lượng natri (muối) ăn vào vì muối sẽ làm cho cơ thể mẹ giữ thêm nước.

    Hãy cố gắng tránh thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn, vì chúng đặc biệt chứa nhiều natri. Ngoài ra mẹ bầu cũng không nên ăn quá mặn trong thời gian mang thai.

    8. Tăng lượng kali

    Không bổ sung đủ kali cũng có thể khiến tình trạng phù chân khi mang thai tháng cuối trở nên tồi tệ hơn. Điều này là do kali giúp cơ thể mẹ cân bằng lượng chất lỏng chứa trong cơ thể.

    Mẹ có thể bổ sung một số thực phẩm tự nhiên có nhiều kali bao gồm: Khoai tây, khoai lang, chuối, rau chân vịt...

    9. Dùng các nguyên liệu từ thiên nhiên

    Buổi sáng dậy, các mẹ đừng quên uống một cốc nước mướp đắng khi bụng còn trống. Nên duy trì thói quen này từ 5 - 6 tháng khi mang thai. Hoặc có thể ngâm từ 15 - 20 hạt vừng trong một cốc nước, ngâm qua đêm và uống khi còn đói lúc buổi sáng thức giấc.

    10. Tránh đứng quá lâu

    phù chân khi mang thai có nguy hiểm không

    Vận động phù hợp, tránh đứng quá lâu sẽ giúp mẹ giảm cảm giác khó chịu khi bị phù chân lúc mang thai

    Ngoài ra, để không bị phù chân, thai phụ nên để chân được nghỉ ngơi ngay khi có thể và tránh đứng trong một thời gian dài. Khi ngồi, cần chắc chắn là cả cơ thể và bụng bầu ở tư thế thoải mái, ngay ngắn. Có thể kê chân lên gối hoặc một cái bục.

    11. Hạn chế đeo tất

    Nhất là những loại tất có dây buộc chặt ở mắt cá chân, bắp chân. Nên sử dụng loại tất dành riêng cho bà bầu.

    12. Chườm đá

    Mẹ lấy đá viên, sau đó dùng khăn bọc lại nhẹ nhàng chườm lên chân từ 10 - 15 phút. Mỗi ngày chườm 2 lần, tình trạng này sẽ suy giảm đáng kể.Bà bầu bị phù chân khi mang thai là hiện tượng thai kỳ bình thường mẹ không nên lo lắng. Tuy nhiên khi có dấu hiệu phù chân kèm theo các triệu chứng đau đầu, nôn mửa, đau cơ liên sườn mẹ cẩn thận với dấu hiệu của tiền sản giật.

    Có thể thấy, phù chân khi mang thai là hiện tượng sinh lý thường gặp ở mẹ bầu nên chị em không cần quá lo lắng. Hãy cố gắng lắng nghe từng dấu hiệu của cơ thể, áp dụng những cách chăm sóc bản thân khoa học, mẹ sẽ không còn phải cảm thấy khó chịu nữa.

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Rụng tóc khi mang thai: Nguyên nhân, cách khắc phục và 5 thực phẩm bổ ích cho mẹ bầu

    Có bầu thèm ăn chua là con trai hay con gái?

    Nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu, liệu có chữa được không?