Ợ hơi giúp bé tiêu hóa, không đầy bụng, nôn trớ, ọc sữa sau khi bú. Vậy trường hợp trẻ sơ sinh không ợ hơi được, các mẹ phải làm sao?



webtretho



Ảnh: Hello for kid



Trong quá trình chăm bé sơ sinh có rất nhiều vấn đề khiến các bà mẹ lo lắng, trong đó có tình trạng trẻ sơ sinh không ợ hơi được. Như các mẹ cũng biết, ợ hơi là hiện tượng thường gặp ở các bé sơ sinh. Bằng cách ợ hơi, các bé có thể giảm đầy bụng, khó chịu, nôn trớ hay ọc sữa,... Tuy nhiên đối với các bé không ợ hơi được, các mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đã có cách đơn giản đây rồi.



Những lợi ích khi trẻ sơ sinh ợ hơi sau khi bú xong



Nhiều mẹ lần đầu làm mẹ có thể chưa có nhiều kinh nghiệm nên nghĩ rằng đây chỉ là một tình trạng rất bình thường ở trẻ sơ sinh. Thật ngạc nhiên khi biết rằng ợ hơi ở trẻ sơ sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho bé, có thể kể đến như:



– Loại bỏ những bong bóng khí thừa bên trong dạ dày trẻ: Trong quá trình bú mẹ hoặc bú bình, trẻ vừa nuốt sữa vừa nuốt theo một lượng khí. Ợ hơi giúp bé đẩy những khí này ra ngoài để ngăn bé bị quấy khóc, giúp bé thoải mái hơn, không bị đầy bụng hay khó chịu.



- Tránh nôn trớ, ọc sữa: Trẻ sơ sinh bị nôn trớ, ọc sữa là tình trạng rất thường gặp. Vỗ ợ hơi giúp bé tránh được tình trạng này sau khi bú mẹ được hầu hết các mẹ áp dụng.



- Giúp bé bú được nhiều sữa hơn: Vỗ ợ hơi giúp đẩy các chất không khí ra ngoài sẽ tạo thêm chỗ trống cho dạ dày, từ đó bé có thể bú được thêm sữa thay vì với cái bụng căng cứng, chướng.



Đối với trẻ sơ sinh, ợ hơi là việc cần thiết để giúp bé bú được nhiều sữa, giảm khó chịu, tránh nôn trớ, ọc sữa. Tuy nhiên, cách vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh cần thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả.



Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật và an toàn



webtretho



Vỗ ợ hợi giúp bé tránh nôn trớ, ọc sữa sau khi bú mẹ



Cách vỗ ợ hơi cho bé có nhiều cách, nhìn chung rất dễ dàng, chỉ cần mẹ áp dụng đúng kỹ thuật sẽ thấy hiệu quả. Dưới đây là 3 tư thế vỗ ợ hơi cho bé rất phổ biến vừa an toàn lại hiệu quả, được rất nhiều mẹ áp dụng.



webtretho



- Tư thế 1: Bế bé áp vào ngực



Mẹ sẽ ngồi hoặc đứng ở tư thế thẳng người. Ôm bé vào ngực như trên hình và điều chỉnh sao cho phần thân dưới của bé áp vào ngực của mẹ. Đầu bé cao hơn vai mẹ. Một tay mẹ đỡ mông bé, tay còn lạy vỗ nhẹ đều đặn ở lưng.



- Tư thế 2: Đặt bé ngồi trong lòng mẹ



Ở tư thế này, mẹ đặt bé ngồi trên đùi của mình như trên hình. Một tay mẹ bế đỡ phần ngực và cằm của bé. Tay còn lại dùng lòng bàn tay nhẹ nhàng vỗ vào lưng bé.



- Tư thế 3: Đặt bé nằm sấp



Mẹ đặt bé nằm sấp như hình tư thế số 3. Cố gắng điều chỉnh để bé không cảm thấy khó chịu. Một tay nâng đỡ phần đầu của bé, đặt cằm của bé nằm ở gần cổ tay của mẹ sao cho đầu cao hơn ngực. Tay còn lại nhẹ nhàng vỗ vào lưng bé đều đặn.



Trong quá trình vỗ ợ hơi cho bé, các mẹ nên nhớ đặt một tấm khăn ngăn giữa mẹ miệng bé và quần áo của mẹ.



Thời điểm thích hợp nên vỗ ợ hơi cho bé



Ngoài đúng kỹ thuật, các mẹ cũng phải chọn thời điểm thích hợp vỗ ợ hơi cho bé. Các mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé trong những thời điểm sau:



- Giữa hoặc sau mỗi bữa ăn của bé.



- Khi chuyển cho con bú sang bên ngực còn lại



- Khi bé bú hết một nửa bình sữa.



Thật ngạc nhiên khi biết rằng các ông bố cũng là chuyên gia trong chuyện vỗ ợ hơi cho con đấy các mẹ. Vậy nên, các mẹ có thể nhờ bố giúp khi cần nhé.



Tổng hợp