Trước em tưởng chỉ có bệnh mới hay bị thức giấc giữa đêm, giờ mới biết hóa ra không phải thế. Vì nãy em có đọc được bài báo trên Thanh niên thấy chuyên gia về giấc ngủ TS. Alexa Kane bảo là việc thức giấc vào một giờ nhất định khi ngủ là có lý do. Có thể là do phản ứng với tiếng khóc của em bé, tiếng động hoặc chứng ngưng thở khi ngủ… Vị tiến sĩ này cũng giải thích rằng việc thức dậy vào ban đêm là hiện tượng phổ biến và vô hại, vì hầu như mọi người đều có thể dễ dàng ngủ trở lại sau đó.

Tuy nhiên, nếu việc thức dậy giữa đêm vào một giờ cố định thường xuyên xảy ra mà bạn lại còn tỉnh táo, khó ngủ lại thì cần gặp bác sĩ ngay.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Khi nào thì cần gặp bác sĩ vì hay thức giấc giữa đêm?

Theo TS. Kane thì nếu chúng ta thức dậy giữa đêm thường xuyên và bắt đầu có cảm giác lo lắng, thất vọng… khiến nhịp tim và huyết áp tăng lên thì sẽ khiến việc ngủ lại khó hơn nhiều. Điều này sẽ dẫn tới việc bạn bị mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ toàn diện.

GS tâm lý Alice Gregory (ĐH London) cũng cho biết: Tần suất mất ngủ và thời gian kéo dài tình trạng này bao lâu mới là điều quan trọng. Nếu chúng ta thường xuyên thức dậy vào ban đêm thì cần đến gặp bác sĩ ngay để tìm hiểu về nguyên nhân tiềm ẩn gây nên. Bởi, việc thường xuyên thức dậy vào ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng rối loạn ngưng thở khi ngủ. Khi mắc hội chứng này, người bệnh sẽ bị rối loạn nhịp tim khiến lượng oxy trong cơ thể giảm. Đặc biệt ‘nếu bạn thức dậy lúc 3h sáng (hoặc bất cứ giờ nào khi ngủ) thì hãy dành từ 15 – 20 phút để ngủ lại, còn nếu bạn tỉnh lâu hơn thì tốt nhất hãy rời khỏi giường’, vị GS này nhận định.

Lý giải về điều này, nhà tâm lý học Kane cho biết: Bình thường, bộ não của chính ta có tính liên kết rất cao nên nếu chúng ta nằm trên giường trong một thời gian dài hơn 20 phút mà lại không ngủ thì não bộ sẽ hình thành cảm giác lo lắng và tự động lên các kế hoạch thay vì ngủ. Vì thế, nếu quá 20 phút mà không ngủ lại được thì bạn nên ra khỏi giường và thở sâu, suy nghĩ thứ gì đó, đọc những cuốn sách nhàm chán và đặc biệt không được động tới điện thoại. Nếu đã thực hiện những cách này rồi mà vẫn không ngủ được thì bạn cần tới gặp bác sĩ ngay nhé.

Làm sao để khắc phục?

HLV giấc ngủ Katie Fische cho biết: Để không bị thức dậy giữa đêm thường xuyên, mọi người nên:

+ Ăn nhẹ bằng các thực phẩm giàu carbohydrate và protein như: ngũ cốc nguyên hạt, sữa, bánh mì nướng… trước khi lên giường đi ngủ.

+ Ban ngày, bạn hãy ăn nhiều trái cây, rau, protein, các loại đậu, hạt, chất béo lành mạnh sẽ giúp chúng ta cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ. Nhờ đó có thể đầy lùi việc hay thức dậy giữa đêm.

+ Tập thể dục vào ban ngày, hạn chế việc vận động mạnh vào ban đêm.

+ Đi ngủ đúng giờ, hạn chế tiếp xúc với điện thoại trước khi ngủ vì ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

+ Phòng ngủ nên là phòng ngủ đúng nghĩa, không nên dùng nó để làm việc hay xem phim vì sẽ khiến não bộ hình thành phản ứng suy nghĩ, làm việc khi chúng ta đặt chân vào phòng.

+ TS. Kane cho rằng: Nên dành 30 – 60 phút trước khi ngủ để thư giãn cơ thể giúp chúng ta dễ dành vào giấc ngủ hơn. Đồng thời, bạn cũng nên lên kế hoạccho ngày hôm sau, trong đó nhớ viết ra những lo lắng, thất vọng về ngày hôm nay để tinh thần chúng ta được yên ổn, không phải tiếp tục suy nghĩ về những điều đó khi ngủ.

Nguồn: Tổng hợp