Triệu chứng rối loạn nhịp tim rất dễ nhận biết, nếu thấy xuất hiện, bạn cần đi khám ngay để phòng biến chứng.

Rối loạn nhịp tim là nguyên nhân của 80% trường hợp bị đột tử. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, ai cũng nên hiểu rõ triệu chứng rối loạn nhịp tim để đi khám sớm và điều trị kịp thời. 

triệu chứng rối loạn nhịp tim 1

Rối loạn nhịp tim là bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa

Khi bị bệnh này, nhịp tim của bạn thường hoạt động không bình thường. Nó khiến tim bệnh nhân đập nhanh hoặc chậm hơn hẳn. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn có thể đe dọa đến sự sống của bạn nữa.

Các triệu chứng rối loạn nhịp tim

Khi bị rối loạn nhịp tim, người bệnh có thể xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo như đánh trống ngực gây ra tình trạng tim đập nhanh, khó thở, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu. Tuy nhiên, không nhiều người để ý đến nó. Phải tới khi các triệu chứng ngày một nặng hơn khiến sức khỏe xuống cấp thì bệnh nhân mới chịu đi khám. 

1. Đánh trống ngực

Đây là dấu hiệu thường gặp mà hầu hết bệnh nhân bị bệnh này đều có. Tình trạng này khiến bệnh nhân có cảm giác tim đập nhanh, mạnh trong lồng ngưc. Đồng thời, bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác hụt hẫng, có lúc thấy như bị ngưng tim rồi lại đập lại như bình thường. 

Tất nhiên, không phải cứ đánh trống ngực là sẽ bị rối loạn nhịp tim. Khi bạn hồi hộp, lo lắng cũng sẽ xuất hiện dấu hiệu này. Nhưng nó sẽ nhanh chóng mất đi. Còn nếu là do bệnh thì tình trạng này sẽ ngày một nặng hơn. Vì thế, nếu thấy bản thân thường xuyên có triệu chứng này thì nên đi khám ngay. 

2. Ngất xỉu

Ngất là trạng thái người bệnh đột nhiên bị mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn. Triệu chứng này rất đáng lo ngại vì có thể dẫn tới chấn thương nghiêm trọng. Đặc biệt là khi bạn đang đi đường, lái xe, leo cầu thang...

triệu chứng rối loạn nhịp tim 2

Người bị bệnh này dễ ngát xỉu. Ảnh minh họa

Dấu hiệu này cảnh báo tình trạng của bạn đã rất nặng và nghiêm trọng rồi. Vì vậy, cẩn phải đi viện sớm để được bác sĩ hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không, bạn có thể gặp biến chứng đe dọa đến tính mạng bất cứ lúc nào.

3. Chóng mặt

Triệu chứng này được mô tả là cảm giác choáng váng. Người bệnh thấy mọi vật xung quanh quay vòng vòng, không đứng yên. Đồng thời, bản thân người bệnh cũng thấy mất cân bằng, không đứng yên được. 

Chóng mặt không phải là bệnh lý cụ thể. Nó là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau như rối loan tiền đình, thiếu máu, rối loạn nhịp tim...

4. Đột ngột xuất hiện cơn khó thở

Dấu hiệu khó thở cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nội khoa, trong đó có rối loạn nhịp tim. Điểm khác biệt giữa cơn khó thở do rối loạn nhịp tim với các vấn đề sức khỏe khác là thường kèm theo triệu chứng tim đập không đều. Đồng thời, bệnh nhân cũng có cảm giác hồi hộp, tức nặng. 

Có thể bạn muốn biết: Bệnh rối loạn nhịp tim và những cách phòng chống chữa trị cần lưu ý

Lời khuyên dành cho những người có triệu chứng rối loạn nhịp tim

Khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh, bạn nên đi gặp bác sĩ tim mạch. Việc này giúp bạn có thể biết được mức độ bệnh của bản thân.

triệu chứng rối loạn nhịp tim 3

Có triệu chứng bệnh, bạn nên đi khám. Ảnh minh họa

Bên cạnh việc phối hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị, bạn còn nên chú ý tới lối sống hàng ngày. Dưới đây là một số lời khuyên bổ ích của chuyên gia dành cho người bệnh. Cụ thể:

  • Chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe tim mạch: Bạn nên ăn nhiều loại trái cây khác nhau, xen kẽ các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả, thịt da cầm bỏ da, cá, đậu và các sản phẩm không chất béo. Với người mắc bệnh này, những thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao và giàu cholesterol như thịt đỏ, lòng đỏ trứng gà thì nên hạn chế ăn càng ít càng tốt. Các món nhiều muối và đường cùng nên cắt giảm tối đa.
  • Chăm chỉ luyện tập thể thao phù hợp với sức khỏe: Có rất nhiều bộ môn thể thao nhưng không phải cái nào cũng thích hợp với người bị rối loanbj nhịp tim. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được bộ môn thích hợp. Mỗi ngày, bạn nên danbhf từ 35 - 40 phút để tập. 
  • Thay đổi lối sống lành mạnh: Người bệnh nên cai thuốc lá, tránh xa môi trường có nhieuf khói thuốc và hạn chế sử dụng rượu bia. Đồng thời, cần duy trì trọng lượng cơ thể, kiểm soát cân nặng ở mức ổn định. Việc này giúp chỉ số cholesterol và huyết áp không bị biến động, rất có lợi cho người bị rối loạn nhịp tim.
  • Khi nhịp tim đập nhanh hoặc xuất hiện cảm giác khó chịu ở ngực, choáng váng... bạn nên dành thời gian ngồi nghỉ ngơi tại chỗ. Đồng thời, tìm người hỗ trợ và đi khám ngay nếu triệu chứng này lặp lại nhiều lần. 
  • Hít thở sâu, chậm sẽ giúp ổn định lại nhịp tim và kiểm soát hơi thở.

Có thể bạn muốn biết: Rối loạn nhịp tim là gì – làm gì để có thể phòng bệnh rối loạn nhịp tim?

Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim có sự bất thường. Nó có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi, giới tính và thời điểm nào. Bệnh này là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Vì thế, ai cũng nên biết rõ triệu chứng rối loạn nhịp tim để sớm gặp bác sĩ và điều trị kịp thời. Việc này là vô cùng cần thiết đấy nhé.

Xem thêm:

BS lý giải hiện tượng hay bị thức dậy giữa đêm vào cùng 1 giờ nhất định: Nếu kéo dài cần đi khám

Phát hiện mới: Ăn vào 6 - 7h sáng giúp kéo dài tuổi thọ, hạn chế bệnh tim mạch, ung thư