Vào khu cách ly là để hạn chế lây nhiễm, tự bảo vệ bản thân trước tiên và sau đó là người thân, cộng đồng. Vậy mà chẳng hiểu nổi nhiều người bày ra lắm nỗi éo le, ai nấy nhìn vào cũng thấy “ngứa mắt”. 

Hết chuyện nhiều người bát nháo đứng chật cả cổng KTX ĐHQG TPHCM để tiếp tế hàng hóa cho con cháu đang cách ly bên trong, mới đây còn có chuyện nhiều người “lừa” shipper để đặt trà sữa rồi ném qua hàng rào, bất chấp quy định. 

hình ảnh

Dịch Covid-19 vẫn vô tư karaoke 'chân dài' mua vui hay đi nước ngoài thăm gia đình: Hãy ở yên

14 ngày trong khu cách ly dĩ nhiên đâu thể thoải mái như bên ngoài, lắm lúc thèm thuồng một ly trà sữa hay món ăn vặt là chuyện dễ hiểu. Nhưng 14 ngày cũng không phải quá dài như 14 năm để giở nhiều chiêu trò lách luật. Nhiều người, có lẽ là các bạn trẻ, đã nảy ra ý tưởng đặt hàng qua các ứng dụng giao hàng và chọn địa điểm là các quán xá gần khu cách ly. 

hình ảnh


(Ảnh: yeah1)

Khi shipper đến nơi thì rõ ràng họ đã vào tình thế đã rồi, buộc phải tìm cách đưa hàng vào bên trong khu cách ly hoặc phải “ăn cho hết” số hàng ấy. Từ đó mới có chuyện nhiều nhân viên giao hàng phải chuyển qua hàng rào cách ly. Dĩ nhiên điều này vi phạm quy định của khu cách ly vì hàng hóa phải được khử trùng rồi mới đến tay người bên trong để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. 

"Chuyện cũng chẳng mới mẻ gì. Chiều nay em có nhận được đơn giao qua làng đại học. Ban đầu em đã nhắn tin trước. Ai ngờ chị ấy lừa em. Em tưởng định vị sai vì ban đầu chị khăng khăng giao hàng ở quán cà phê. Đến nơi chị gọi "hú hú giao hàng bên đây anh ơi!" ngay sau hàng rào sân bóng”, một shipper cho biết đã “mắc lừa” ra sao. 

hình ảnh

hình ảnh


(Ảnh: yeah1)

Ăn uống là nhu cầu tối thiểu của mỗi người nhưng chuyện uống trà sữa hay ăn vặt khi đang cách ly, đến nỗi lừa shipper và bất chấp quy định là rất đáng lên án. Nhịn trà sữa vài ngày cũng không thể giãy đành đạch ra được, chưa kể còn tốt cho sức khỏe nữa chứ. Lén lút giao qua hàng rào vừa gây tình cảnh phản cảm, lại chứa mầm nguy hiểm lây nhiễm vì những người cách ly toàn trở về từ nước ngoài. 

Cũng nhân nói chuyện ăn uống, nhiều người được tiếp tế đồ ăn thừa mứa đến nỗi bày biện như cả sạp tạp hóa. Thoạt nhìn thấy vui mắt vì người cách ly biết tạo niềm vui, thích nghi tốt và không phàn nàn kêu ca. Nhưng nghĩ thêm mới thấy, những hình ảnh đó ít nhiều “khích” người khác cũng bày biện như vậy, rồi lại bắt người thân bên ngoài gửi thật nhiều đồ ăn, hàng hóa vào. Nhìn cảnh các tình nguyện viên đổ mồ hôi ròng ròng, oằn lưng khiêng vác từng thùng hàng dưới nắng mới thấy xót xa. Hãy gửi hàng vừa đủ dùng, vừa giúp người khác không phải khuân vác nặng nhọc, lại đỡ tình trạng lãng phí sau khi xong cách ly. 

hình ảnh


(Ảnh: baomoi)

Chưa kể, có cả thanh niên lớn tồng ngồng, đi du học này nọ phải có gấu bông ôm mới ngủ được. Thế là phải bắt gia đình bên ngoài gửi em gấu màu hồng vào. Nhìn cảnh 2 tình nguyện viên từ chối món hàng vừa buồn cười vừa thấy đắng ngắt. Cả khu cách ly đâu chỉ có vài người, mà chả chục nghìn người nên ai cũng đòi gấu bông mới ngủ được hay có gối mềm mới ngon giấc hoặc tủ lạnh ướp bia lon mát mẻ ngày nóng đổ lửa. Ôi thôi, lúc này, nhu cầu nên gạt bỏ bớt những cái dư thừa, đừng đem thói quen lúc ở nhà để áp lên khu cách ly rồi làm khổ, làm cực người khác. 

hình ảnh


(Ảnh: baomoi)

Con người vẫn luôn có những góc khuất xấu xí như vậy, khi đặt vào cảnh sống chung tập thể mới thấy nổi cộm và “ngứa mắt” vô cùng. Dĩ nhiên là có người này người khác, có kẻ “lừa” shipper giao hàng thì cũng có cô gái tranh thủ 14 ngày cách ly để dạy tiếng Anh online miễn phí, hay có người sống chậm bằng đọc sách, tập yoga và phối hợp ăn ý. Sống là phải biết nhìn trước nhìn sau, thức thời phù hợp hoàn cảnh để không biến mình thành kẻ kệch cỡm, hành xử nông cạn.

Nguồn tham khảo: Tổng hơp Internet