Thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện tại là nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ bị viêm đường hô hấp tăng cao. Theo thống kê từ Bệnh viện Nhi Trung ương, có đến 60-70% bệnh nhi đến đây để thăm khám các vấn đề về đường hô hấp như cảm cúm, viêm mũi, viêm họng, dẫn đến sổ mũi, nghẹt mũi… Do đó, khi trẻ bị bệnh về đường hô hấp, bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bố mẹ cần biết cách rửa mũi cho bé tại nhà để giúp bé vệ sinh thông thoáng  đường thở, từ đó cải thiện tình trạng viêm đường hô hấp.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn về cách rửa mũi cho bé, cực kỳ chi tiết và hiệu quả, mời bạn tham khảo!


Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh


Đối với trẻ sơ sinh (nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi), các con không thể tự làm sạch mũi được vì phản xạ hít thở qua miệng của trẻ chưa hoàn thiện. Do đó, cách rửa mũi cho bé sơ sinh an toàn và đơn giản nhất chính là dùng khăn giấy/khăn xô mềm và sạch, xếp nhỏ lại rồi đưa vào mũi để khăn thấm dịch nước mũi đến khi nào mũi bé khô thì thôi.

Ngoài cách trên, bố mẹ cũng có thể dùng nước muối sinh lý kết hợp với bóng hút mũi. Cụ thể như sau:

  • Bước 1: Mẹ cho trẻ nằm ngửa, sau đó nhỏ từ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý dành riêng cho riêng sơ sinh vào mỗi bên lỗ mũi trẻ và chờ ít phút. Cách này nhằm giúp cung cấp độ ẩm, làm lỏng các chất nhầy để việc hút mũi trở nên dễ dàng hơn.
  • Bước 2: Tiếp đến hãy dùng bóng hút mũi, bóp nhẹ quả bóng hút để đẩy không khí ra bên ngoài. Tiếp đó đặt đầu bóng hút vào mũi trẻ và thả tay để hút dịch nhầy tụ ở mũi trẻ. 
  • Bước 3: Vệ sinh bóng hút mũi bằng cách bóp để đẩy khí và dịch ra ngoài. 
  • Bước 4: Thực hiện những động tác vừa kể trên khoảng 2 đến 3 lần cho đến khi quan sát thấy mũi của trẻ sạch sẽ và thông thoáng.

hình ảnh

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bố mẹ cần nhẹ nhàng nhất có thể để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của con

Mẹo: Vì niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, do đó bố mẹ không nên thực hiện động tác rửa mũi quá 2 lần/ngày và 4 ngày/tuần để tránh làm khô, kích ứng, thậm chí chảy máu niêm mạc mũi. Khi thực hiện cần nhẹ nhàng nhất có thể, nếu bé chống cự mẹ hãy lựa chọn một thời điểm khác thích hợp hơn. Đồng thời, chỉ tiến hành rửa mũi khi trẻ thức để nước mũi không chảy ngược vào họng hoặc đường thở.

Cách rửa mũi cho trẻ trên 1 tuổi


Trẻ trên 1 tuổi, niêm mạc mũi tương đối hoàn thiện do đó bố mẹ có thể áp dụng nhiều phương pháp rửa mũi khác nhau như dùng xi-lanh, xông hơi hoặc đơn giản và an toàn hơn chính là dạy trẻ biết cách xì mũi. Tuy nhiên, nguyên tắc chung vẫn là phải đảm bảo thực hiện nhẹ nhàng, tỉ mỉ và cẩn trọng. Dưới đây là chỉ dẫn cách rửa mũi cho trẻ trên 1 tuổi chi tiết dành cho bố mẹ.


Cách 1: Dùng bình xịt

  • Bước 1: Đặt trẻ ở tư thế đầu nghiêng khoảng 45 độ về phía chậu rửa mặt. 
  • Bước 2: Tiếp đến, mẹ đưa vòi bình xịt vào một bên mũi. Xịt dứt khoát vào mũi trẻ, cách này nhằm để nước muối sinh lý chảy từ từ vào khoang mũi, và từ lỗ mũi này sang lỗ mũi kia và chảy ra ngoài đúng vị trí chậu rửa mặt.
  • Bước 3: Lặp lại hành động tương tự ở lỗ mũi còn lại
  • Bước 4: Xì mũi nhẹ nhàng để kiểm tra xem mũi đã thật sự được làm sạch chưa. Nếu chưa hãy dùng khăn giấy vệ sinh lại một lần nữa cho đến khi quan sát thấy mũi của trẻ sạch sẽ và thông thoáng.

Mẹo: Mẹ có thể nhỏ trước vài giọt nước muối để làm lỏng và giảm bớt dịch nhầy trong mũi con trước khi dùng bình xịt. Bố mẹ nên dùng nước muối sinh lý chuyên dành cho rửa mũi để rửa mũi cho trẻ, không tự ý pha nước muối rửa mũi vì nếu không đúng liều lượng dễ khiến trẻ bị tổn thương mũi, kích ứng niêm mạc trẻ.

hình ảnh

Trẻ trên 1 tuổi mẹ có thể dùng bình xịt mũi để rửa mũi cho trẻ

Cách 2: Xông hơi

  • Bước 1: Mẹ hãy mở vòi nước nóng trong phòng tắm 5-10 phút cho đến khi căn phòng có thật nhiều hơi nước và độ ẩm
  • Bước 2: Tiếp đến hãy vào phòng tắm cùng con, việc ngồi trong phòng tắm cho hơi nước sẽ giúp dịch mũi của con lỏng
  • Bước 3:  Mẹ dùng tăm bông nhẹ nhàng để lấy phần dịch ra ngoài.

>>> Có thể bạn quan tâm: 8 bình rửa mũi dùng cho cả nhà, giúp rửa sạch bụi bẩn và ngăn ngừa bệnh hô hấp

Bí quyết dạy con tự xì mũi

Nếu mẹ đã áp dụng những cách trên nhưng mỗi lần làm đều gặp phải sự chống cự từ bé, hoặc bé có biểu hiện khó chịu, hoảng sợ thì cách phù hợp nhất trong hoàn cảnh này chính là dạy con tự xì mũi. Chỉ cần em bé của bố mẹ đã lớn và có ý thức thì việc dạy con tự xì mũi trở nên rất dễ dàng và nhận được sự hợp tác từ bé.

  • Bước 1: Mẹ hãy chuẩn bị một cục bông gòn và vo nó lại thành hình tròn nhỏ. Tuy nhiên không được quá nhỏ mẹ nha, vì con rất dễ vô tình hít vào mũi.
  • Bước 2: Dùng cục bông gòn đó và “sáng tạo trò chơi” cùng con bằng cách khuyến khích con thổi bông bằng mũi. Dạy bé dùng luồng hơi từ mũi để đẩy cục bông di chuyển, bay ra khỏi lòng bàn tay mẹ thì càng tốt.
  • Bước 3: Lặp đi lặp lại “trò chơi” cho đến khi con thành thạo việc thổi bằng mũi. 
  • Bước 4: Tiếp đến mẹ hãy lấy khăn giấy vệ sinh, dùng tay ấn một bên cánh mũi rồi khuyến khích bé dùng lực thổi thật mạnh bên cánh mũi còn lại để đẩy dịch nhầy mũi ra ngoài. Lặp lại tương tự với cánh mũi còn lại mẹ nhé!
  • Bước 5: Cuối cùng mẹ hãy dạy con bỏ khăn giấy vào thùng rác và rửa tay thật sạch bằng xà phòng để tránh lây lan virus.

hình ảnh

Hãy chủ động dạy con cách tự xì mũi khi trẻ lớn và có ý thức mẹ nhé!

Lợi ích của việc rửa mũi


Mẹ biết không, việc làm sạch các chất nhầy trong mũi của bé rất quan trọng vì nếu để lâu có thể nước mũi sẽ di chuyển xuống cổ họng và tạo thành đờm, tệ hơn là có thể khiến con bị ho có đờm, thậm chí gây viêm đường hô hấp, viêm phổi. Do đó, dù bé nhà mẹ ở bất kỳ độ tuổi nào thì việc rửa mũi tại nhà cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé nói chung và đường hô hấp nói riêng.

Loại sạch bụi bẩn giúp đường thở thông thoáng và loại bỏ các tác nhân gây bệnh: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý không chỉ làm sạch những chất bẩn, dịch nhầy mũi, mà còn giúp loại bỏ các loại vi khuẩn bám trên niêm mạc mũi từ đó giúp hạn chế nguy cơ viêm mũi, viêm xoang, viêm họng ở trẻ nhỏ.

Giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn: Dịch nhầy mũi tích tụ gây tắc nghẽn đường hô hấp, khiến bé thở khó khăn, và cảm thấy khó chịu. Do đó bố mẹ nên rửa mũi cho bé để các con cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Lưu ý dù mang đến rất nhiều lợi ích, nhưng mẹ không nên vệ sinh mũi quá nhiều 3 lần/ngày

Trong trường hợp trẻ bị chảy mũi, nghẹt mũi kéo dài, lời khuyên dành cho bố mẹ chính hãy đưa trẻ thăm khám bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn và xử lý kịp thời. Không nên tự ý hút mũi cho trẻ bằng miệng tại nhà, vì hành động này có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, gây lây nhiễm chéo, đồng thời để lại tâm lý sợ hãi cho trẻ.

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Mỗi tối 2 giọt dầu tràm, con tôi từ bé đến 1 tuổi không sổ mũi, ho đờm, chưa kháng sinh nào


Muốn con hết sổ mũi, táo bón, ăn no ngủ kỹ: 5 vị trí chỉ cần mẹ chăm mát-xa mỗi ngày


Điều trị sổ mũi và nghẹt mũi ở trẻ em: Những điều cần biết