Theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần là cần thiết để kiểm tra tình hình sức khỏe của mẹ và bé trong lúc mang thai.

Trong trường hợp cân nặng thai nhi theo tuần đạt dưới tiêu chuẩn cho phép thì bác sĩ sẽ hướng dẫn hỗ trợ giúp mẹ và có thể áp dụng một số thủ thuật cần thiết. Ngược lại, nếu cân nặng thai nhi vượt quá mức thì mẹ bầu phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập thể dục để có kết quả vượt cạn thành công.

Vì vậy, hôm nay em chia sẻ các thông tin liên quan đến cân nặng thai nhi theo tuần để mẹ bầu nắm rõ một cách tổng quát nhất và có bước điều chỉnh kịp thời nếu cần nha.

Khi nào bắt đầu tính cân nặng thai nhi theo tuần?

Thời gian đầu mang thai, có lẽ mẹ bầu sẽ còn nhiều bỡ ngỡ, thắc mắc sao mình đi khám thai vẫn chưa biết được cân nặng thai nhi theo tuần. Nhưng sự thật là vào khoảng 7 tuần mang thai đầu tiên, do em bé còn rất nhỏ, nếu nhìn kết quả siêu âm thì cũng chỉ là một chấm nhỏ nên chưa thể đo được cân nặng thai nhi theo tuần. Kể từ tuần mang thai thứ 8 trở đi mới có thể đo được cân nặng thai nhi theo tuần nhé mẹ.

can-nang-thai-nhi-theo-tuan-1


Ảnh minh họa. Nguồn: Pexels. 

Ngày nay với công nghệ kỹ thuật hiện đại, khi mẹ bầu siêu âm, ngay trong phần kết quả đã tính sẵn cân nặng thai nhi theo tuần hiện tại. Tuy nhiên, nếu mẹ muốn thì vẫn có hướng dẫn cách tính cụ thể nha.

Hiện có 2 cách tính cân nặng thai nhi theo tuần, tùy vào điều kiện mẹ bầu có thể thực hiện bằng 1 trong 2 cách:

Cách 1: Tính cân nặng thai nhi theo tuần bằng chu vi vòng bụng và chiều cao tử cung.

Mẹ bầu thực hiện theo cách này chỉ cần đo các thông số chu vi bụng là chỗ phình nhất, thường là qua rốn và chiều cao tử cung là khoảng cách từ mu đến đáy tử cung. Từ đó, mẹ bầu có thể tính cân nặng theo thai nhi theo tuần với đơn vị gram như sau: Lấy chu vi vòng bụng (cm) cộng với chiều cao tử cung (cm) nhân với 100 rồi chia cho 4.

Cách 2: Tính cân nặng thai nhi theo tuần qua các chỉ số siêu âm.

  • Nếu dựa vào đường kính lưỡng đỉnh (BPD) theo đơn vị mm thì mẹ bầu có thể tính cân nặng thai nhi theo tuần bằng đơn vị gram theo công thức sau: Cân nặng thai nhi theo tuần = (Đường kính lưỡng đỉnh – 60)x 100 = 88,69 x đường kính lưỡng đỉnh – 5062.
  • Nếu dựa vào đường kính lưỡng đỉnh (BPD), đường kính ngang bụng (TAD) và chiều dài xương đùi (FL) theo đơn vị mm thì mẹ bầu có thể tính cân nặng thai nhi theo tuần bằng đơn vị gram theo công thức sau: Cân nặng thai nhi theo tuần = 13,54 x BPD + 42,32 x TAD + 30,53 x FL – 4213,37.
  • Nếu dựa vào đường kính ngang bụng (TAD) theo đơn vị mm thì mẹ bầu có thể tính cân nặng thai nhi theo tuần bằng đơn vị gram theo công thức sau: Cân nặng thai nhi theo tuần = 7971 x TAD/100 – 4995

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dưới đây là bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần. Tuy nhiên, mỗi thai nhi sẽ có tốc độ phát triển riêng, do đó mà thông tin bảng tiêu chuẩn này có giá trị tham khảo, mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám thai để được bác sĩ tư vấn thêm về tình hình sức khỏe của mẹ và bé.

can-nang-thai-nhi-theo-tuan-2

Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhẹ quá nhẹ cân?

Như thông tin đã chia sẻ, bảng chuẩn thai nhi cân nặng thai nhi theo tuần có giá trị tham khảo, nếu cân nặng của bé nhà mẹ thấp hơn một chút vẫn không đáng lo ngại.

Dù vậy, nếu cân nặng của thai nhi thấp hơn quá nhiều và tốc độ tăng cân chậm thì trước tiên mẹ bầu nên chú ý đến việc bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách tăng cường thêm chất đạm và thực đơn hằng ngày phải đủ chất đường, béo, đạm, chất xơ và vitamin. Mẹ bầu thiếu dinh dưỡng là một trong các nguyên nhân phổ biến làm cho bánh nhau nhỏ hơn bình thường tác động xấu đến quá trình trao đổi chất dinh dưỡng từ mẹ vào bào thai và nghiêm trọng hơn là làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, thai nhi nhẹ cân còn do nhiều nguyên nhân khác chẳng hạn như người mẹ mang thai quá sớm, khoảng cách giữa những lần mang thai và sinh con quá ngắn hoặc mẹ bầu làm việc quá sức, nặng nhọc nhưng không nghỉ ngơi hợp lý hoặc thậm chí là do người mẹ đang mắc một số bệnh lý trong quá trình mang thai.

Vì thế, trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu thấy thai nhi nhẹ cân nhiều so với chuẩn thì nên tìm hiểu nguyên nhân để sớm khắc phục nhằm đảm bảo cho bé được ra đời phát triển toàn diện.  

Thai nhi tăng cân quá mức, mẹ bầu phải làm sao?

Thai nhi quá cân cũng là một trong những nỗi lo với các mẹ đang mang thai, vì có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sinh nở và sự phát triển sau này của bé, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về hô hấp và đặc biệt là béo phì.  

Khác với trường hợp trên, nếu thai nhi tăng cân quá mức thì mẹ bầu nên giảm lại lượng thức ăn có quá nhiều calo, hạn chế thực phẩm có nhiều chất tinh bột. Thay vào đó mẹ bầu nên tăng cường nhiều rau xanh và trái cây tươi, đồng thời chia nhỏ nhiều bữa ăn và tập thể dục vừa sức hợp lý.

can-nang-thai-nhi-theo-tuan-thumb


Ảnh minh họa. Nguồn: Pexels. 

Bên cạnh việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, kiểm soát lại để cân bằng trọng lượng thai nhi, mẹ bầu nên biết là còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc thai nhi tăng cân quá mức, đó có thể là do yếu tố di truyền, sức khỏe thể trạng của người mẹ hoặc là giới tính của thai nhi vì thường bé trai sẽ nặng hơn bé gái.

Với chia sẻ về cân nặng thai nhi theo tuần, em hy vọng sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát tình hình thai kỳ kịp thời để đảm bảo quá trình vượt cạn thành công, em bé khỏe mạnh nha.

Mời mẹ xem thêm bài viết liên quan:

>>> 5 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi

>>> Không phải cân nặng thai nhi, có 4 chỉ số quan trọng trên giấy siêu âm mẹ bầu phải đọc đủ

>>> Chi tiết bảng cân nặng thai nhi 2021 theo chuẩn WHO