Trẻ khóc đêm dễ khiến cả mẹ lẫn bé đều cảm thấy mệt mỏi. Vậy phải làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

Có con nhỏ, người mẹ nào ít nhất cũng từng một lần phải đối diện với việc con khóc đêm. Con khóc đêm nhiều không chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, mà còn có thể gây mệt mỏi, căng thẳng cho người mẹ, ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng đời sống, thậm chí nhiều mẹ còn bị trầm cảm, stress vì con khóc đêm. Chính vì thế, mỗi người mẹ cần tìm hiểu thật kỹ càng về những dấu hiệu khi trẻ khóc đêm xem liệu con có đang ổn hay không và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất.

Trẻ khóc đêm khi nào là bất thường?

Dấu hiệu trẻ khóc đêm bình thường

Khi chăm con nhỏ, việc phải đối diện với tình trạng trẻ khóc đêm là điều vô cùng bình thường. Hầu như người mẹ nào cũng sẽ phải trải qua cảm giác dỗ con khóc đêm. Đặc biệt là trong giai đoạn trẻ mới sinh ra cho đến 8 tuần tuổi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đa phần trẻ khóc đêm trong giai đoạn này đều không có gì đáng ngại vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

trẻ khóc đêm 1

Trẻ khóc đêm dễ khiến cả hai mẹ con mệt mỏi

Bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi, tình trạng trẻ khóc đêm sẽ ngày càng giảm vì bé đã dần quen với môi trường sống xung quanh mình. Chính vì thế, tình trạng trẻ khóc đêm trong những tháng đầu sau sinh hầu như đều phát xuất từ nguyên nhân con chưa thích nghi được với thế giới bên ngoài.

Trẻ khóc đêm sẽ là bình thường nếu trẻ khóc trong giai đoạn này nếu con vẫn ăn uống, lên cân và sinh hoạt tốt. Con cũng không đi kèm những dấu hiệu bất thường như ngáy, khóc thét dai dẳng, giật mình, có vẻ hoảng sợ, nôn ói, ưỡn người, bỏ ti, tiểu ra máu,…

Dấu hiệu trẻ khóc đêm bất thường

Tuy rằng đa số trường hợp trẻ khóc đêm đều không nguy hiểm nhưng vẫn có những trường hợp nguy hiểm bố mẹ cần lưu ý. Đặc biệt là khi trẻ nhỏ vẫn chưa biết nói, chỉ có thể dùng tiếng khóc như một cách “cầu cứu” cho các vấn đề bất thường mình đang gặp phải.

Theo đó, tình trạng khóc đêm ở trẻ sẽ được cho là bất thường nếu đi kèm các dấu hiệu như con khóc đêm quá dai dẳng, tiếng khóc thét, giật mình quá thường xuyên, thái độ hoảng loạn, sợ hãi,…

Cụ thể nếu con bị giật mình thường xuyên đi kèm la hét lặp đi lặp lại nhiều lần thì đây có thề là dấu hiệu phản ánh con đang có một số bất thường về não bộ. Trẻ khóc dai dẳng vào buổi tối, khóc hơn 3 giờ mỗi ngày, khóc hơn 3 ngày mỗi tuần và kéo dài hơn 3 tuần có thể đang gặp phải tình trạng dị ứng đạm sữa bò.

trẻ khóc đêm 2

Không thể chủ quan nếu trẻ khóc đêm đi kèm nhiều biểu hiện bất thường

Bên cạnh đó, trẻ khóc đêm nếu thường co gập đầu gối vào bụng thì có thể đang gặp phải những cơn đau bụng sinh lý. Một số trường hợp khóc về đêm, trẻ bị vặn mình, giật mình kéo dài dai dẳng còn có thể là do trẻ bị thiếu chất, thiếu canxi, vitamin D,… Trẻ khóc dai dẳng kèm nôn, tiểu ra máu, ưỡn người,… thì rất có thể là dấu hiệu của tình trạng lồng ruột vô cùng nguy hiểm.

>>> Có thể bạn quan tâm: Trẻ 'nặng vía' hay khóc quấy cả đêm, mẹ nhớ ngay 5 mẹo dân gian cải thiện

Những điều mẹ cần lưu ý khi trẻ khóc đêm

Tìm hiểu nguyên nhân khiến con khóc đêm

Như đã thông tin ở trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khóc đêm ở trẻ và khóc đêm cũng chia ra trường hợp bình thường và bất thường. Do đó, khi con khóc đêm, mẹ nên cố gắng tìm hiểu kỹ càng về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

trẻ khóc đêm 3

Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khiến con khóc

Con có thể đang khóc đêm sinh lý, khóc vì các yếu tố bên ngoài như đói, tã bẩn, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc lạnh, ánh sáng quá mạnh, âm thanh không phù hợp,…. Tuy nhiên, con khóc đêm cũng có thể do những nguyên nhân về bệnh lý, các dấu hiệu nguy hiểm như lồng ruột, đau bụng, thiếu chất,…

Mỗi trường hợp khóc đêm sẽ có cách giải quyết khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Chính vì thế, xác định được nguyên nhân sẽ giúp mẹ cải thiện được tình trạng khóc đêm của con một cách nhanh chóng.

Đi thăm khám ngay nếu có các dấu hiệu bất thường

Khi nhận thấy con khóc đêm đi kèm các dấu hiệu bất thường, hoặc đơn giản chỉ là tình trạng khóc đêm kéo dài quá dai dẳng, mẹ nên ngay lập tức đưa con đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác và kịp thời điều trị nếu có vấn đề nguy hiểm.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của con nhỏ Vì thế, mẹ cần theo dõi, quan sát kỹ càng mọi biểu hiện của con. Không nên chủ quan trước bất cứ biểu hiện nào dù là nhỏ nhất. Với trẻ nhỏ chưa thể nói rõ ràng, chỉ có thể thăm khám mới phát hiện được chính xác về vấn đề mà trẻ đang gặp phải.

Chú ý đến không gian ngủ của trẻ

Nếu không phải là do khóc sinh lý hoặc bệnh lý, trẻ có thể đang gặp vấn đề về những yếu tố môi trường xung quanh như tã bẩn, giường nằm không sạch sẽ, nhiệt độ chưa phù hợp, ánh sáng quá mạnh, âm thanh quá lớn,…

trẻ khóc đêm 4

Hãy chú ý đến không gian ngủ của trẻ

Mẹ cần chú ý tạo cho con môi trường ngủ hoàn hảo. Cố gắng tập cho con lịch ngủ đúng giờ mỗi ngày để bé vào giấc tốt hơn. Cũng hãy lưu ý về giờ giấc ăn của trẻ, không để cho con bị đói hoặc ăn no ngay sát giờ đi ngủ mẹ nhé.

Trẻ khóc đêm là tình trạng thường gặp, tuy nhiên, vấn đề này sẽ dễ khiến mẹ đau đầu, mệt mỏi nếu không biết cách cải thiện. Qua những thông tin trên, hy vọng mẹ sẽ biết cách xử lý và không còn bối rối khi con khóc đêm nữa nhé.

>>> Xem thêm bài viết tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324327

https://www.reidhealth.org/blog/baby-crying-at-night-normal-or-cause-for-concern

https://www.reidhealth.org/blog/baby-crying-at-night-normal-or-cause-for-concern

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Mẹo giúp trẻ giảm khóc đêm

Trẻ hay quấy khóc, ngủ ngày cày đêm: 4 mẹo dân gian giúp con ngon giấc xuyên đêm tới sáng

Tại sao trẻ sơ sinh hay khóc về đêm?