Thai 7 tháng là đã bước sang giai đoạn cuối cùng của thai kỳ nên mẹ bầu phải hết sức cẩn thận.

Phụ nữ mang thai tháng thứ 7 nghĩa là đã bước vào tam cá nguyệt cuối cùng. Lúc này, mẹ bầu có thể cảm nhận rõ ràng những thay đổi đáng kể từ cơ thể chính mình lẫn thai nhi. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể là điều cần thiết.

Hơn nữa, khi thai 7 tháng là lúc bụng của chị em cũng to hẳn lên do sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, thai phụ lúc này phải hết sức cẩn trọng. Bởi, vẫn có những trường hợp phải đình chỉ thai khi được 7 tháng.

thai 7 thang 1

Thai 7 tháng có nhiều sự thay đổi. Ảnh minh họa

Thai 7 tháng có sự thay đổi thế nào?

Ở giai đoạn này, sự thay đổi của em bé có ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể mẹ. Thai phụ cũng cảm nhận rõ hoạt động của bé trong cơ thể mình. 

Tình trạng của thai nhi ở tháng thứ 7

Ở giai đoạn này, thai nhi sẽ có những sự thay đổi đáng kể. Cụ thể:

  • Não và hệ thần kinh của bé phát triển nhanh hơn. Do đó, bé bắt đầu nhạy cảm với tiếng động, mùi vị và âm thanh;
  • Phổi của bé cũng bắt đầu hoạt động nên mẹ cần hít thở nhiều hơn để cung cấp đủ oxy cho cả mẹ và bé;
  • Thời gian bé ngủ và thức dậy trở nên rõ ràng hơn chứ không còn mập mỡ như trước;
  • Mắt của bé ở thời điểm này cũng đã có phản ứng với ánh sáng và bóng tối 
  • Lông tơ cũng bắt đầu biến mất;
  • Da của trẻ đỏ và nhăn nheo, cơ thể của thai nhi cũng bắt đầu tích tụ mỡ;
  • Các gai vị giác ở lưỡi bé cũng phát triển hơn trước. Nhờ vậy mà trẻ có thể phân biệt được các vị khác nhau;
  • Hệ tiêu hóa của thai nhi lúc này bắt đầu hoạt động. Do đó, đây là thời điểm thích hợp để mẹ bầu bổ sung thực phẩm tốt cho dạ dày, đường ruột của trẻ;
  • Xương của trẻ lúc này cũng trở nên cứng cáp hơn hẳn;
  • Hộp sọ của thai nhi vẫn còn mềm, cần hết sức cẩn trọng;
  • Nhiều mẹ hay thắc mắc thai 7 tháng nặng bao nhiêu, em bé lúc này có thể nặng khoảng 900 - 1.350g và dài 38cm.

Cũng từ 7 tháng, mẹ bầu có thể sẽ được trải nghiệm những 'cú đá' và 'vươn vai' thường xuyên của bé. Lúc này, lực của em bé cũng mạnh hơn nên thai phụ có thể cảm thấy rõ ràng hơn trước rất nhiều. 

Nhiều mẹ khi thấy con đạp ít hơn hoặc nhiều hơn, không hiểu nguyên nhân thai nhi đạp nhiều vào ban đêm hoặc ban ngày thì rất lo lắng. Song, đây không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng. Nguyên nhân có thể là do bé hiếu động hoặc đang nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu bé đạp quá đột ngột, cử động nhiều hơn 20 lần và liên tục hoặc đạp ít hơn 10 lần/ngày thì bạn nên đi khám sớm.

thai 7 thang 2

Thai 7 tháng sẽ hướng đầu về phía tử cung của mẹ. Ảnh minh họa

Ở tháng thứ 7, bé sẽ nằm thẳng và hướng đầu về phía tử cung của mẹ để chuẩn bị cho sự chào đời. Đây là vị trí được xem là an toàn nhất của thai nhi để mẹ có thể vượt cạn bình thường. 

Thai giáo trong giai đoạn này cũng vô cùng quan trọng, mẹ có thể tham khảo một số loại nhạc thai giáo tháng thứ 7 hay truyện thai giáo tháng thứ 7 có rất nhiều trên mạng để giúp con yêu thêm hạnh phúc và phát triển nhanh hơn.

Còn cơ thể mẹ bầu thì có những thay đổi gì khi mang thai 7 tháng?

Ở tháng thứ 7, tử cung đã phát triển trở lại và nhô cao về phía cơ hoành. Do đó, mẹ bầu dễ gặp tình trạng trào ngược axit, khó thở và thấy nặng nề ở bụng dưới. Cảm giác nặng nề ở bụng dưới trong thời điểm này là hiện tượng bình thường, không cần lo lắng quá. Đồng thời, mẹ cũng sẽ thấy có cơn co thắt nhẹ đi kèm.

Tuy nhiên, bạn không nên nhầm giữa những cơn co thắt cục bộ, không đau với những cơn co thắt thực sự. Cơn co thắt sẽ xuất hiện thường xuyên và đau đớn hơn. Đây là dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu chuyển dạ và chị em sẽ thấy bụng mình cứng lại hoàn toàn.

Một trong những điều được nhiều mẹ thắc mắc nhất là mang thai tháng thứ 7 có nên quan hệ. Câu trả lời là việc quan hệ trong thời điểm này không có gì đáng lo ngại, miễn là mẹ bầu đủ sức khỏe, tâm lý cũng như tình trạng thai nhi cũng đều ổn định.

Cũng ở tháng thứ 7, cơn co thắt tại thận hoặc bụng khiến thai phụ cảm thấy đau đớn. Đôi khi, có những cơn đau khó có thể chịu đựng được, một số mẹ bầu cho biết họ thường bị đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng. Nếu cơn đau quá mức đi kèm các dấu hiệu bất thường như mang thai tháng thứ 7 bị ra máu, bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 7, rỉ ối, phù nề nghiêm trọng,...  thì chị em nên nhanh chóng nhờ tới sự hỗ trợ từ bác sĩ.

Hơn nữa, lúc này thai nhi có sự phát triển nhanh chóng nên nhu cầu ăn uống của mẹ cũng nhiều hơn. Vì vậy, cân nặng của mẹ có thể thêm khoảng 400g mỗi tuần. 

Bầu 7 tháng nên ăn gì để vào con?

Đây là thời điểm mà thai nhi đang phát triển nhanh chóng. Vì vậy, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo con có đủ chất mà phát triển.

thai 7 thang 3

Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý khi thai 7 tháng. Ảnh minh họa

Để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thai phụ nên tham khảo các nhóm thực phẩm sau: 

  • Thực phẩm giàu sắt và protein: Việc bổ sung sắt ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ cũng rất quan trọng. Ở giai đoạn 3 của thai kỳ, bổ sung sắt càng quan trọng hơn để tránh việc mẹ bị thiếu máu. Lượng sắt cần bổ sung là khoảng 27mg thông qua thực phẩm như thịt đỏ, đậu, gia cầm, hạt và các loại cơm trắng. 
  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi là khoáng chất cần thiết trong 3 tháng cuối thai kỳ để giúp xương của em bé phát triển tốt nhất. Bạn có thể bổ sung canxi thông qua sữa, các chế phẩm từ sữa, yến mạch, cá hồi.... Lượng canxi cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là khoảng 1000mg.
  • Thực phẩm giàu magie: Đây là chất trung gian giúp hấp thụ canxi, phòng nguy cơ chuột rút, thư giãn cơ bắp và ngừa sinh non. Hạnh nhân, yến mạch, đậu đen, lúa mạch, atiso, hạt bí ngô... là những thực phẩm giàu magie. Lượng cần bổ sung là 350-400g/ngày. 
  • Thực phẩm giàu DHA: Trong sữa, trứng và các loại nước ép hoa quả có thể cung cấp được khoảng 200mg DHA mỗi ngày. Chất này nhằm đảm bảo sự phát triển não bộ toàn diện của thai nhi.
  • Axit folic: Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần bổ sung axit folic. Bởi, đây là cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ bị dị tật thai nhi. Mỗi ngày, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 600 - 800mg axit folic. Những thực phẩm giàu axit folic gồm bột yến mạch, rau xanh lá đậm, trái cây tươi. 
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có tác dụng phòng tình trạng táo bón. Trong khi đó, táo bón là tình trạng thường gặp ở bà bầu và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Chất xơ có nhiều trong rau quả, trái cây tươi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C đóng vai trò là chất chống oxy hóa giúp cải thiện hệ miễn dịch. Những loại quả giàu chất này gồm cam, quýt, dưa hấu...

Đây là lời giải đáp cho câu hỏi thai 7 tháng ăn gì để vào con. Chị em nên tham khảo để biết mà bổ sung giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé mà mẹ không bị tăng cân quá nhiều.

Xem thêm bài viết liên quan:

Dinh dưỡng khi mang thai: Ăn chuẩn theo từng tháng

Mang thai tháng thứ 7 – mẹ cần lưu ý những gì?

Từ tháng 7, bà bầu nhất định phải biết 4 điều sống còn này để giữ thai tròn 40 tuần