Nâng cao sức khỏe cho người già là điều rất cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ. 

Người cao tuổi là đối tượng luôn cần nhiều sự quan tâm của chúng ta. Bởi, tâm sinh lý của họ có sự thay đổi theo thời gian nên việc chăm sóc cũng phải phù hợp. Để nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi thì mọi người cần chú ý đến những thói quen sống thường ngày.

nang cao suc khoe 1

Người già cần chú ý tới việc cải thiện sức khỏe. Ảnh minh họa

Dưới đây là những việc mà người cao tuổi nên dành thời gian để thực hiện hàng ngày. Bởi, nó giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống đáng kể đấy. 

Nâng cao sức khỏe bằng cách duy trì thói quen lành mạnh

Những thói quen lành mạnh bao giờ cũng mang đến lợi ích cho sức khỏe, nhất là với những người cao tuổi. Vì thế, muốn cải thiện sức khỏe thì nên chăm tập thể dục và đi khám định kỳ thường xuyên để đảm bảo sức khỏe kiện khang.

1. Nâng cao sức khỏe thông qua việc tập thể dục

Người cao tuổi thường không còn giữ được độ dẻo dai cũng như sức mạnh và khả năng chịu đựng của cơ, xương, khớp... như trước. Để thay đổi tình trạng này thì mọi người cần thay đổi ngay lối sống ít vận động. Bởi, việc ít vận động sẽ làm quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn, nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Tập thể dục là cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời, nó cũng là biện pháp hữu hiệu để giảm cân, chống loãng xương, cải thiện cơ lực. Đây cũng là cách giải tỏa áp lực, giúp cải thiện tâm lý cho người già.

Bên cạnh những bài tập tốt cho xương khớp người cao tuổi thì bạn cũng nên chú ý tới thời gian thực hiện. Theo đó, những người già nên dành 3 - 5 ngày/tuần để tập, mỗi lần khoảng 20 - 60 phút. Mức độ luyện tập nên tùy vào thể trạng của bản thân, không nên tập quá sức vì dễ gây hại sức khỏe. 

Khi tập thể dục, người già cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Đồng thời, tự theo dõi các dấu hiệu của bệnh mạch vành, cao huyết áp. Đây là những vấn đề thường gặp với họ. Nếu có triệu chứng thì nên ngừng ngay, đừng cố. 

Người cao tuổi có thể lựa chọn bộ môn đi bộ nhanh hoặc đạp xe nhẹ nhàng. Đây là cách vận động không quá mạnh, rất thích hợp với thể trạng của người già. 

2. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Với bất kỳ độ tuổi nào, việc kiểm tra sức khỏe đều đóng vai trò quan trọng. Song với những người già thì kiểm tra sức khỏe định kỳ càng cần thiết hơn bao giờ hết. 

nang cao suc khoe 2

Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh hoặc nguy cơ. Ảnh minh họa

Đây là cách tốt nhất để phát hiện yếu tố nguy cơ, mầm bệnh hoặc bệnh. Bởi, không phải bệnh nào cũng có triệu chứng từ khi khởi phát. Trong khi đó, nguy cơ người già bị cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, ung thư... là rất cao. Có không ít trường hợp phát hiện bệnh nhờ đi khám định kỳ.

Mặc dù đi khám định kỳ tốn kém nhưng nó là cách tốt nhất để bạn có thể tiêu diệt mầm mống bệnh tật từ ban đầu. Chỉ có thể thì cuộc sống mới dễ chịu, sống thọ hơn thôi.

Có thể bạn quan tâm: Sau 45t có 5 kiểu thể dục tập ít càng tốt, ghi nhớ 3 'không' để luôn khỏe mạnh, đỡ bệnh tật

Nâng cao sức khỏe cho người già: Bỏ các thói quen xấu

Hút thuốc lá, uống rượu bia... là những thói quen không lành mạnh với cả người trẻ lẫn già. Đặc biệt, với người cao tuổi thì nó ảnh hưởng nhiều hơn hản. Bởi, theo thời gian, cơ thể đã tích tụ nhiều chất độc. Với lại, tuổi già thì khả năng đào thải độc tố cũng kém hẳn đi. 

1. Bỏ thói quen hút thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người cao tuổi. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc gây ra các vấn đề về hô hấp. Chẳng hạn như bệnh viêm phổi ở người già, ung thư phổi nói riêng và các bệnh ung thư nói chung. 

Bên cạnh đó, đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mạch vành, tăng nguy cơ bị loãng xương cho nhóm đối tượng này. 

Việc từ bỏ thói quen hút thuốc sẽ giúp cải thiện sức khỏe và nâng cao tuổi thọ. Bởi, các chất độc này rất nguy hiểm trong khi hệ miễn dịch của người già thì ngày một yếu đi. Vì vậy, cách tốt nhất để có sức khỏe tốt, ít bệnh tật là bỏ thuốc càng sớm càng tốt. 

2. Hạn chế rượu bia

Việc uống nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, xơ gan, viêm gan, viêm teo dạ dày, viêm tụy, bệnh thần kinh ngoại vi... Nói chung, có rất nhiều bệnh mãn tính liên quan tới vấn đề uống rượu. Trong đó, nguy hiểm nhất là ung thư. 

nang cao suc khoe 3

Nên bỏ rượu bia, thuốc lá càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa

Người cao tuổi sử dụng rượu còn rất dễ bị ngộ độc rượu. Nguyên nhân là do tuổi già khiến khả năng chuyển hóa giảm đi rõ rệt. Đồng thời, sự nhạy cảm của não với rượu cũng tăng lên. Vì vậy, nếu người cao tuổi sử dụng rượu thì nguy cơ phải nhập viện, thậm chí là tử vong vì ngộ độc rượu là không hề thấp.

Đáng nói, triệu chứng ngộ độc rượu còn rất dễ nhầm với bệnh mãn tính và vấn đề thay đổi thể lực khác ở người cao tuổi. Do đó, tốt nhất nên hạn chế, nếu bỏ được thì bỏ ngay. 

Có thể bạn quan tâm: Sang tuổi 40, người khôn sẽ bỏ ngay 7 thói quen kẻo về già sức cùng lực kiệt, quanh năm ở viện

Nâng cao sức khỏe cho người già bằng cách đề phòng tai nạn xảy ra

Khi tuổi cao, hệ cơ xương và thị lực suy yếu. Hầu hết người gia đều mắt kém, tai kém, giảm cảm giác sờ, mất thăng bằng, tư thế bất thường, cơ yếu... Bên cạnh đó, người già còn hay gặp những vấn đề về thần kinh như suy giảm trí nhớ, sa sút tâm thần, lú lẫn...

Vì vậy, việc xảy ra tai nạn với người già là rất dễ hiểu. Tai nạn thường gây đau, chấn thương và khiến họ mất khả năng hoạt động. Hơn nữa, khả năng hồi phục của người già cũng kém hơn người trẻ. 

nang cao suc khoe 4

Chăm sóc người cao tuổi đúng cách để phòng tai nạn. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ gặp tai nạn cho người già bằng cách cải thiện độ an toàn của môi trường sống. Chẳng hạn, bạn sử dụng các loại sơn có màu sắc khác nhau để người cao tuổi dễ nhận biết được vật nguy hiểm. Hay như chăm chỉ để ý và dọn dẹp những vật cản trên đường đi. Gắn tay vịn ở những chỗ dễ bị ngã, đảm bảo đủ ánh sáng cho căn nhà... cũng là cách có thể hạn chế nguy cơ tai nạn cho người già. 

Có thể bạn quan tâm: 'Từ nay không đau nữa mẹ ơi': Con gái vung tay tiễn mẹ 'đi' sau 10 năm chăm sóc nằm giường

Trên đây là những cách giúp nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi mà bất cứ ai cũng cần biết. Nó không quá cầu kì, không phải thứ gì 'đao to búa lớn' nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ. Hơn hết, hãy dùng sự yêu thương và bao dung với người cao tuổi bạn nhé. 

Bài viết xem thêm: 

Bí quyết giúp người lớn tuổi kéo dài tuổi thọ và làm chủ tuổi già

3 lời khuyên cho người cao tuổi để duy trì vận động có lợi cho sức khỏe