Bầu 8 tháng là thai nhi đã phát triển mạnh mẽ để chuẩn bị chào đời. Lúc này, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi.

Bầu 8 tháng là thời điểm mà thai nhi trong bụng đã có phản ứng với âm thanh bên ngoài. Đây cũng là thời điểm mà cơ thể mẹ nặng nề hơn. Theo sự lớn dần lên của em bé, mẹ sẽ thấy mệt mỏi, tim đập nhanh, bị chèn ép, hay có cảm giác lo lắng bất an. 

bau 8 thang 1

Bầu 8 tháng là giai đoạn chị em bắt đầu nặng nề. Ảnh minh họa

Mang thai tháng thứ 8 có biểu hiện gì?

Bầu 8 tháng sẽ bắt đầu từ tuần thứ 29 đến tuần thứ 32 của thai kỳ. Trong thời gian này, thai nhi phát triển nhanh hơn hẳn.

Thai nhi phát triển thế nào trong tháng thứ 8 của thai kỳ?

Câu hỏi về thai nhi được nhiều mẹ thắc mắc nhất chính là bầu 8 tháng em bé nặng bao nhiêu. Ở giai đoạn này, bé sẽ có kích thước từ 30 - 40cm, trọng lượng khoảng 1.700gr. Lúc này, não bộ của em bé cũng phát triển rất nhanh. Đồng thời, đây cũng là lúc mà hệ miễn dịch của bé phát triển. Da bé bớt nhăn nheo và đang lớn dần lên, trông con bụ bẫm hơn. Tất cả những điều này là để chuẩn bị cho sự chào đời của bé yêu.

Nhờ có lớp chất béo màu trắng hình thành bên dưới lớp da nên làn da của bé cũng ít đỏ hơn so với những tháng trước đó. Ở giai đoạn này, thai nhi đã bắt đầu quay đầu để chuẩn bị cho việc chào đời. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bé sẽ tiếp tục thay đổi vị trí chứ không ở nguyên một chỗ. 

Trong tháng thứ 8 của thai kỳ, bé cũng sẽ biết ngáp ngủ, xuất hiện biểu hiện của buồn ngủ. Mí mắt bé đã mở và có phản ứng trước ánh sáng. Đồng thời, bé cũng có những phản xạ từ con ngươi. Em bé ở tháng này cũng sẽ đạp mẹ nhiều hơn. Đây cũng là thời điểm mà mẹ nên tìm hiểu về cách lấy hơi để rặn dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, mẹ vẫn nên duy trì các biện pháp thai giáo để giúp con khỏe mạnh, thông minh, có thể tham khảo nghe các loại nhạc bầu 8 tháng, sách truyện, tranh ảnh,... với màu sắc, ngôn ngữ tươi sáng, vui vẻ.

bau 8 thang 2

Thai nhi bầu 8 tháng có sự phát triển vượt trội. Ảnh minh họa

Vậy còn cơ thể mẹ thì có những sự thay đổi nào?

Khi bé được 32 tuần, mẹ sẽ cảm thấy khó khăn hơn để duy trì được những hoạt động thường ngày của mình. Lúc này, thai to lên sẽ đẩy căng lồng ngực và khiến mẹ bầu khó thở hơn hẳn. Thai phụ cần tránh những hoạt động quá sức để không ảnh hưởng tới sức khỏe. Mẹ có thể đi mua sắm vật dụng cần thiết cho bé để thư giãn, thoải mái.

Bầu 8 tháng cũng là lúc mà bụng mẹ lớn dần lên khiến trọng tâm cơ thể thay đổi. Đồng thời, gây áp lực lên lưng khiến chị em bị đau lưng. Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai cũng khiến các khớp, dây chẳng giữa xương chậu và cột sống bị giãn ra đáng kể. Điều đó khiến thai phụ bị đau khi đi bộ, đứng và ngồi trong thời gian dài. Đồng thời, nhiệt độ cơ thể luôn cao khiến mẹ bầu thấy nóng ngay cả khi mọi người có cảm giác lạnh.

Bên cạnh đó, chân mẹ cũng xuất hiện dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch và dễ bị chuột rút. Bà bầu bị phù chân tháng thứ 8 cũng là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, nếu đi kèm các dấu hiệu như mờ mắt, buồn nôn, đau đầu dữ dội,... thì mẹ không nên xem thường. 

Để đáp ứng được nhu cầu của cơ thể mẹ và cơ thể bé đang ngày một lớn hơn, lượng máu trong người mẹ sẽ tăng lên 40 - 50% tính từ thời điểm bắt đầu mang thai. Tử cung lớn lên theo sự phát triển của em bé đã tác động tới hoạt động của dạ dày và gây ra chứng ợ nóng. Mẹ cũng có thể dùng gối ngủ và chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày để giảm bớt cảm giác khó chịu. 

Nếu bầu 8 tháng đau bụng dưới nhưng tần suất không nhiều và không đi kèm các dấu hiệu bất thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Trong thời điểm này, thai phụ cũng có thể bị đau lưng dưới. Trong trường hợp chưa từng xuất hiện triệu chứng này trước đó, nên thông báo ngay cho bác sĩ. Bởi, đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sinh non

Nếu ở giai đoạn bầu 8 tháng mà có triệu chứng đau đầu, mờ mắt, cân nặng tăng từ 500gr trở lên/tuần thì mẹ cẩn thận với chứng tiền sản giật. Lúc này, mẹ cần đi gặp bác sĩ ngay và có chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế dùng muối.

Bầu 8 tháng ăn gì để vào con?

Mang thai tháng thứ 8 cũng là lúc thai kỳ sắp kết thúc nên mẹ bầu hãy lên kế hoạch để hoàn thành và bàn giao công việc của mình. Do đó, mẹ hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và sẵn sàng tinh thần để bước sang tháng thứ 9. Vậy, bầu 8 tháng nên ăn gì?

bau 8 thang 3

Thực phẩm mẹ bầu 8 tháng nên ăn. Ảnh minh họa

Thực phẩm mẹ bầu 8 tháng nên ăn

Trong tháng này, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm chứa sắt và canxi. Bởi, khi sinh con lượng máu mất đi khá lớn nên cần đảm bảo lượng sắt trong cơ thể khi mang thai ở tháng này. Hơn nữa, canxi cũng giúp xương và răng của thai nhi phát triển tốt hơn. 

Những thực phẩm phụ nữ mang thai thứ 8 nên ăn gồm:

  • Các loại cá cung cấp chất sắt và protein, chất béo lành mạnh.
  • Thịt đỏ cung cấp protein, sắt, kẽm... tốt cho trí não của bé, cải thiện sức khỏe cho mẹ bầu.
  • Sữa và thực phẩm từ sữa cung cấp vitamin và khoáng chất.
  • Bơ đậu phộng cung cấp axit béo để phát triển não bộ thai nhi.
  • Các loại rau cung cấp chất xơ, giúp phòng táo bón ở mẹ.
  • Chuối bổ sung kali, canxi và sắt giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón cho thai phụ.
  • Trái cây họ cam chanh rất giàu chất xơ và vitamin C. Nó giúp thai phụ dễ hấp thu sắt, phòng thiếu máu.
  • Thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây, ngũ cốc, khoai lang, đậu các loại... cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Thực phẩm giàu chất béo như trứng, cá, đậu phộng... giúp cơ thể mẹ và bé khỏe mạnh.
  • Bầu tháng thứ 8 có nên uống nước dừa không là băn khoăn của nhiều người, câu trả lời là mẹ hoàn toàn có thể uống nước dừa trong giai đoạn này. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng uống quá nhiều.

Thực phẩm phụ nữ mang thai tháng thứ 8 nên tránh

Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm lành mạnh thì mẹ bầu cũng nên tránh những thứ có thể gây hại cho cơ thể mẹ và bé như:

  • Sữa chưa tiệt trùng
  • Cà phê làm tăng nguy cơ táo bón ở mẹ và ảnh hưởng xấu đến tim mạch của thai nhi.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ thường ít dưỡng chất và còn gây hại cho hệ tiêu hóa.
  • Cá cờ, cá kiếm có hàm lượng methyl thủy ngân cao, dễ gây biến chứng cho em bé.
  • Rượu bia, chất kích thích, đồ tái sống

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc bầu 8 tháng ăn gì để vào con, các mẹ bầu nên lưu ý để có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Điều đó giúp thai nhi phát triển đầy đủ, cơ thể mẹ cũng khỏe mạnh chuẩn bị chào đón sự xuất hiện của con yêu.

Xem thêm bài viết liên quan:

Bí quyết ăn hết vào con nhưng không vào mẹ, bầu 8 tháng chỉ tăng đúng 1kg

Bầu 8 tháng chỉ đi vệ sinh bình thường, bất ngờ nhập viện sinh con vì mắc bệnh mà 99% bà bầu nào cũng gặp

Sự phát triển thai nhi theo từng tháng tuổi và cách dưỡng thai chuẩn nhất các mẹ nhớ nhé