Nếu mẹ đang mang thai 6 tháng mà có các dấu hiệu chứng tỏ thai nhi phát triển tốt thì có thể rủ cả nhà ăn mừng.

Mang thai 6 tháng tức là các mẹ đã đi qua được 24 tuần thai kỳ. Lúc này thai nhi đã khá ổn định. Đồng thời sẽ có những dấu hiệu đi kèm báo con đang phát triển tốt, mẹ có thể yên tâm. Cùng xem xem mẹ có đủ những dấu hiệu báo thai khỏe mạnh dưới đây không nhé.

5 dấu hiệu thai 6 tháng đang phát triển khỏe mạnh, ổn định

Mang thai 6 tháng tức là bụng mẹ đã lộ rõ, thai nhi cũng cử động rõ ràng hơn. Một số dấu hiệu có thể khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu, tuy nhiên đó lại là tin báo con đang phát triển tốt. Mẹ có thể yên tâm nếu có các dấu hiệu dưới đây, chứng tỏ thai nhi đang vô cùng khỏe mạnh.

1. Bụng to lên

Do thai nhi ngày càng lớn nên bụng mẹ bầu phình ra rất rõ ràng. Tử cung bắt đầu cao lên, chiều cao vào khoảng 20 - 24,5 cm, vòng bụng 80 - 91 cm. Mẹ bầu thời điểm này cần chú ý thay quần áo bầu rộng rãi hơn.

thai 6 tháng là bao nhiêu tuần

Do thai nhi ngày càng lớn nên bụng mẹ bầu phình ra rất rõ ràng

Tránh mặc những bộ đồ quá ôm, gò bó, chật bụng như lúc trước, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Với chiếc bụng to này thì cả thế giới đều biết các mẹ đang có bầu nên rất khó để giấu bầu được nữa.

2. Hành động chậm hơn

Không chỉ bụng to lên mà đi lại, hoạt động của mẹ bầu cũng chậm hơn hẳn. Tướng đi có phần hơi giống như một chú chim cánh cụt nhỏ, lưng hơi ngả về sau. Nguyên nhân là do duy trì sự cân bằng của cơ thể.

Sự hoạt động chậm chạp của mẹ khi mang thai 6 tháng còn do cân nặng không ngừng tăng lên. Việc tăng cân này càng khiến cơ thể có cảm giác nặng nề, mọi hành động đều vụng về, không thể nhanh nhẹn như trước nữa.

3. Cảm nhận được chuyển động của thai nhi rất rõ ràng

Kích thước thai 6 tháng lớn dần và các hoạt động thai máy cũng tăng lên. Khi thai nhi chuyển động thì sức kích thích lên thành tử cung tăng lên đáng kể. Dù mẹ bầu không quá nhạy cảm thì cũng có thể cảm nhận được cử động thai rõ rệt.

Đặc biệt là vào ban đêm, khi nghe nhạc, khi ăn và sau khi tắm, cử động của thai nhi sẽ rõ ràng hơn. Nếu để ý và quan sát kỹ sẽ thấy trên bụng có dấu vết chuyển động của thai nhi, chỗ này chỗ kia phình ra lồi lõm rất thú vị.

4. Khó thở

Sau khi tử cung to lên, nó bắt đầu chèn ép các cơ quan trong đó có cả phổi, tim. Nhịp tim của mẹ bầu cũng vì thế mà bắt đầu tăng lên, đôi khi mẹ cảm thấy khó thở. Thỉnh thoảng sau khi ngồi lâu, sẽ cảm thấy khó thở và cần đứng dậy, hít thở sâu.

mang thai 6 tháng bị khó thở

Sau khi tử cung to lên, nó bắt đầu chèn ép các cơ quan trong đó có cả phổi, tim

Nếu leo ​​cầu thang sẽ rất dễ mệt, đi được vài bước sẽ cảm thấy hụt hơi. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ là tạm thời, thường là sau khi thai nhi quay đầu, phổi không còn bị chèn ép nữa sẽ dễ thở hơn rất nhiều.

5. Ợ chua

Sau khi tử cung mở rộng, dạ dày và ruột cũng sẽ bị đẩy lên và di chuyển lên trên. Tốc độ nhu động của dạ dày và ruột sẽ chậm lại, tốc độ làm rỗng dạ dày bị chậm lại, thức ăn sẽ lưu lại trong dạ dày lâu ngày không được tiêu hóa.

Do đó, mẹ bầu 6 tháng sẽ luôn cảm thấy hơi đầy bụng, khó chịu và ợ chua. Lúc này nhu cầu về chất dinh dưỡng tăng cao, một số mẹ bầu ăn nhiều sẽ càng cảm thấy khó chịu. Cảm giác khó chịu này có thể được giải quyết bằng cách chia ra ăn thành nhiều bữa nhỏ.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mang bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con không vào mẹ?

Điều cần lưu ý cho mẹ bầu 6 tháng

1. Tầm soát tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ nếu không phát hiện, điều trị sớm sẽ gây ra tai biến thai kỳ và khi sinh con. Ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe mẹ và bé về sau. Một số nguy cơ từ tiểu đường thai kỳ là dị tật thai nhi, béo phì, đa hồng cầu, vàng da sơ sinh. Đồng thời gây huyết áp cao, phù tay chân, tiền sản giật ở mẹ.

Do đó, mẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhằm phát hiện sớm, kịp thời điều chỉnh. Khi mang thai 6 tháng, mẹ bầu cần chuẩn bị đi tầm soát tiểu đường thai kỳ. Vì theo khuyến cáo, tầm soát tiểu đường nên được thực hiện trong khoảng thời gian thai 24 – 28 tuần.

2. Bổ sung dinh dưỡng

Thai 6 tháng chính là giai đoạn phát triển vượt bậc, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao. Mẹ bầu nên chú ý bổ sung các dưỡng chất như đạm, sắt, canxi, thực phẩm giàu protein.

Một số thực phẩm phù hợp cho mẹ bầu 6 tháng là thịt lợn nạc, bò, gà, vịt. Các loại rau lá xanh, sữa, các sản phẩm từ đậu nành, cá, tôm, các loại hạt.

thai 6 tháng ăn gì để con khỏe

Thai 6 tháng chính là giai đoạn phát triển vượt bậc, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao

Thai 6 tháng cũng là lúc mẹ bầu đã qua đi giai đoạn ốm nghén, ăn ngon miệng hơn và thấy thèm ăn hơn. Tuy nhiên, dù mẹ ăn ngon hơn cũng không nên ăn những món khó tiêu, tăng gánh nặng cho dạ dày và đường ruột.

Chú ý không ăn những món dễ gây tăng cân, béo phì và tăng đường huyết. Nên ưu tiên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, ăn ít dầu mỡ và đồ ngọt. Nên chia ra nhiều bữa nhỏ để ăn, tránh bị tăng cân.

3. Chú ý đến tư thế ngủ

Sau khi tử cung to ra thì tư thế nằm ngủ sẽ càng quan trọng. Đối với những mẹ bị sa tử cung thì tốt nhất nên ngủ nghiêng về bên trái để giảm sự chèn ép của tĩnh mạch chủ dưới, tăng lượng máu cung cấp cho nhau thai. Ngủ nghiêng giúp thai nhi có nhiều oxy và chất dinh dưỡng, có lợi cho sự phát triển thể chất của thai nhi.

Tất nhiên, nếu cảm thấy không thoải mái khi nằm nghiêng sang trái khi đi ngủ vào buổi tối, thỉnh thoảng cũng có thể chuyển sang nằm nghiêng sang phải. Nếu tim không tốt hoặc khó thở khi nằm nghiêng bên trái, không cần phải ép mình nằm nghiêng sang bên trái.

Giai đoạn mang thai 6 tháng sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là thời kỳ thai nhi phát triển rất nhanh. Mẹ bầu cần chú ý về dinh dưỡng, sinh hoạt để nuôi thai thật tốt.

Xem thêm bài nguồn tại:

https://www.healthline.com/health/pregnancy/6-months-pregnant

https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/6-months-pregnant

Xem thêm bài viết liên quan:

Thai 7 tháng thay đổi thế nào? Mẹ bầu nên ăn gì trong tháng này?

Bầu 8 tháng: Cẩm nang những điều mẹ cần biết

Mang thai 40 tuần, những căn dặn quan trọng của bác sĩ trước giờ G