Rối loạn căng thẳng là tình trạng rất hay gặp ở người trưởng thành nhưng không phải ai cũng biết mình bị bệnh.

Tình trạng rối loạn căng thẳng rất dễ gặp trong xã hội hiện nay. Bởi, ngày nay mọi người thường gặp khá nhiều áp lực trong cuộc sống. Những áp lực này lâu ngày không được giải tỏa khiến đầu óc căng thẳng và dẫn tới chứng bệnh này.

rối loạn căng thẳng

Rối loạn căng thẳng là một bệnh tâm lý. Ảnh minh họa

Khi bị rối loạn căng thẳng, nếu nhận biết và điều trị sớm thì không sao. Vấn đề là có không ít người bị bệnh nhưng không hề biết minh bệnh. Thậm chí, họ còn gay gắt nếu người khác nói họ bệnh nữa. 

Tìm hiểu chung và chứng rối loạn căng thẳng ở người trưởng thành

Các bác sĩ cho biết: phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tâm thần như rối loạn căng thẳng, trầm cảm... nhiều gấp 2 lần nam giới. Bởi, họ thường phải chịu nhiều áp lực về công việc, gia đình, chồng con, xã hội... 

1. Rối loạn căng thẳng cấp tính ở người trưởng thành là gì?

Theo các chuyên gia, đây là tình trạng mà có đặc trung là những phản ứng căng thẳng cấp tính. Nó thường xảy ra sau khoảng 1 tháng gặp chấn thương. Nó có thể là chấn thương về thể chất hoặc tinh thần với tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Chẳng hạn như sau tai nạn, gặp cú sốc tâm lý...

Các rối loạn cấp tính thường lặp đi lặp lại nhưng không kéo dài quá lâu. Thống kê gần đây cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh này ở người trưởng thành là từ 5 - 20%. Việc phát hiện sớm có ý nghĩa rất lớn. Như vậy thì bạn sẽ phục hồi nhanh hơn. Đồng thời, có thể hạn chế xảy ra tình trạng mãn tính. 

2. Rối loạn căng thẳng cấp tính ở người trưởng thành có triệu chứng gì?

Tới nay, cac chuyên gia vẫn chưa thể lý giải tại sao sau chấn thương mỗi người lại có phản ứng khác nhau. Có người thì bị rối loạn căng thẳng nhưng cũng có người thì không sao cả, chỉ buồn bực một thời gian rồi thôi. 

rối loạn căng thẳng, lo âu

Rối loạn căng thẳng có 4 triệu chứng cơ bản. Ảnh minh họa

Sau thời gian nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy: Rối loạn căng thẳng cấp tính là một phần của rối loạn căng thẳng. Nó là một căn bệnh độc lập. Nếu không được điều trị, nó sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn căng thẳng. 

Bệnh này có 4 triệu chứng cơ bản như:

  • Liên tục hồi tưởng về thời điểm chưa xảy ra chấn thương.
  • Hay xuất hiện các phản ứng hoảng loạn.
  • Có phản ứng phân lý.
  • Tránh né tham gia vào những hoạt động có khả năng gợi nhắc tới chấn thương.

Các nghiên cứu cho thấy: Nỗi sợ hãi thường được hình thành sau các sự việc tồi tệ xảy ra liên tục. Nó lặp lại trong trí nhớ của bệnh nhân. Điều này khiến họ rơi vào trạng thái hoảng sợ ngắt quãng. Việc kích thích giao cảm cực độ ở thời điểm xảy ra chấn thương có khả năng làm tăng nguy cơ giải phopngs hóa chất gây căng thẳng ở hệ thần kinh. Điều này khiến các ký ức về chấn thương được củng cố quá mức trong ký ức của người bệnh.

Rất nhiều người bị chứng bệnh này có biểu hiện rối loạn nhịp tim, nhịp hô hấp bất thường sau chấn thương.

Xem thêm: Nửa đêm chồng không về, vợ đi tìm thấy nằm ở công viên đã ngừng thở: Do bệnh, sống quá căng thẳng

Chẩn đoán rối loạn căng thẳng cấp tính ở người lớn

Chẩn đoán là cách để xác định và điều trị sớm cho người bệnh. Theo đó, các chuyên gia đã đưa ra tiêu chuẩn cụ thể để chẩn đoán một người có bị bệnh này không.

rối loạn căng thẳng cấp tính

Bệnh này cần được chẩn đoán sớm. Ảnh minh họa

Những tiêu chuẩn này gồm:

  • Tiếp xúc với cái chết hoặc phải chứng kiến người thân qua đời, bị đe dọa hoặc lạm dụng tình dục.
  • Luôn trong trạng thái tiêu cực, hay gặp ác mộng và có cuộc sống đau khổ dữ dội.
  • Bị mất trí nhớ tạm thời, cảm thấy dòng thời gian như bị xáo trộn.
  • Hay bị rối loạn giấc ngủ, cáu kỉnh, mất tập trung, giật mình liên tục.
  • Hoạt động thể chất và sức khỏe tinh thần bị suy giảm.

Việc chẩn đoán bệnh có thể được áp dụng trong 3 - 7 ngày sau chấn thương. Song, chẩn đoán trong vòng 3 ngày đầu thường sẽ cho kết quả chuẩn xác nhất.

Bên cạnh đó, việc người bệnh trả lời bảng câu hỏi phản ứng căng thẳng cấp tính cũng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh dễ hơn. Đây là một dạng bài kiểm tra sức khỏe tâm thần hay được các chuyên gia sử dụng. Trong đó sẽ có tất cả 30 mục bao gồm tất cả triệu chứng của bệnh. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể phỏng vấn người bệnh với 19 mục khác nhau.

Sau khi là, tất cả những việc này, bác sĩ có thể kết luận người đó có bị bệnh hay không, mức độ thế nào. Tất cả phụ thuộc vào thang đo rối loạn căng thẳng cấp tính. Nếu bệnh nhân có số điểm từ 50 trở lên thì được xác định mắc bệnh nghiêm trọng. 

Xem thêm: Căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào

Chứng rối loạn căng thẳng cấp tính ở người trưởng thành cần được phát hiện sớm và điều trị ngay. Nếu không nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Bệnh nhân dễ bị rơi vào trạng thái stress, suy nghĩ tiêu cực, bi quan với cuộc đời. Cuối cùng có thể dẫn tới bệnh trầm cảm.

Link bài viết liên quan:

Phát hiện chồng có người thứ 3, vợ căng thẳng phải nhập viện vì xuất huyết dạ dày

Sức khỏe tâm thần là gì: Dấu hiệu cảnh báo tâm lý bất thường