Mẹ bầu cần để ý những biểu hiện của cơ thể trong thời kỳ mang thai để chắc chắn không bị những nguy cơ sẩy thai.

Sẩy thai là điều không ai mong muốn, thế nhưng điều này hoàn toàn có thể xảy ra với các mẹ bầu. Bởi vậy, các mẹ cần hết sức cẩn thận khi thấy các thay đổi trên cơ thể vì đó có thể là dấu hiệu sẩy thai.

sẩy thai là điều không ai mong muốn

Sẩy thai là điều không ai mong muốn. Ảnh minh họa

Bởi nếu nhận biết sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, chị em vẫn có thể giữ được em bé trong bụng và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Sẩy thai là gì?

Sẩy thai là hiện tượng thường xảy ra ở trong 3 tháng đầu của thai kì. Thế nhưng không phải rủi ro này không thể xảy ra ở những tháng mang thai khác.

Theo thống kê, có đến khoảng từ 2 – 5 % các cặp vợ chồng phải trải qua việc bị sẩy thai định kì, tức là họ đã bị sẩy thai 2 – 3 lần liên tiếp.

Có những trường hợp chị em bị sẩy thai mà không hề biết trước đó mình đã mang bầu. Nhiều người do trứng đã thụ tinh nhưng chưa kịp bám vào niêm mạc tử cung đã bị sẩy. 

bị sẩy thai mà không biết

Có những trường hợp chị em bị sẩy thai mà không biết. Ảnh minh họa

Với những trường hợp thai lưu cũng là một trong những trường hợp sẩy thai. Lúc này, thai nhi đã không còn, nhưng do tử cung của người mẹ không trục xuất thai nhi ra khỏi cơ thể, do đó mà người mẹ cũng không biết con mình đã không còn.

Các dấu hiệu mẹ bầu bị sẩy thai

1. Mất triệu chứng thai nghén

Ở giai đoạn đầu mang thai, thường là 3 tháng đầu các mẹ bầu thường gặp phải nhiều biểu hiện ốm nghén như: buồn nôn, nôn, căng tức ngực hay sợ mùi, chán ăn… nhưng đột nhiên thấy những triệu chứng này biến mất, thì rất có thể thai kỳ đã dừng lại. Sảy thai tự nhiên có cần hút không, điều này sẽ do bác sĩ quyết định nha mẹ

2. Chảy máu âm đạo bất thường

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, hiện tượng chảy máu âm đạo là bình thường. Thế nhưng, nếu âm đạo chảy máu màu nâu mận chín hoặc đỏ tươi, lặp đi lặp lại thì khả năng hormone cơ thể mẹ bầu đang sụt giảm và điều này có thể do sẩy thai.

Trong nhiều trường hợp chảy máu nặng, có thể bị vón thành cục xuất hiện trong một vài ngày rồi biến mất. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị chảy máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi bị chấn thương ảnh hưởng đến vùng bụng, hoặc với những chị em có tiền sử sẩy thai thì cần sớm đi khám để xem có vấn đề gì hay không.

3. Dịch âm đạo bất thường

Các mẹ bầu thường bị tiết nhiều dịch nhờn hơn để giúp môi trường âm đạo ẩm ướt. Vậy nhưng nếu dịch nhờn quá nhiều, lại có màu hồng do máu hoặc đi kèm cục máu đông, thì đây là dấu hiệu nguy hiểm không được chủ quan.

Tốt nhất chị em nên báo cho bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng.

4. Đau lưng, đau bụng dưới

Tình trạng đau bụng dưới và đau lưng ở mẹ bầu sẽ khá giống khi chị em đến tháng. Thế nhưng, nếu nó xuất hiện trong thai kỳ thì cũng không nên chủ quan.

sẩy thai có thể do nhiều nguyên nhân

Sẩy thai có thể do nhiều nguyên nhân. Ảnh minh họa

Bởi vì tình trạng đau bụng dưới là biểu hiện thường gặp nhất của thai ngoài tử cung hay sẩy thai. Nhất là khi thấy các cơn co thắt tử cung xảy ra gây đau thắt, khó thở, sau đó chảy máu âm đạo thì cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra xem có vấn đề gì hay không.

5. Thử thai âm tính

Nếu chị em đã thử thai dương tính, nhưng sau đó thử lại thấy âm tính thì rất có thể đây là dấu hiệu của sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, sẩy thai do thai ngoài tử cung khiến mẹ bầu có những triệu chứng toàn thân khác như: đau bụng dữ dội một bên, đau vai, nôn mửa, tiêu chảy, cảm giác lâng lâng dễ ngất xỉu,…

Với những mẹ bầu gặp phải những triệu chứng bất thường trên, cần nhanh chóng đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Bởi vì nếu không may sẩy thai mà tử cung của chị em bị nhiễm trùng hoặc gặp phải tình trạng khác, lúc này cần được can thiệp y tế để loại bỏ bào thai và mô sót lại, giúp tử cung của chị em tự lành.

6. Chuột rút kèm chảy máu

Thai nhi đè nặng sẽ khiến mẹ bầu bị tăng áp lực vùng chậu, tình trạng này đi kèm với chảy máu âm đạo, khó thở thì khả năng cao me đã bị sẩy thai hoặc chuẩn bị sẩy thai.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cảnh báo mẹ bầu 3 tháng đầu 10 dấu hiệu nhận biết sẩy thai sớm

Dấu hiệu dọa sẩy thai bao gồm:

Với những mẹ bầu đã bị sẩy thai, mọi can thiệp y tế đều không thể giúp mẹ tiếp tục thai kỳ.

Phụ nữ mắc bệnh mạn tính nguy cơ cao sẩy thai

Phụ nữ mắc bệnh mạn tính nguy cơ cao sẩy thai. Ảnh minh họa

Thế nhưng với những trường hợp mới xuất hiện dấu hiệu dọa sẩy thai, việc can thiệp y tế kịp thời sẽ giúp các mẹ vẫn có cơ hội đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Các dấu hiệu dọa sẩy thai gồm:

  • Thấy xuất hiện dịch nhầy kèm vài giọt máu hoặc dịch màu đỏ sẫm, hồng nhạt, đen từ âm đạo của chị em. Vậy là mẹ đã biết  máu sảy thai có màu gì rồi nhé.
  • Mẹ bầu có cảm giác đau âm ỉ, đau tức từng cơn ở bụng dưới
  • Mẹ bầu thường bị mỏi ở vùng thắt lưng
  • Hình ảnh siêu âm thai thấy bong rau dọa sẩy thai.

Những người dễ bị sẩy thai bao gồm:

Hầu hết các trường hợp sảy thai tự nhiên là do nguyên nhân tự nhiên nên không có cách khắc phục triệt để.  Không phải là lỗi của mẹ nên đừng tự chất vất tâm linh về sảy thai. Có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sẩy thai, bao gồm:

  • Phụ nữ có tiền sử sẩy thai: Những chị em bị sảy thai liên tiếp (từ 2 lần trở lên) có nguy cơ hư thai cao hơn bình thường;
  • Phụ nữ mắc bệnh mạn tính: Những chị em mắc các bệnh mãn tính như như đái tháo đường, cường giáp, suy giáp… nếu không điều trị dứt điểm trước khi mang thai, nguy cơ cao bị sẩy thai;
  • Các vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung: Những chị em gặp các bất thường ở tử cung hoặc cổ tử cung yếu (cổ tử cung ngắn, không đủ khả năng mang thai) có thể làm tăng khả năng bị sẩy thai;
  • Chị em lớn tuổi: Nguy cơ sẩy thai có thể tăng lên theo tuổi. Cụ thể khi ở độ tuổi 35, 20% chị em có nguy cơ hư thai. Còn với chị em ở tuổi 40, nguy cơ là 40% và tuổi 45 là 80%;
  • Cân nặng: Những mẹ bầu thiếu hoặc thừa cân đều nguy cơ cao bị sẩy thai;
  • Xét nghiệm tiền sản xâm lấn: Với một số xét nghiệm di truyền xâm lấn trước khi sinh, ví dụ chọc dò nước ối, lấy mẫu lông nhung màng đệm có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai nhẹ.

Tóm lại sẩy thai là điều không ai mong muốn, nhưng nó có thể sảy ra ở các mẹ bầu.

Vì vậy các mẹ cần chăm sóc bản thân thật tốt và để ý những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn mang thai để đề phòng nguy cơ sẩy thai, dọa sẩy thai và kịp thời xử lý nha. Đồng thời cũng tham khảo sảy thai uống gì cho sạch tử cung, uống thuốc gì dễ bị sảy thai, doạ sảy thai ra máu bao lâu,cục thịt sảy thai ra máu như thế nào... ở bác sĩ, nhân viên y tế.

Xem thêm bài viết liên quan:

Thời điểm bổ sung Omega 3 cho bà bầu tốt nhất

Tầm quan trọng của magnesium đối với mẹ bầu và thai nhi trong cả thai kỳ

Những lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp Blackmore cho bà bầu