Theo quan sát, ước tính 60 – 70% phụ nữ bị khó thở khi mang thai.

Hầu hết mẹ bầu đều cảm thấy khó thở khi mang thai cả trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Điều này nói chung là vô hại và không ảnh hưởng đến lượng oxy mà bé nhận được. Để hiểu hơn về triệu chứng khó thở khi mang thai, các mẹ bầu có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ra triệu chứng khó thở khi mang thai

Hiện tượng bị khó thở khi mang thai tháng đầu là do lượng progesterone tăng lên. Đây cũng là thời điểm để cơ thể mẹ thích nghi với những thay đổi của nội tiết tố mới. Triệu chứng này có thể biến mất sau vài tuần, sau đó bùng phát trở lại trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Khi em bé phát triển lớn hơn bên trong bụng của mẹ, các cơ quan khác bị ép và đẩy sang một bên. Tuy nhiên mẹ bầu đừng lo lắng vì sự chèn ép này lên phổi này không gây ra bất kỳ tổn thương vĩnh viễn nào. Sau khi em bé được sinh ra, các cơ quan của mẹ sẽ trở lại vị trí trước khi mang thai.

nhung-dieu-can-biet-ve-trieu-chung-kho-tho-khi-mang-thai 1

Thai nhi càng lớn trong bụng thì mẹ sẽ càng dễ bị khó thở khi mang thai

May mắn thay, nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết những bà mẹ mang thai đều giảm bớt tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 9 trước khi sinh con vài tuần. Đó là thời điểm đầu của em bé lọt vào ống sinh của mẹ — thường là khoảng hai hoặc ba tuần trước khi sinh, lúc này cơ hoành sẽ có nhiều không gian hơn giúp mẹ điều chỉnh nhịp thở dễ dàng hơn.

Mặc dù những thay đổi khi mang thai có thể gây ra một số khó thở, nhưng các tình trạng bệnh lý khác cũng có thể góp phần gây ra vấn đề này. Chúng bao gồm :

  • Bệnh hen suyễn: Mang thai có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn hiện có trở nên tồi tệ hơn. Những người bị hen suyễn nên nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị an toàn trong thai kỳ.
  • Bệnh cơ tim sau sinh: Đây là một dạng suy tim có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai hoặc ngay sau khi sinh. Các triệu chứng bao gồm sưng mắt cá chân, huyết áp thấp, mệt mỏi và tim đập nhanh. Nhiều người ban đầu có thể cho rằng các triệu chứng của họ là do mang thai, nhưng tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các mẹ bầu.
  • Thuyên tắc phổi: Thuyên tắc phổi xảy ra khi một cục máu đông bị mắc kẹt trong động mạch trong phổi. Thuyên tắc có thể ảnh hưởng đáng kể đến hô hấp và gây ho, đau ngực và khó thở.

>>> Có thể bạn quan tâm: Nguy cơ thuyên tắc phổi cao gấp 5 lần khi mang thai, mẹ bầu cẩn trọng

Làm thế nào để đối phó với chứng khó thở khi mang thai?

Cảm thấy khó thở khi mang thai có thể gây khó chịu và hạn chế hoạt động thể chất của mẹ bầu. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu để hỗ trợ các phương pháp điều trị cụ thể cho chứng khó thở khi mang thai. Tuy nhiên, vẫn có một số bước chung mà các mẹ bầu có thể thực hiện để làm cho việc thở thoải mái hơn, bao gồm:

nhung-dieu-can-biet-ve-trieu-chung-kho-tho-khi-mang-thai 2

Tập luyện thể dục giúp mẹ hạn chế bị khó thở khi mang thai hơn

  • Mẹ bầu thử kê một chiếc gối phía sau lưng để ngủ khi nằm nghiêng qua trái,  điều này có thể cho phép trọng lực kéo tử cung xuống và cung cấp cho phổi nhiều không gian hơn. Nghiêng nhẹ sang trái ở tư thế này cũng có thể giúp giữ tử cung khỏi động mạch chủ, động mạch chính vận chuyển máu có oxy đi khắp cơ thể;
  • Mẹ bầu nên tập luyện các bài tập thở thường được áp dụng trong lúc sinh để quá trình hô hấp dễ dàng hơn. Vận động nhẹ nhàng, vừa phải như đi bộ, tập yoga,... là các biện pháp tốt giúp điều hòa nhịp tim và cải thiện nhịp thở. Tuy nhiên, bà bầu nên tham khảo ý kiến và tư vấn của bác sĩ trước khi thực hành;
  • Mẹ bầu hãy thử thực hành các kỹ thuật thở khi mang thai, chẳng hạn như thở Lamaze;
  • Mẹ hãy lắng nghe cơ thể và giảm tốc độ khi cần thiết. Điều quan trọng là phải giải lao và nghỉ ngơi nếu quá trình thở trở nên quá khó khăn;
  • Khi thấy khó thở, mẹ bầu thử nâng cánh tay qua đầu của mình. Điều này sẽ giảm áp lực ra khỏi khung xương sườn để cung cấp nhiều oxy hơn;
  • Nếu mẹ bầu có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác gây ra khó thở, điều cần thiết là tuân theo các khuyến nghị của bác sĩ về việc điều trị.

Bị khó thở khi mang thai, khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Dù mẹ bầu bị khó thở khi mang thai tháng thứ 4, khó thở khi mang thai tháng thứ 5 hay khó thở khi mang thai tháng thứ 7, khó thở khi mang thai tháng thứ 8 thì mẹ bầu đều không thể chủ quan.

Khó thở có thể dẫn đến nguy hiểm cả mẹ lẫn thai nhi. Nếu mẹ bầu cảm thấy khó thở đột ngột, dữ dội hoặc kèm theo đau ngực hoặc mạch nhanh hơn, hãy tìm trợ giúp y tế ngay lập tức. 

Một vài nghiên cứu cho biết những triệu chứng trên có thể là do một cục máu đông đã lắng trong phổi của mẹ bầu. Tình trạng này (gọi là thuyên tắc phổi) hiếm gặp nhưng nguy hiểm đối với những người đang mang thai, đặc biệt là những người có cục máu đông ở chân.

nhung-dieu-can-biet-ve-trieu-chung-kho-tho-khi-mang-thai 3

Hãy gặp bác sĩ khi triệu chứng khó thở khi mang thai ngày càng dữ dội

Cũng cần biết rằng các vấn đề về hô hấp có thể do viêm phổi, thường kèm theo sốt, đau ngực và ho, viêm phổi là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở người mang thai. Viêm phổi có thể do vi-rút hoặc vi khuẩn và với một trong hai loại, các biến chứng tiềm ẩn có thể bao gồm suy hô hấp, đẻ non hoặc nhiễm trùng có thể nguy hiểm cho thai nhi.

Mẹ cũng nên tìm kiếm lời khuyên y tế nếu bị hen suyễn trở nên trầm trọng hơn khiến mẹ liên tục bị khó thở khi mang thai.

Xem thêm bài nguồn tại đây:

https://www.marchofdimes.org/complications/shortness-of-breath.aspx#:~:text=Around%20the%2031st%20to%2034th,may%20feel%20short%20of%20breath.

Xem thêm bài viết liên quan tại đây:

Có bầu không nên ăn gì, 11 thực phẩm mẹ tránh càng xa con càng khỏe

Cân nặng thai nhi theo tuần: Những điều có thể mẹ bầu chưa biết