Cho con ti xong mẹ phải xem bé ợ hơi hay chưa, nếu chưa thì phải giúp con ợ ra để giảm bớt nguy hiểm khi ngủ.

Vỗ lưng đúng tư thế là cách vỗ ợ hơi cho bé là một trong những kỹ năng mà các mẹ phải học. Vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe, an toàn tính mạng của con. Với những mẹ lần đầu chăm con, chắc hẳn sẽ lóng ngóng không biết cách vỗ ợ hơi cho con. Các mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây.

Vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh

1. Vì sao cần vỗ ợ hơi cho bé?

Trẻ sơ sinh đường ruột rất yếu ớt, kích thước dạ dày rất nhỏ. Cấu tạo dạ dày nằm ngang, cơ thắt tâm vị phát triển kém nên nếu nuốt phải nhiều khí trẻ dễ bị trào ngược, nôn trớ.

vì sao phải vỗ ợ hơi cho bé

Giúp bé ợ hơi sẽ giảm thiểu trường hợp con ọc sữa trong lúc ngủ

Nhiều trường hợp trẻ đi ngủ ngay sau khi ti sữa mẹ, nằm ngay xuống giường và bị ọc sữa. Một số trường hợp dẫn đến nguy hiểm, ngạt thở, nhẹ thì con mất giấc ngủ, khóc quấy. Nặng có thể tổn thương não, hôn mê hoặc qua đời.

Cho nên sau khi cho con ti sữa mẹ xong, mẹ nên vỗ ợ hơi cho con rồi hẳn để con nằm xuống giường ngủ.

2. Vỗ ợ hơi cho bé bao lâu?

Tùy thuộc vào lượng khí có trong dạ dày bé mà thời gian vỗ ợ hơi khác nhau. Thông thường, bé sẽ ợ hơi tối đa là trong 10 – 15 phút sau khi được mẹ vỗ cho. Còn nếu dài hơn thời gian này, mẹ nên đổi tư thế vỗ ợ hơi khác cho con.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ cách ợ hơi cho bé

Cách vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh

Cách vỗ lưng cho bé ợ hơi

Dưới đây là những cách vỗ ợ hơi cho bé, mẹ có thể thử và chọn ra cách mẹ thuận tay, bé thấy thoải mái và nhanh ợ hơi nhất.

cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Các cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Cách 1:

  • Mẹ đặt một chiếc khăn sạch lên vai, bế vác bé, để đầu bé dựa vào vai mẹ.
  • Một tay bế, một tay xoa vùng lưng bé theo hình tròn hoặc chụm bàn tay lại vỗ lưng theo hướng từ dưới lên.

Cách 2:

  • Đặt một chiếc khăn sạch lên đùi, cho bé ngồi dựa vào người, đầu bé tựa vào vai, thân bé áp vào ngực mẹ.
  • Một tay giữ đầu và ngực bé, một tay xoa lưng theo hình tròn hoặc chụm bàn tay vỗ nhẹ từ dưới lên.
  • Cho bé ngồi hơi nghiêng về trước để quá trình ợ hơi được dễ dàng hơn.

Cách 3:

vỗ lưng ợ hơi cho con

Vỗ lưng, xoa nhẹ nhàng để giúp bé ợ hơi

  • Cho bé nằm sấp trên cánh tay, đảm bảo phần đầu cao hơn ngực.
  • Mẹ dùng lòng bàn tay xoa theo hình tròn trên lưng bé.
  • Hoặc mẹ có thể cho bé nằm sấp ngang trên đùi, bụng bé được đặt lên một chân còn đầu bé nằm ở chân bên kia, sau đó vỗ lưng, xoa nhẹ nhàng để giúp bé ợ hơi.

Cách 4: Dành cho những bé đã cứng cáp, con có thể tự giữ cổ thẳng mà không cần mẹ phải đỡ phần sau gáy.

  • Mẹ bế bé trước ngực, mặt bé hướng ra ngoài, một tay đỡ mông con, tay còn lại vòng qua bụng tạo áp lực nhẹ.
  • Sau đó mẹ đứng, đi qua lại nhẹ nhàng, kết hợp áp lực tay, các hơi từ dạ dày sẽ được thoát ra ngoài.
  • Dù ở tư thế nào thì mẹ cũng nhớ phải xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng, tránh làm con sợ, khó chịu.

Cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ, nằm ti ngủ

Cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ hay cách vỗ ợ hơi khi bé nằm bú thường sẽ khó thực hiện hơn. Nếu không khéo sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Tuy nhiên, dù khó mẹ vẫn có thể tranh thủ vài phút trước khi con ngủ sâu để vỗ ợ hơi. Có thể áp dụng các cách dưới đây.

Cách 1: Tư thế tựa vào vai

  • Cách này phù hợp với những bé nằm ti ngoan, ngủ ngoan. Các bước như sau:
  • Xoay em bé thẳng đứng và dựa vào ngực của mẹ, đầu tựa vào vai. Đặt một tay dưới mông để đỡ bé.
  • Khum lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng vỗ nhẹ vào lưng trẻ giữa hai xương bả vai.
  • Nếu vỗ nhẹ không hiệu quả, hãy thử xoa phần lưng trên của trẻ theo chuyển động tròn bằng lòng bàn tay.
  • Cách này cũng có thể giúp mẹ đánh thức trẻ một cách nhẹ nhàng, không làm con khó chịu, gắt gỏng.

Cách 2: Tư thế tựa vào ngực

  • Tư thế vỗ ợ hơi đặt bé tựa lên ngực có thể sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn, trẻ có thể dễ dàng ngủ lại sau khi bú.
  • Đầu tiên, mẹ nhẹ nhàng nâng trẻ lên ngực, một tay đặt lên lưng và một tay đặt dưới mông.
  • Nên để bé ở tư thế cuộn tròn, tránh duỗi thẳng chân để giúp bé yên tâm ngủ ngon.
  • Xoa lưng trẻ theo chuyển động tròn, nếu con chưa ợ được thì mẹ chuyển sang vỗ nhẹ.

Cách 3: Đặt vào lòng

  • Cách này dành cho những mẹ đang cho con bú và ngồi trên ghế. Bé vẫn có thể tiếp tục ngủ ngon dù mẹ vỗ ợ.
  • Mẹ đang ngồi bế con thì nhẹ nhàng lật bé nằm sấp, để bé nằm trên đùi mẹ.
  • Đặt một cánh tay dưới cằm, ngực của bé, nâng phần trên của con cao hơn một chút.
  • Tay còn lại vỗ lưng, hoặc xoa lưng theo chuyển động tròn. Khi con ợ xong thì lật con nằm ngửa trở lại.

Vỗ ợ hơi những bé không ợ

Nếu mẹ đã vỗ lưng, xoa lưng, thử nhiều tư thế mà bé vẫn chưa ợ thì mẹ cần thực hiện theo cách khác. Lúc này mẹ nên kéo đầu gối của bé lên gần ngực, hoặc nhẹ nhàng xoa bụng con.

Nhiều trường hợp trẻ nôn trớ, ngạt thở trong lúc ngủ chỉ vì đầy bụng, không kịp xuống sữa sau khi ti đã vội nằm xuống ngủ. Do đó, mẹ cần biết cách vỗ ợ hơi cho bé để đảm bảo sự an toàn và giấc ngủ ngon cho con.

Xem thêm bài nguồn tại:

https://kidshealth.org/en/parents/burping.html

https://www.unicef.org/parenting/child-care/how-to-burp-baby

Xem thêm bài viết liên quan:

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh: Kỹ thuật vỗ chuẩn nhất

Cách vỗ lưng chữa trẻ sơ sinh không ợ hơi được, cho bé ăn ngon, ngủ khỏe, tăng cân đều

Đố mẹ vì sao phải khum bàn tay khi ợ hơi cho con và điều an toàn nhất khi quấn khăn cho con là gì?