Nhiều người đã bất chấp gửi hàng hóa tiếp tế cho người thân đang cách ly tại các khu ký túc xá ĐHQG TPHCM. Nhìn mà chán, khung cảnh vừa bát nháo lại tiềm ẩn quá nhiều rủi ro lây nhiễm. 

Trong những ngày qua, lượng người Việt tứ nước ngoài ồ ạt về tránh dịch Covid-19 và vài khu tại ký túc xá ĐHQG TPHCM được dùng làm nơi cách ly. Nhiều người vì xót con/người thân thiếu thốn trong 14 ngày nên tìm mọi cách để gửi đồ vào bên trong. Nếu gửi những món thiết yếu hoặc số lượng ít thì còn chấp nhận, cảm thông phần nào. Đằng này, nhiều người rất bất chấp và chăm chăm nghĩ lợi ích của mình mà vô tâm trước nỗi cơ cực của bao người khác. 

hình ảnh

Từng lên tivi nói về tự cách ly, bác sĩ trốn khai báo rồi nhiễm Covid-19: Có thể lây 1200 người

Giữa trưa nắng gắt của những ngày tháng 3, nhiều tình nguyện viên mồ hôi nhễ nhại, khuân từng thùng hàng nặng trĩu vào khu cách ly. Đó có thể là thực phẩm, quần áo, các vật dụng sinh hoạt… được người thân gửi vào tiếp tế cho người cách ly. 

hình ảnh


Những tình nguyện viên khuân hàng tiếp tế dưới nắng gắt. (Ảnh: yeah1)

Theo quy định, hàng hóa được tiếp tế phải qua khâu khử khuẩn trước khi đến tay người cách ly để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm. Tuy nhiên có tình trạng nhiều người lén ném qua hàng rào để người bên trong nhanh nhận được hàng. Để tiết kiệm chút thời gian mà bất chấp quy định, thậm chí có thể gây nguy hiểm vì dễ lây nhiễm lung tung. 

hình ảnh


(Ảnh: lost bird)

Cũng vì tâm lý của nhiều người quá xót con, sợ 14 ngày sống trong khu cách ly phải thiếu thốn khổ sở nên mới gửi vào hàng chục ký hàng hóa. Rồi bát nháo, lố nhố đứng chật trước cổng khu cách ly gây ảnh hưởng đến những tình nguyện viên. Chưa kể, càng gửi hàng nhiều là càng khiến những nhân viên ở khu cách ly thêm vất vả, cơ cực. Nhìn những giọt mồ hôi, đôi vai oằn xuống khiêng hàng dưới cái nắng gắt gao của những tình nguyện viên mà xót xa. Nhiều người sợ con mình khổ, mà không nghĩ cảm giác của ba mẹ các tình nguyện viên. 

14 ngày cách ly, trước tiên là để đảm bảo sức khỏe của những người trở về từ nước ngoài và sau đó là người thân của họ, cộng đồng xung quanh. Chưa kể đâu phải vào đó là bị bỏ đói bỏ khát, sống đày ải, vậy mà nhiều người cứ làm lố, gửi từng thùng hàng nặng trĩu để tiếp tế. 

hình ảnh


Người cha lắp tủ lạnh để gửi vào cho con đang cách ly nhưng đã bị từ chối. (Ảnh: news zing)

Buồn cười hơn cả là có trường hợp lén gửi cả tủ lạnh hay bia lon giấu trong thùng carton cho người cách ly. 14 ngày mà cứ như là 14 năm sống trên đảo hoang hoặc vào đấy để hưởng thụ bia lon ướp lạnh hay sao? Có những người hành xử chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân mà quên đi cái chung của cộng đồng. Nếu ngày thường, con cái từ nước ngoài về thì chăm sóc chu đáo, cơm bưng nước rót ở nhà bạn thì chẳng ai nói gì. Còn này là ở khu cách ly, càng gửi nhiều đồ đạc không cần thiết càng làm khổ các tình nguyện viên, sống ích kỷ và kệch cỡm mang tiêu chí ngày thường áp lên lúc dịch bệnh hoành hành. 

14 ngày cách ly dù sao cũng sống trong mát, được ăn uống ngủ nghỉ đàng hoàng, lại còn được thăm khám sức khỏe mỗi ngày. Trong khi đó, hình ảnh những tình nguyện viên hay nhân viên y tế phờ người mệt mỏi mà xót xa. Họ chấp nhận chịu thiệt, ăn ngủ tranh thủ để chung tay đẩy dịch nên mọi người hãy sống bớt vô tâm, biết nghĩ đến cái chung thay vì chăm chăm cho bản thân. 

hình ảnh


Nhiều người chen chúc gửi hàng gây nên cảnh bát nháo trước khu cách ly, dễ lây nhiễm dịch bệnh. (Ảnh: Internet)

Bức tranh cách ly mùa dịch có chút xấu xí, đáng lên án nhưng cũng có những câu chuyện rất ấm lòng. Nhiều người vào cách ly rất hợp tác, thích nghi nhanh chóng và biết tìm niềm vui qua việc tập thể dục, đọc sách, thiền… như trường hợp siêu mẫu Võ Hoàng Yến đang cách ly tại KTX ĐHQG TPHCM. 

Thời điểm này thì gác chút nhu cầu hưởng thụ để sống vì cộng đồng và quan trọng là sức khỏe lên hàng đầu cũng đâu có gì khó khăn. Về người đang cách ly, chịu hợp tác và thích nghi để kết thúc thời gian 14 ngày trong vui vẻ thay vì chê bai, phàn nàn và kệch cỡm đến vô tâm. Về trường hợp có người thân đang cách ly, đừng ồ ạt gửi hàng tiếp tế không cần thiết và thử nghĩ đến việc “trả ơn” những tình nguyện viên đang hết lòng lúc này như gửi thực phẩm, khẩu trang…

Nguồn tham khảo: Tổng hợp Internet