Mẹ có biết rằng, khi có bầu cơ thể thay đổi như thế nào không? Cùng xem qua loạt những thay đổi đáng kinh ngạc được liệt kê dưới đây nhé.

Toàn bộ hành trình mang thai luôn là quãng thời gian để lại nhiều dấu ấn trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Bởi đó không chỉ là 9 tháng hình thành em bé mà còn là những thay đổi cả bên trong và bên ngoài, từ tính cách, thói quen cho đến ngoại hình của các mẹ bầu.

Vậy có bầu cơ thể sẽ thay đổi như thế nào? Dưới đây là những thay đổi đáng kinh ngạc mà chưa một ai nói với bạn, nhưng bài viết này sẽ nói:

Có bầu cơ thể thay đổi như thế nào?

Có bầu rồi sinh bé ra, có thể với nhiều mẹ thì đấy là chuyện bình thường. Nhưng nếu biết cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi thế nào trong suốt thai kỳ, bạn mới thấy rằng, đó thật sự là một điều kỳ diệu của tạo hóa.

Dưới đây là 10 biến đổi đáng kinh ngạc nhất của cơ thể khi mang thai mà các mẹ cần biết:

1. Thay đổi nội tiết tố

sự thay đổi cơ thể mẹ bầu

Trong thai kỳ, do sự thay đổi nội tiết tố cùng với quá trình lớn lên của thai nhi khiến cơ thể mẹ bầu khác trước rất nhiều.

Theo đó, thay đổi nội tiết tố khi mang thai chủ yếu diễn ra ở 2 loại hormone là Estrogen và Progesterone. Hai loại hormone này sẽ tăng dần lên trong quá trình mang thai và cao nhất là ở tháng cuối. Thế nhưng, nó lại giảm một cách đột ngột trước khi chuyển dạ vài ngày khiến cơ thể người mẹ rất mệt mỏi, dễ suy nghĩ tiêu cực.

Vậy nên, chị em nhớ cố gắng duy trì tâm lý tích cực và tìm nguyên nhân cùng các biện pháp khắc phục trạng thái của mình nhé.

2. Da thay đổi

Một trong những thay đổi của cơ thể khi mang bầu dễ nhận thấy nhất là làn da. Lý giải cho điều này, khi có em bé, da của mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết với các biểu hiện như ngứa, nám, sạm, rạn da, da nổi mụn, nổi gân xanh gân đỏ...

Nguyên nhân là do cơ thể tăng hormone cho thai kỳ, sản xuất nhiều sắc tố hơn. Việc này không thể ngăn ngừa, song có thể giảm thiểu bằng cách thoa kem chống nắng và tránh tia UV. Làn da cũng có thể thường xuyên xuất hiện mụn trứng cá, nốt ruồi hoặc tàn nhang và sẫm màu hơn. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên yên tâm là các thay đổi trên sẽ biến mất ngay sau khi sinh mà thôi.

3. Những thay đổi ở vòng 1 và cổ tử cung

Thay đổi ở ngực: Đây được xem là một trong những biến đổi rõ ràng nhất khi mang thai mà mẹ bầu nào cũng dễ gặp phải. Cụ thể trong ba tháng đầu tiên, vòng 1 của mẹ bầu sẽ có cảm giác đau và thậm chí hơi to ra, các tuyến vú và ống dẫn sữa hình thành và phát triển, tiết ra chất nhờn làm mềm da và quầng vú.

Thay đổi ở cổ tử cung: Khi mang thai, cổ tử cung sẽ dày lên và hình thành nút nhầy ở bộ phận này. Sau đó, vào cuối thai kỳ, cổ tử cung sẽ mềm đi rất nhiều để chuẩn bị giãn ra bắt đầu chuyển dạ.

4. Lượng máu và hệ tuần hoàn thay đổi

Lượng máu sẽ tăng lên đáng kể khi mang thai để giúp ích cho sự phát triển của bé. Cụ thể, lương máu sẽ tăng #1500 ml. Cơ hoành bị đẩy lên cao làm cho tim bè ngang, cung lượng tim tăng khiến tim phải làm việc nhiều hơn, nhịp tim tăng lên. Những điều trên sẽ khiến các mẹ cảm thấy mệt mỏi khi mang thai.

Thế nên, các mẹ bầu trong thai kỳ nên đảm bảo không đứng quá lâu, ăn uống theo từng phần nhỏ, tránh nóng nếu có thể, đứng dậy từ từ sau khi ngồi và mặc quần áo rộng rãi.

5. Hệ tiêu hóa thay đổi

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ sẽ hay bị nôn, buồn nôn, thích ăn thức ăn lạ, thường được gọi là ăn dở, ăn của chua, quen được coi là triệu chứng nghén. Từ tháng thứ 4 những triệu chứng trên hết đi, thai phụ ăn uống bình thường và sức ăn tăng lên so với trước khi có thai.

Bạn cũng có thể bị táo bón, một phần vì tử cung mở rộng có thể ức chế nhu động ruột và đại tràng bị chèn ép.

6. Tóc và móng tay cũng thay đổi

Tóc và móng tay cũng là bộ phận trên cơ thể có sự thay đổi khi mang thai. Theo đó, các hormone do cơ thể tiết ra sẽ khiến tóc mọc nhanh hơn và ít rụng hơn. Nhưng những thay đổi này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

Ở móng tay, các hormone có thể khiến phần móng phát triển nhanh hơn và khỏe hơn. Tuy nhiên, một số phụ nữ nhận thấy rằng móng tay dễ bị tách và gãy hơn khi mang thai. Tương tự tóc, các thay đổi tạm thời này sẽ hết sau khi sinh bé.

7. Tâm trạng thất thường

cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào khi mang thai

Chị em nhớ cố gắng duy trì tâm lý tích cực và tìm các biện pháp khắc phục trạng thái lên xuống thất thường khi mang thai của mình nhé

Liên quan đến nội tiết tố thay đổi trong thời kỳ mang thai nên tâm trạng của các mẹ cũng diễn biến thất thường, có thể cảm thấy ủ rũ, hay quên hoặc không thể tập trung. Chị em cũng sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng nữa.

8. Tăng cân và giữ nước

Tăng cân: Khi mang thai hay thậm chí dao động trong khoảng 11-15 kg vốn là bình thường đối với thai phụ. Thông thường, việc tăng cân sẽ xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Giữ nước: Mắt cá chân, ngón tay và khuôn mặt sẽ sưng lên trong thai kỳ là do cơ thể giữ nước quá mức. Các mẹ tránh dùng muối, đường và uống nhiều nước sẽ có ích trong trường hợp này.

9. Thay đổi khẩu vị

Khi mang thai, khẩu vị và vị giác của chị em có thể thay đổi khá nhiều, thay vì thích ăn đồ ngọt thì nay mẹ bắt đầu thưởng thức món cay và ngược lại. Lý do là vì sự mất cân bằng hormone trong cơ thể đã ảnh hưởng tới khẩu vị của mẹ và không ai có thể khẳng định sự thay đổi này kéo dài bao lâu.

10. Dễ chấn thương

Thay đổi cuối cùng khi mang thai đó là việc các mẹ bầu sẽ dễ bị chấn thương. Nguyên nhân là khi có bầu, cơ thể sản xuất hormone relaxin, được cho là giúp chuẩn bị vùng xương chậu và cổ tử cung cho quá trình sinh nở. Relaxin làm lỏng dây chằng trong cơ thể, khiến bạn dễ bị chấn thương hơn.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng rất dễ bị căng cơ hoặc bị căng cơ quá mức, chủ yếu ở các khớp xương chậu, lưng dưới và đầu gối.