Huyết áp thấp cũng rất nguy hiểm vì có thể dẫn tới đột quỵ. May mắn là bạn có thể cải thiện tình trạng này nhờ củ gừng.

Huyết áp là thông số quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn ở mức nào. Khi chỉ số này ổn định thì tức là sức khỏe của bạn khá tốt. Nhưng nếu nó có biến động thì cần phải điều trị ngay, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

huyết áp

Huyết áp là thông số sức khỏe quan trọng. Ảnh minh họa

Nhiều người cứ nghĩ rằng, cao huyết áp mới nguy hiểm vì có thể gây tai biến. Song, thực tế đã chứng minh: Huyết áp thấp cũng nguy hiểm chẳng kém và nó hoàn toàn có thể dẫn tới bệnh này. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng huyết ap thấp. Vậy như thế nào là thấp và nên điều trị ra sao?

Huyết áp thấp là bao nhiêu?

Chỉ số huyết áp là một trong những chỉ số sức khỏe cần quan tâm. Nó được đo bằng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và tâm trương. Đây là 2 chỉ số áp lực của máu lên động mạch khi co bóp và giãn ra. 

Ở trạng thái khỏe mạnh bình thường, huyết áp đạt mức chuẩn là: 

  • Huyết áp tâm thu: 90-129mmHg
  • Huyết áp tâm trương: 60-84mmHg.

Chỉ số này có thể thay đổi tùy theo thời điểm trong ngày hoặc có sự lên xuống tùy vào thể trạng của từng người. Tuy nhiên, nó sẽ dao động trong khoảng trên, không lệch. 

Một khi chỉ số này thấp hơn hoặc cao hơn so với mức bình thường thì chứng tỏ bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.

huyết áp thấp là bao nhiêu

Huyết áp thấp cũng rất nguy hiểm. Ảnh minh họa

Một người được coi là huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu

Nguy hiểm nhất khi bị bệnh này là tình trạng tai biến mạch máu não. Theo thống kê, có khoảng 10 - 15% người có chỉ số huyết áp thấp bị tai biến. Vấn đề là, có tới 70% người bị huyết áp thấp không biết mình mắc bệnh. Có tới hơn 80% người xuất hiện triệu chứng nhưng lại bỏ qua vì nghĩ rằng nó không nghiêm trọng. 

Có thể bạn quan tâm: Huyết áp thấp - Hiểu đúng để điều trị đúng!

Cách chữa huyết áp thấp bằng gừng

Có nhiều cách để khắc phục tình trạng này. Trong đó, sử dụng gừng là phương pháp dễ làm, có thể thực hiện ngay tại nhà nên được nhieuf người ưu tiên áp dụng.

1. Tại sao gừng có thể điều trị bệnh huyết áp thấp?

Củ gừng có rất nhiều công dụng với sức khỏe. Từ xưa, người ta đã áp dụng các bài thuốc từ củ gừng để trị bệnh xương khớp, cảm mạo... Đặc biệt, nó còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch và có hiệu quả tốt với chứng huyết áp thấp.

Gừng có tính ấm nóng nên có khả năng cải thiện khả năng lưu thông máu. Nhờ vậy, máu có thể được vận chuyển đi khắp cqacs nơi trong cơ thể. Điều đó giúp ích rất nhiều trong việc giảm các triệu chứng của bệnh. 

2. Cách dùng gừng chữa huyết áp thấp

Gừng có thể được chế biến thành nhiều kiểu để chữa bệnh. Với bệnh huyết áp thấp, bạn có thể kết hợp nó với một số nguyên liệu để tăng tính hiệu quả.

chữa huyết áp thấp bằng gừng

Gừng có tác dụng rất tốt với người bị bệnh này. Ảnh minh họa

Một số cách hay được áp dụng gồm:

  • Gừng và trứng gà: Bạn lấy nhánh gừng tươi mang rửa sạch rồi thái thành sợi. Sau đó, cho vào nồi cùng bát nước nhỏ và nấu lên tới khi chỉ còn 1 nửa thì đập thêm trứng gà vào khuấy đều lên. Bạn đun cho tới khi trứng gà chín thì lấy ra ăn ngay. Với cách này, bạn làm 1 tuần/lần sẽ có thể cải thiện khả năng lưu thông máu, giảm triệu chứng bệnh rất tốt.
  • Mật ong với gừng: Đây cũng là cách làm đơn giản mà hiệu quả. Đầu tiên, bạn rửa sạch nhánh gừng tươi rồi thái lát mỏng. Sau đó, cho vào nồi cùng với bát nước và đun tới khi sền sệt thì thêm vào 1 thìa cà phê mật ong. Tiếp tục đun cho tới khi sệt lại thì tắt bếp, để nguội rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản. Khi thấy bản thân có triệu chứng bị tụt huyết áp thì lấy ra, pha thêm chút nước ấm và uống là có thể giúp huyết áp ổn định ngay.
  • Trà gừng: Bạn chỉ cần rửa sạch củ gừng và thái lát mỏng ra. Sau đó, cho gừng vào cốc nước sôi, để nguội bớt rồi uống là có thể giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.

3. Lưu ý khi sử dụng gừng chữa huyết áp

Huyết áp thấp hoàn toàn có thể gây xuất huyết não. Vì vậy, khi bị bệnh bạn cần điều trị càng sớm càng tốt. Mặc dù gừng có thể áp chế sự tiến triển của bệnh nhưng khi sử dụng bạn cũng nên tuân thủ một số lưu ý.

Cụ thể:

  • Không lạm dụng quá nhiều vì gừng có tính ôn nên nếu bạn sử dụng nhiều sẽ dễ bị chảy máu trong, ợ nóng, nóng người. Điều này khiến hiệu quả điều trị bệnh giảm đi.
  • Nếu đang mắc các bệnh liên quan tới xuất huyết thì không nên dùng gừng chữa. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn các phương pháp khác thích hợp hơn.
  • Người đang uống thuốc coumarin hay aspirin thì không được dùng gừng để chữa bệnh vì có thể dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên áp dụng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Bên cạnh việc dùng gừng, bạn cũng cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, tập luyện hợp lý... Những điều này là rất cần thiết để giữ huyết áp ở mức ổn định.

Có thể bạn quan tâm: Cách trị ho cho bé 'bất bại' của tôi, chỉ từ củ gừng nướng: Hay thế mà nhiều mẹ chưa biết

Trên đây là những cách chữa huyết áp thấp bằng gừng hiệu quả mà bạn có thể làm tại nhà. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh này, song song với việc dùng gừng chữa thì bạn nên đi thăm khám định kỳ để kiểm tra tình hình sức khỏe tới đâu. Từ đó có thể ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. 

Xem thêm tại đây: 

10 thực phẩm rất tốt và 9 thứ rất hại với người cao huyết áp, biết rõ kẻo bệnh thêm nặng

10 loại thực phẩm phổ biến hàng ngày giúp kiểm soát huyết áp cao rất hiệu quả