Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong thời gian tới khu vực Tây Nguyên và Nam bộ sẽ tiếp tục nắng nóng kéo dài, thậm chí có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất từ 35 -  37 độ C. Vào những ngày nắng nóng thế này, các chuyên gia y tế cũng cảnh báo về nguy cơ mất nước có thể tăng cao. Đặc biệt với trẻ nhỏ, nếu các con không được chủ động bù nước đúng và kịp có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết trẻ mất nước? Làm gì khi con mất nước? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời chính xác qua bài viết dưới đây mẹ nhé!


Dấu hiệu khi trẻ mất nước


Vì sao vào ngày nóng cơ thể chúng ta lại dễ mất nước? Để trả lời cho câu hỏi này, bố mẹ cần biết rằng, khi nhiệt độ nắng nóng như “chảo lửa” thì cơ thể của chúng ta sẽ đào thải nhiệt bằng cách tăng tiết mồ hôi để hạ nhiệt. Khi lượng mồ hôi bài tiết lớn mà cơ thể chúng ta không cung cấp, không bù đủ lượng nước và điện giải cần thiết sẽ dẫn đến mất nước cùng điện giải. Và trẻ em chính là đối tượng dễ bị mất nước, mất điện nhất nhất vào những ngày nắng nóng vì các con có quá trình trao đổi chất cao và có thói quen mê chơi quên uống nước. Do đó, cha mẹ cần chú ý nhận biết sớm dấu hiệu mất nước, mất điện giải để sớm bù nước, bù điện giải cho con.

Ở trẻ em, dấu hiệu mất nước, mất điện giải thường gặp là:

  • Khô miệng, lưỡi, hoa mắt, chóng mặt và trũng mắt.
  • Nước tiểu của con có màu vàng đậm
  • Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, ít vận động, ít chạy nhảy hơn bình thường. 

hình ảnh

Trẻ bị mất nước lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, ít vận động,

Làm gì khi con mất nước?

Khi mẹ nhận thấy con có các dấu hiệu mất nước vừa kể trên thì hãy tìm cách bổ sung nước ngay cho con bằng những cách sau nhé!

Bổ sung nước lọc

Đối với trẻ em, nhu cầu nước của các con có thể gấp 3 đến 4 lần so với người lớn. Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng, tùy vào cân nặng mà trẻ nên được bổ sung nước một cách phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Trẻ em từ 1-10 kg nhu cầu nước là 100 ml/kg
  • Trẻ em từ 11 – 20 kg nhu cầu nước là 1.000 ml + 50 ml cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên
  • Trẻ em từ 21 kg trở lên nhu cầu nước là: 1.500 ml + 20 ml cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên.

hình ảnh

Đối với trẻ em, nhu cầu nước của các con có thể gấp 3 đến 4 lần so với người lớn

Để giúp trẻ hạn chế tính trạng mất nước trong những ngày nắng nóng, mẹ nhớ khuyến khích con uống nước theo quy tắc: Đủ nước, uống nhiều lần, mỗi lần uống từng ngụm nhỏ và uống chậm rãi, tuyệt đối tránh tình trạng trẻ cảm thấy khát mới uống nước. Trong những ngày đặc biệt nóng bức hoặc cần hoạt động ngoài trời trẻ ra nhiều mồ hôi thì phải bù nước nhiều hơn ngày thường mẹ nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: Có nên uống nước trước khi ngủ đêm không: Nghiên cứu cho kết quả thật bất ngờ

Bù nước thông qua các loại thực phẩm giàu nước

Ngoài nước lọc, nước khoáng mẹ có thể bổ sung nước cho con thông qua các loại thực phẩm như trái cây, hay nước ép, sinh tố từ các loại hoa quả, rau củ. Một số loại trái cây, rau củ quả chứa nhiều nước mẹ nên ưu tiên trữ trong tủ lạnh để bổ sung cho con trong những ngày nắng nóng như: Các loại quả mọng nước (dưa, cam), nho, cà rốt, xà lách, rau chân vịt, nước dừa

Trong bữa cơm hàng ngày, mẹ cũng đảm bảo có 4 món ăn: món cơm, món mặn, món canh và món hoa quả để cung cấp đủ dinh dưỡng lẫn nhu cầu nước cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể ưu tiên nấu những món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo… để bổ sung nước và khuyến khích trẻ ăn ngon miệng hơn.

Bổ sung nước điện giải

Những ngày nắng nóng cũng là thời điểm các con dễ mắc các bệnh như: Cảm, tiêu chảy, sốt xuất huyết... Những bệnh này không quá nguy hiểm, nhưng lại khiến trẻ dễ bị mất một lượng điện giải tự nhiên qua tuyến mồ hôi và các chất thải cơ thể khác. Nếu các con không được bù nước kịp thời sẽ dễ bị mất nước, mệt mỏi, sút cân nhanh chóng… Vì trong nước lọc, nước khoáng thông thường không chứa hoặc chứa rất ít chất điện giả, do đó mẹ cần chú trọng bù nước điện giải để bổ sung điện giải cho cơ thể của con.

Nước điện giải là loại nước chứa các khoáng chất như natri, kali và magie… để bù điện giải, bù nước đã mất cho cơ thể, giúp trẻ tỉnh táo và nhanh phục hồi về trạng thái tốt nhất như ban đầu. Ngày nay, nước điện giải cho trẻ được bán rộng rãi trên thị trường với nhiều hương vị (cam, nho, táo, dâu…) phù hợp với sở thích của trẻ nhỏ nên mẹ có thể tìm mua dễ dàng.

Bên cạnh các loại nước điện giải tiện lợi, mẹ cũng có thể bù điện giải cho con bằng oresol. Tuy nhiên, khi bổ sung oresol mẹ cần lưu ý tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng  trên bao bì của nhà sản xuất, tránh tình trạng quá liều hoặc sử dụng sai cách nhé!

hình ảnh

Nước điện giải là giải pháp tiện lợi để bù điện giải, bù nước cho trẻ

Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phòng mát mẻ

Nhiệt độ môi trường trong những ngày hè là rất cao, có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt dễ khiến cơ thế trẻ mất nước. Do đó, việc để trẻ nằm điều hoà là rất cần thiết và mẹ nên áp dụng theo quy tắc sau:

  • Nhiệt độ phòng tốt nhất là trẻ là khoảng 28 độ C hoặc thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài khoảng 7 độ C. Mẹ chú ý nhiệt độ trong phòng không nên để điều hòa ở chế độ chênh lệch quá 7 độ so với nhiệt độ ngoài trời. Vì khi ở trong môi trường quá lạnh dễ khiến cơ thể bị mất nước, làm cho đường hô hấp của trẻ bị khô, tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.
  • Mỗi ngày, mẹ phải tắt điều hòa ít nhất 2 lần, khi tắt nên mở hết các cửa để đón nắng và không khí mát, dùng quạt thổi hết không khí tù đọng ra ngoài.
  • Khi dùng điều hoà, mẹ nên mua thêm các dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm để có thể đo chính xác nhiệt độ trong phòng con.
  • Tuyệt đối không để điều hòa hay quạt thốc thẳng vào người trẻ

Tóm lại, trong những ngày nắng nóng để đảm bảo cho cơ thể trẻ luôn trong trạng thái tốt nhất, mẹ nên khuyến khích con uống đủ lượng nước và bù nước điện giải cho con. Mỗi đứa trẻ sẽ có những nhu cầu và sở thích khác nhau, vì thế mẹ hãy quan sát và lắng nghe nhu cầu của con và để lựa chọn cho con một loại nước bù điện phù hợp nhất nhé!

Xem thêm bài viết liên quan:


Nước điện giải là gì? Thành phần và HƯỚNG DẪN quan trọng


5 lợi ích VÀNG của nước điện giải không phải ai cũng biết


Em bé uống nước điện giải được không?