Các mẹ ơi, chúng ta hoàn toàn có thể biết được bản thân có khỏe hay không, đang ở mức độ nào nhờ xem những chỉ số của bản thân. Đây là thông tin mà mình thấy báo chí đã đưa tin rồi.

5 chỉ số cụ thể mà chúng ta có thể xem để phán đoán tình trạng sức khỏe của chính mình gồm huyết áp, đường huyết, cholesterol, BMI và calo. Toàn bộ thông tin mình tìm hiểu được, mình chia sẻ ở bên dưới. Các mẹ cùng xem để biết mình khỏe không, có cần điều chỉnh gì không nha.

Chỉ số đường huyết thể hiện tình trạng sức khỏe

Chỉ số đường huyết thể hiện tình trạng sức khỏe. Ảnh minh họa, nguồn: VNN

Chỉ số đường huyết

Với người bình thường, chỉ số đường huyết an toàn là nhỏ hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/l). Lúc đói, chỉ số này nhỏ hơn 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l), còn sau bữa ăn là nhỏ hơn 140 mg/dl (7,8 mmol/l) và Hemoglobin A1c (HbA1c) nhỏ hơn 42 mmol/mol (5,7%).

Khi chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường type 2. Đây là căn bệnh mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng thần kinh, mắt, suy thận, đột quỵ… Thậm chí còn có thể khiến bạn ‘ra đi mãi mãi’.

Để đo chỉ số đường huyết chính xác thì bạn có thể áp dụng những cách sau:

+ Kiểm tra đường huyết lúc đói: Bạn nên thực hiện vào sáng sớm lúc mới ngủ dậy hoặc sau khi đã nhịn ăn 8 tiếng.

+ Kiểm tra đường huyết sau khi ăn 2 giờ: Bởi, sau 2 giờ kể từ khi ăn, đường huyết của chúng ta sẽ trở về mức ổn định. Lúc này, bạn tiến hành đo chỉ số đường huyết, nếu nó không giảm mà còn cao hơn mức 140mg/dL thì nguy cơ bạn bị đái tháo đường là rất cao.

+ Đến cơ sở y tế để xét nghiệm đái tháo đường.

Cách đọc chỉ số như sau:

+ Chỉ số xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Nếu GI ≥ 11.1 mmol/L mà kèm triệu chứng thì khả năng cao là bạn đã bị bệnh. Còn nếu GI ≥ 11.1 mmol/L mà không có triệu chứng thì cần phải tiến hành xét nghiệm lần 2. Nếu cả 2 lần mà cho ra kết quả này thì mới đủ điều kiện kết luận bạn bị bệnh.

+ Chỉ số xét nghiệm đường huyết lúc đói: Xét nghiệm này phải thực hiện trong 2 buổi sáng liên tiếp. Nếu kết quả bạn nhận được là GI=7.0mmol/L trở lên ở cả hai lần xét nghiệm thì bạn đã mắc đái tháo đường. Còn nếu GI

+ Nghiệp pháp dung nạp Glucose: Đây là biện pháp hay được dùng ở các bệnh viện hiện nay. Bạn sẽ được cho uống 75g Glucose khan pha với 250 – 300ml nước lọc. Cứ 1 tiếng bạn lấy máu 1 lần để xét nghiệm. Nếu kết quả GI từ 11.0mmol/L trở lên thì bác sĩ sẽ kết luận bạn bị bệnh. Còn nếu chỉ số này ở trong khoảng từ 7.8-11mmol/L thì cơ thể đang bị giảm dung nạp, cần theo dõi đái tháo đường thai kỳ.

Để giảm nguy cơ bị đái tháo đường, bạn nên:

+ Tập thể dục hàng ngày bằng cách đi bộ hoặc, chạy bộ.

+ Uống nhiều nước giúp làm loãng một phần hàm lượng đường huyết.

+ Hạn chế lượng đồ ngọt mà bạn đưa vào hàng ngày.

+ Tránh xa các thực phẩm tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn.

+ Khi cơ thể có triệu chứng khát nước quá mức, mệt mỏi, mờ mắt hoặc gia đình từng có người bị đái tháo đường, hãy đến bệnh viện để khám ngay.

Chỉ số huyết áp

Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim tới nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra nhờ lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Do đó, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của chúng ta. Từ chỉ số huyết áp, bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe của bản thân.

Bình thường, chỉ số huyết áp ổn định thường nằm giữa mức 90/60mmHg và 120/80 mmHg. Khi huyết áp lệch ra khỏi những chỉ số này thì nghĩa là bạn đã bị bệnh.

Nếu chỉ số huyết áp của bạn cao thì rất khó để nhận biết. Bởi, tăng huyết áp rất ít khi có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. Hầu hết mọi người chỉ phát hiện ra khi đi khám hoặc vô tình đo huyết áp. Cao huyết áp nếu không được điều trị kịp thời thì có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và đột quỵ.

Không chỉ cao huyết áp mà huyết áp thấp cũng rất nguy hiểm với sức khỏe. Nếu chỉ số huyết áp giảm đột ngột, có thể gây nguy hiểm đến sự sống. Khi huyết áp giảm xuống, lượng máu cung cấp cho cơ thể không đủ sẽ dẫn tới tình trạng chóng mặt và ngất xỉu. Bên cạnh đó, huyết áp thấp có thể gây ra sự mất nước nhanh và nghiêm trọng như tiêu chảy, nôn, nhiễm trùng nặng, phản ứng dị ứng. Những điều này hoàn toàn có thể khiến bạn ‘đi’ đột ngột.

Vậy để giúp huyết áp ổn định, chúng ta cần làm gì? Theo các chuyên gia, mọi người nên xây dựng lối sống lành mạnh. Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) Anh cho biết: Mọi người nên hạn chế nạp muối vào cơ thể, nên ăn dưới mức 5g/ngày. Đồng thời, loại bỏ rượu bia, ngừng hút thuốc, tập thể dục thường xuyên và ổn định trọng lượng cơ thể. Điều này cũng giúp huyết áp ở mức ổn định.

Nhìn vào chỉ số huyết áp có thể biết được sức khỏe ở mức nào

Nhìn vào chỉ số huyết áp có thể biết được sức khỏe ở mức nào. Ảnh minh họa, nguồn: KKNews

Bên cạnh đó, bạn cũng nên theo dõi huyết áp tại nhà bằng cách đo hàng tuần. Việc ghi lại chỉ số huyết áp sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của bản thân.

Để cho chỉ số huyết áp chính xác, bạn có thể đo bằng máy đo điện tử thì còn có thể đo bằng máy huyết áp đồng hồ cơ. Nếu có máy đo huyết áp tự động thì việc đo rất đơn giản. Còn nếu dùng đồng hồ cơ thì cần có người đo giúp. Cách đo bằng máy đo điện tử như sau:

+ Kiểm tra thiết bị của bạn để chắc chắn rằng nó đang hoạt động tốt.

+ Dùng băng quấn tay hợp với kích cỡ vì nếu nó nhỏ hơn sẽ có thể làm sai lệch kết quả.

+ Giữ cơ thể cố định, bởi huyết áp có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào trạng thái của cơ thể. Nếu bạn lo lắng, kích động thì chỉ số huyết áp sẽ tăng lên. Vì thế, hãy ngồi xuống nghỉ ngơi, thở đều đặn rồi mới tiến hành đo huyết áp.

+ Đặt dải quấn của máy đo (vị trí, độ đóng chặt) theo đúng hướng dẫn. Bạn nhớ quấn vào tay chần vì áo chèn băng quấn sẽ làm tăng huyết áp.

+ Khi đo, cánh tay phải có vật phẳng làm chỗ dựa, nếu không sẽ làm tăng chỉ số huyết áp. Tốt nhất, nên đặt cánh tay ngang tim, vì nếu cao hơn so với tim thì chỉ số huyết áp lại có thể thấp. Còn cánh tay ở vị trí dưới mức của tim, chỉ số áp suất máu của nó có thể cao. Mép dưới của băng quấn nên ở ngay trên nếp gấp khuỷu tay của bạn.

+ Bạn nên ngồi trong tư thế lưng thẳng, tựa lưng vào ghế, bàn chân chạm hoàn toàn xuống đất, hai chân không bắt chéo nhau, hơi thở sâu và bình tĩnh. Nếu sai tư thế, chỉ số huyết áp của bạn có thể tăng lên.

Cholesterol

Cholesterol là chất béo giông sáp có trong thực phẩm hoặc do gan tự tạo ra. Xét nghiệm cholesterol là cách chính xác nhất để xác định lượng chất này trong cơ thể. Nếu lượng cholesterol ở mức cao thì có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như bệnh huyết áp, tim mạch và đột quỵ

Nguyên nhân khiến cholesterol tăng cao là do thói quen ăn uống không lành mạnh, sử dụng nhiều thực phẩm chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn. Bên cạnh đó, lỗi sống lười vận động, không tập thể dục, hút thuốc, uống rượu là những yếu tố khiến cholesterol tăng lên.

Bình thường, chỉ số cholesterol trong máu khoảng 40-50 mg/dL (1.0-1.3 mmol/L) với nam và 50-59 mg/dl (1.3-1.5 mmol/L) với nữ. Nồng độ HDL-Cholesterol trong máu < 40 mg/dl thì nguy cơ cao bị bệnh tim mạch.

Cholesterol cao làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch

Cholesterol cao làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Ảnh minh họa, nguồn: SK&ĐS

Khi nồng độ cholesterol > 90 mg/dl thì là mức rất cao, thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh lý liên quan tới gen hoặc rối loạn chuyển hóa. Những vấn đề này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.

Theo các chuyên gia, chỉ số cholesterol là thước đo chính xác nhất cho sức khỏe.

Để giữ cholesterol ở mức bình thường, mọi người nên:

+ Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn đa dạng và đủ chất dinh dưỡng.

+ Tăng cường tập thể dục và hạn chế rượu bia.

Với cholesrerol, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ làm xét nghiệm kiểm tra. Nếu chỉ số cao thì bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Chỉ số BMI

Chỉ số BMI chính là chỉ số khối của cơ thể. Chỉ số này dùng chiều cao, cân nặng và giới tính để đo lường lượng mỡ trong cơ thể. Từ đó mà có thể đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như đưa ra nguy cơ tiềm ẩn với một người.

Chỉ số BMI có thể tiết lộ tình trạng thiếu cân, thừa cân, nguy cơ bị béo phì hay không. Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, chỉ số BMI quá cao hoặc quá thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và đái tháo đường type 2.

Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới ước tính: Nếu tất cả mọi người đều duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh, nghĩa là BMI từ 18,5 – 24.9 thì có thể ngăn ngừa khoảng 25.000 trường hợp mắc K ở Anh mỗi năm.

Để duy trì chỉ số BMI ở mức an toàn, bạn có thể áp dụng một số việc sau:

+ Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm.

+ Giảm khẩu phần ăn và cắt giảm loại thực phẩm, đồ uống có hàm lượng calo cao.

Bạn có thể dựa vào công thức: BMI = (cân nặng)/(chiều cao x 2) để tính chỉ số BMI cho sức khỏe. Sau khi được kết quả, bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Từ đó mà có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Bảng chỉ số BMI

Bảng chỉ số BMI. Ảnh minh họa, nguồn: Zing

Lượng calo

Theo các chuyên gia, lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày là 2.000 calo/ngày với nữ giới và 2.500 calo/ngày với nam giới. Tuy nhiên, mức tiêu thụ thế nào còn tùy thuộc vào độ tuổi, khả năng trao đổi chất của cơ thể cũng như mức độ hoạt động thể chất của từng cá nhân.

Bạn không nên tiêu thụ quá nhiều calo. Bởi, khi lượng calo vượt nhu cầu năng lượng của cơ thể thì lượng dư thừa này sẽ bị chuyển hóa thành chất béo và tích trữ. Điều này làm tăng nguy cơ mắc thừa cân, béo phì. Trong khi đó, thừa cân béo phì lại là nguyên nhân gây bệnh hiểm nghèo đứng thứ 2, chỉ sau hút thuốc. Nó liên quan tới gần 23.000 bệnh K mỗi năm.

Người bị béo phì thì có nguy cơ mắc tới 13 bệnh K khác nhau như: K vú, đại trực tràng, thực quản, tuyến tụy, túi mật.

Đây là những thông tin mà mình tìm hiểu được trên báo, mọi người có thể theo dõi những chỉ số này để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Từ đó có thể đưa ra hướng phù hợp để điều chỉnh kịp thời.