Nhau thai là gì và những thông tin bổ ích về nhau thai sau đây có thể khiến mẹ bầu ngạc nhiên và vô cùng thích thú.

Cơ thể của phụ nữ thật tuyệt vời, và nhau thai là minh chứng cho điều đó. Dù nghe nhiều về cụm từ này nhưng liệu, các bậc cha mẹ đã thực sự hiểu rõ về nhau thai chưa?

Nhau thai là gì và những vị trí nhau thai đặc biệt mà mẹ bầu cần lưu ý

Khái niệm về nhau thai

khái niệm nhau thai

Nhau thai đóng một vai trò quan trọng trong quá trình mang thai

Theo đó, nhau thai (hay còn gọi là nhau, bánh nhau) được gắn vào thành tử cung, thường là phía trên, bên cạnh, phía trước hoặc phía sau tử cung và dây rốn của bé mọc ra từ đó. Trong một số trường hợp hiếm, nhau thai có thể bám vào phần dưới tử cung (nhau tiền đạo).

Nói một cách dễ hiểu, nhau thai được tạo ra để nuôi lớn em bé trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ.

Sau khi em bé đã chào đời, toàn bộ bánh nhau phải được loại hoàn toàn ra khỏi tử cung. Nếu bị sót nhau thau, bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ để ngăn ngừa chảy máu và nhiễm trùng.

Vị trí nhau thai

Hẳn mẹ bầu khi đi siêu âm vẫn thường thấy trong tờ kết quả có ghi tình trạng nhau thai: bám mặt trước, bám mặt sau... Liệu mẹ bầu đã hiểu hết về vị trí nhau thai chưa?

Thông thường, nhau thai sẽ có 4 vị trí dưới đây là những vị trí bình thường khi nhau thai bám vào và phát triển:

- Nhau bám mặt trước (ở phía trước thành tử cung). Có một rắc rối nhỏ với nhau bám mặt trước là nhiều khả năng, người mẹ phải chỉ định mổ đẻ.

- Nhau bám mặt sau (ở phía sau thành tử cung).

- Nhau bám ở phía trên thành tử cung.

- Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung.

Các vấn đề về nhau thai có thể gặp trong thai kỳ

Nhau bong non

Đây là vấn đề đầu tiên về nhau thai mà các mẹ cần lưu tâm. Theo đó, nhau bong non có nghĩa là nhau thai rời khỏi thành tử cung trước khi sinh, thường là 3 tháng cuối nhưng cũng có khi sớm hơn (tuần thứ 20). 

Nói về mức độ nguy hiểm của tình trạng nhau bong non, việc đứt nhau thai làm em bé không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây ra máu cho mẹ và khiến nguy cơ sinh non tăng lên. Triệu chứng của hiện tượng này sẽ là máu âm đạo, đôi khi kèm khó chịu và đau tử cung, đau bụng đột ngột hoặc liên tục. 

Các mẹ lưu ý thêm, cao huyết áp không được kiểm soát, thai phụ hút thuốc lá, uống rượu, có những bất thường ở cổ tử cung hoặc dây rốn, có thai ngoài 35 tuổi... được xem là những yếu tố gây nên nhau thai bong non.

Nhau thai bám thấp

nhau thai bám thấp có sinh thường được không

Nhau thai bám thấp sẽ làm cản trở đường đi của thai khi mẹ chuyển dạ

Vấn đề tiếp theo là việc nhau thai bám thấp. Cụ thể, ở giai đoạn đầu mang thai, hợp tử (trứng đã được thụ tinh) bám vào tử cung, dần hình thành nên nhau thai. Nếu hợp tử này nằm ở phía dưới tử cung thì sẽ kéo theo hiện tượng nhau thai bám thấp.

Về mức độ nguy hiểm, hiện tượng này sẽ khiến thai phụ bị mất máu, thậm chí gây tử vong cho thai phụ. Hơn nữa, mẹ bầu có nhau thai bám thấp thì nguy cơ sảy thai và sinh non là rất cao.

Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là tình trạng nhau bao phủ một phần hoặc tất cả cổ tử cung, chặn đường ra khiến thai nhi không ra bên ngoài được. Nhau tiền đạo sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và con trong lúc sinh, vì có thể gây chảy máu nghiêm trọng lúc chuyển dạ.

Nhau tiền đạo được phân chia thành 4 loại dựa theo vị trí bám:

  • Nhau bám thấp: Bờ bánh nhau bám vào đoạn dưới tử cung nhưng không nằm ngay vị trí cổ tử cung.
  • Nhau bám mép: Bờ bánh nhau đã ở ngay gần lỗ cổ tử cung.
  • Nhau tiền đạo bán trung tâm: Bánh nhau che kín một phần cổ tử cung.
  • Nhau tiền đạo trung tâm: Bánh nhau che kín hoàn toàn cổ tử cung.

Nhau cài răng cưa

Nhau cài răng cưa là tình trạng nhau thai hoặc các mạch máu trong nhau thai phát triển quá sâu vào thành tử cung. Điều đáng lo ngại ở hiện tượng này đó là có thể đe dọa đến tính mạng thai phụ và thai nhi cũng như nguy cơ sinh non là rất cao.

Khuyên các mẹ bầu là nên đi khám thai đầy đủ để phát hiện sớm. Nếu gặp trường hợp nhau cài răng lược, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ, phẫu thuật loại bỏ nhau thai.

6 yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe nhau thai mà mẹ bầu cần lưu ý

Độ tuổi mang thai của mẹ

Với các thai phụ ở độ tuổi sau 40, các vấn đề của nhau thai sẽ thường dễ gặp hơn.

Vỡ ối sớm

mang bầu ngoài 40 tuổi

Mẹ bầu tuổi tác cao, mang thai đôi hay từng phẫu thuật tử cung... có thể dễ gặp các vấn đề về nhau thai

Khi mang thai, em bé được bao quanh bởi một lớp màng chứa đầy chất lỏng gọi là túi ối. Nếu túi bị rò rỉ hoặc vỡ trước khi bắt đầu chuyển dạ, còn gọi là vỡ ối sớm, nguy cơ xảy ra các vấn đề về nhau thai sẽ tăng lên.

Huyết áp cao

Huyết áp cao cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng chuyển hóa dinh dưỡng của nhau thai và gây mất cân bằng dinh dưỡng cho con. 

Mang thai đôi hoặc đa thai

Mang thai nhiều hơn một em bé có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề nhất định với nhau thai.

Đã từng phẫu thuật tử cung

Với các mẹ bầu đã từng phẫu thuật tử cung trước đây, chẳng hạn như mổ lấy thai hoặc phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung, đều sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra một số vấn đề với nhau thai.

Chấn thương bụng

Trong quá trình mang thai, các tác động lớn vào vùng bụng có thể khiến các nhau thai tách khỏi tử cung là gây ảnh hưởng đến thai nhi nghiêm trọng.