Mang thai lần thứ 2 các biểu hiện khác biệt rõ rệt hơn so với lần thứ nhất.

Mặc dù bạn là người đã từng sinh con, nhưng lần mang thai thứ hai của bạn có thể mang lại một vài điều bất ngờ so với lần đầu tiên. Từ các triệu chứng mang thai cho đến thời gian chuyển dạ, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những khác biệt giữa lần mang thai thứ nhất và thứ hai.

Các triệu chứng phổ biến khi mang thai lần thứ hai  

Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi hơn khi mang thai

Nhiều phụ nữ nói rằng họ cảm thấy mệt mỏi hơn trong những lần mang thai tiếp theo so với lần mang thai đầu tiên. Điều này đặc biệt xảy ra trong 3 tháng đầu, thậm chí đôi lúc mẹ bầu chỉ muốn nằm một chỗ vì kiệt sức. Đừng quên uống các loại vitamin và chất bổ sung theo khuyến nghị của bác sĩ để giúp cơ thể tăng cường năng lượng trong khoảng thời gian này nhé.

Hiện tượng ốm nghén có thể giảm đi hoặc nhiều hơn lần đầu

Nhiều mẹ thường than phiền sợ cảnh ốm nghén lần đầu quá nên không dám mang thai lần hai, tuy nhiên cường độ ốm nghén trong lần mang thai thứ hai không có mối tương quan trực tiếp với cường độ của lần mang thai đầu tiên. Nhiều bà mẹ ốm nghén lần đầu dữ dội nhưng khi mang thai lần hai không còn nặng như lần trước. Vậy nên có thể thấy rằng phản ứng hoặc triệu chứng nghén của thời kỳ đầu mang thai có thể khác nhau đối với mỗi thai kỳ.

Đau lưng khi mang thai lần hai phổ biến hơn

Đau lưng có xu hướng phổ biến hơn trong lần mang thai thứ hai. Cơ bụng của mẹ có thể là nguyên nhân, vì chúng hỗ trợ cho phần cơ và lưng của mẹ bầu.

mang-thai-lan-thu-hai-khien-me-dau-lung-nhieu-hon

Mẹ bầu đau lưng hơn khi mang thai lần thứ hai

Khi mang thai, tử cung mở rộng của mẹ làm suy yếu các cơ này và di chuyển trọng tâm về phía trước, tăng nguy cơ đau lưng.

Những thay đổi ở ngực có thể khác

Mang thai thường kèm theo tình trạng căng tức ngực đến nỗi nhiều mẹ bầu phải bỏ luôn thói quen mặc áo ngực. Nhưng đối với nhiều phụ nữ, lần mang thai thứ hai không mang lại sự nhạy cảm nhiều như lần thứ nhất, đặc biệt kích thước của bầu ngực không tăng lên nhiều trong lần thứ hai. Và nếu mẹ vẫn đang cho con đầu lòng bú sữa mẹ, mẹ có thể tiếp tục làm như vậy ngay cả khi đang mang thai một lần hai. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc cho con bú khi mang thai là an toàn cho hầu hết phụ nữ và sẽ không làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.

Cảm nhận những cú đạp và các cơn co thắt Braxton Hicks sớm hơn

Các bà mẹ mang thai lần hai thường cảm nhận được những cú đạp của thai nhi sớm hơn vài tuần so với lần mang thai lần đầu (khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ).

mẹ-bau-de-dang-cam-nhan-duoc-cu-dong-thai-nhi-khi-mang-thai-lan-hai

Mang thai lần hai mẹ bầu cảm nhận được những cử động thai nhi sớm hơn

Đồng thời mẹ cũng có thể nhận thấy các cơn co thắt Braxton Hicks sớm hơn. Trong trường hợp bình thường, mẹ bầu hãy nằm nghỉ ngơi một lúc và uống thêm nước là có thể thuyên giảm. Nếu kèm theo triệu chứng đau thường xuyên thì vẫn nên đi khám.

Tiểu khó kiểm soát

Mẹ mang thai lần thứ hai có các triệu chứng đi vệ sinh xuất hiện sớm hơn và khó kiểm soát hơn nếu thai lớn. Kinh nghiệm cho mẹ đó là tập bài tập kegel giúp tử cung không bị giãn, vùng đáy chậu vững chắc và nhớ tránh mang vác đồ nặng.

Chuyển dạ nhanh hơn

Tử cung người mẹ đã trải qua quá trình sinh nở nên lần vượt cạn thứ hai sẽ nhạy cảm và dễ co giãn hơn. Nhiều chuyên gia cho biết thời gian sinh trung bình của người mẹ dành cho đứa con đầu tiên là 12-17 giờ và thời gian dành cho đứa con thứ hai giảm xuống còn một nửa. Trong giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ (tử cung được mở hoàn toàn cho đến khi thai nhi được sinh ra), thời gian sinh đứa trẻ đầu tiên thường không kéo dài quá 2 giờ, và đứa trẻ thứ hai chiếm khoảng 1 giờ hoặc nhanh hơn. Nếu khoảng cách giữa các lần sinh con đầu lòng đã hơn 10 năm nay thì giữa quá trình chuyển dạ và sinh con đầu lòng ít có sự khác biệt.

Phục hồi sau sinh có thể lâu hơn

Mang thai lần thứ hai có thể mất nhiều thời gian hơn để giảm cân hơn sau khi sinh. Thực tế cho thấy hầu hết phụ nữ bắt đầu mang thai lần thứ hai thường có trọng lượng nặng hơn lần đầu tiên, cộng với cơ bụng của mẹ có thể yếu hơn.

Kinh nghiệm cho các bà mẹ mang thai lần thứ hai 

Mỗi lần mang thai đều khác nhau, nhưng mẹ sẽ có nhiều kinh nghiệm rút ra từ lần mang thai thứ nhất, cụ thể:

  • Nếu lần trước mẹ bị táo bón hoặc trĩ khi mang thai, hãy sớm áp dụng các biện pháp phòng ngừa như ăn nhiều chất xơ hoặc bổ sung chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.
  • Để giúp ngăn ngừa chứng són tiểu, hãy thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày.
  • Nếu mẹ bị rạn da lần trước khi mang thai, có thể mẹ sẽ bị rạn da mới trong lần mang thai này. Mặc dù mẹ không thể làm gì nhiều để tránh chúng, nhưng hãy cẩn thận để không tăng cân quá mức và bôi các loại kem chống rạn da.

me-bau-bi-ran-da-nhieu-hon-khi-mang-thai-lan-thu-hai

Mang thai lần thứ hai dễ khiến mẹ bầu bị rạn da hơn

  • Nếu mẹ bị suy giãn tĩnh mạch trong lần mang thai đầu tiên của mình, hãy cân nhắc việc mang vớ hoặc quần tất ép chặt bắt đầu sớm vào khoảng thời gian tam cá nguyệt thứ hai. Đừng quên tập thể dục hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ cũng hữu ích trong việc cải thiện tuần hoàn của mẹ bầu.
  • Nếu mẹ đã từng bị ốm nghén trong lần mang thai đầu tiên, hãy dự trữ đồ ăn nhẹ lành mạnh để mẹ có thể ăn khi thức dậy.

Khi nào nói với con đầu rằng mẹ đang mang thai lần hai

Thời điểm mẹ chia sẻ thông tin này với con đầu lòng một phần phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ.

mang-thai-lan-hai-mang-lai-nhieu-cam-xuc-cho-mẹ-bau

Hãy chia sẻ với đứa con đầu lòng khi mẹ bầu mang thai lần hai

Tuy nhiên, mẹ có thể đợi đến sau tam cá nguyệt đầu tiên, khi nguy cơ sẩy thai giảm đáng kể.

Có bất kỳ biến chứng nào tiềm ẩn khi mang thai lần hai không?

Nếu mẹ khỏe mạnh và không gặp vấn đề gì trong lần mang thai trước, thì nguy cơ biến chứng bây giờ là thấp. Nếu trước đây mẹ đã từng bị biến chứng khi mang thai chẳng hạn như chuyển dạ sinh non, tiền sản giật hoặc nhau bong non - thì mẹ có nguy cơ cao bị biến chứng đó khi mang thai lần thứ hai.

Khoảng thời gian này, mẹ cũng có nguy cơ mắc một số biến chứng cao hơn nếu mẹ đã gặp một số tình trạng bệnh mãn tính như huyết áp cao, béo phì hoặc tiểu đường kể từ lần mang thai đầu tiên.

Mặt khác, nếu mẹ chưa bị tiền sản giật trước đây thì khả năng mẹ mắc bệnh này trong lần mang thai này thực sự thấp hơn so với lần đầu tiên.

Xem thêm bài viết nguồn tại đây:

https://www.verywellfamily.com/pregnancy-the-second-time-around-2753606

Xem thêm bài viết liên quan tại đây:

5 lý do mẹ sinh mổ lần hai đau hơn lần đầu, nào phải mẹ muốn nhàn nhã thân mình

6 lý do mang thai lần hai mệt mỏi hơn lần đầu, chớ vì câu đủ nếp tẻ mà đẻ cho xong chuyện

4 điều quan trọng cần nhớ trong tháng cuối thai kỳ khi mẹ sinh mổ lần hai