Thay vì về nước tránh dịch, nhiều người Việt sinh sống và học tập tại nước ngoài đã quyết định ở lại. Đặc biệt, nhiều người ở tại Anh hay Ý, Mỹ vốn là những nơi đang bùng phát nhiều ca nhiễm Covid-19 nhưng đã có lựa chọn và suy nghĩ khiến chúng ta phải suy ngẫm. 

Trong những ngày vừa qua, TP HCM và Hà Nội đón hàng chục ngàn người Việt từ nước ngoài về khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh. Từ đó, vấn đề về cách ly, nhân viên y tế, xét nghiệm và chữa trị miễn phí được đặt ra và thậm chí dấy lên nhiều tranh cãi. 

hình ảnh

Từng lên tivi nói về tự cách ly, bác sĩ trốn khai báo rồi nhiễm Covid-19: Có thể lây 1200 người

Dù mỗi người mỗi cảnh, đang học tập hay làm việc tại nhiều nơi đang bùng dịch nhưng tựu chung tâm lý của những người chọn ở lại trong lúc này là không muốn trở thành gánh nặng cho đất nước. Như câu chuyện của một du học sinh đang theo học tại Pháp, dù nơi của cô đã có 50 ca dương tính nhưng Kiều Anh đã kiên quyết ở lại. Dĩ nhiên, cha mẹ của cô khó bề yên tâm khi theo dõi tin tức cập nhật liên tục nhưng Kiều Anh đã thuyết phục mẹ. 

Quay về nước lúc này còn là bài toán nan giải, nào là di chuyển đến sân bay, từ đó ngồi trên máy bay ròng rã nửa ngày và tiếp xúc đông người. Khi đến nơi sẽ vào khu cách ly, gây thêm áp lực cho những nhân viên y tế. Bởi vậy, Kiều Anh đã chọn ở lại, tự cách ly trong nhà đôi khi còn an toàn, không phải ra sân bay đông người. 

"Ngân sách và cơ sở vật chất Việt Nam cũng có hạn. Nếu ai cũng về nước tránh dịch như em thì đất nước lại thêm gánh nặng" - Kiều Anh cho biết- "Thời điểm này, chỉ cần ở yên nhà là bọn em đã bảo vệ tốt bản thân và những người xung quanh".

hình ảnh


Kiều Anh (ngồi giữa) quyết định không về giữa mùa dịch và các bạn cùng nhà. (Ảnh: VNE)

Hay ở vai trò của một người mẹ như MC Quỳnh Hương, chị cũng thống nhất với con trai sẽ ở lại Anh trong lúc này thay vì trở về. “Những ngày này, khi chọn lựa cả Ở lại hay Về đều tiềm ẩn những khó khăn như nhau, thì ta hãy chọn lối nào đỡ nhọc nhằn cho những người khác, và đỡ nguy hiểm trực tiếp hơn cho mình. Đi về, rất rất nhiều khả năng con sẽ dính nhiễm ngay trên máy bay. Ở lại, những ngày khu trú một chỗ, con sẽ có nhiều cái để đọc, để học, để thêm khôn lớn”. 

Chị còn nhìn nhận tích cực, rằng quyết định cho con trai ở lại Anh có thể là thời điểm để con trưởng thành hơn, cứng cáp hơn dù vây quanh biết bao khó khăn, thậm chí cả nguy hiểm. “Đi qua cái thời đặc biệt này, chắc chắn con sẽ Trưởng thành! Mình không thể bảo vệ con cả đời được”. 

hình ảnh


MC Quỳnh Hương và con trai. (Ảnh: vtc)

Tính tới thời điểm hiện tại, có thể việc quay về nước đã khó khăn, thậm chí là bất khả thi vì nhiều hãng bay đã tạm ngưng phục vụ. Ngoài 2 trường hợp ví dụ ở trên, dĩ nhiên thực tế còn rất nhiều bạn trẻ chọn ở lại. Đó là lựa chọn riêng của mỗi người dù Việt Nam luôn rộng mở đón chào mọi người quay về giữa lúc dịch Covid-19. 

Điều đáng khen là họ có chính kiến và biết tự bảo vệ bản thân, không muốn thành gánh nặng cho người khác. Thay vì tụ tập đông người ở sân bay, họ có ý thức ở yên trong nhà, mua sắm lương thực đủ dùng và dùng thời gian này để trau dồi bản thân, sống chậm lại. 

hình ảnh


Nữ du học sinh chê bai KTX bẩn thỉu khi đang cách ly. (Ảnh: Internet)

Trong khi đó, nhìn lại những trường hợp du học sinh trở về rồi thẳng thừng chê bai khu cách ly thiếu thốn, bẩn thỉu trong mấy ngày qua mà ngán ngẩm, chán chường. Để có khu cách ly tại ký túc xá ĐHQG TPHCM, nhiều sinh viên phải nhanh chóng thu dọn đồ đạc, rồi nhân viên y tế lẫn tình nguyện viên làm việc thâu đêm suốt sáng, ăn ngủ vội vàng và tranh thủ.

Đổi lại là những lời chê bai đầy nông cạn, thậm chí là kém ý thức của vài người trở về từ nước ngoài. Chẳng rõ đã học được những kiến thức bổ ích gì hay chưa nhưng riêng kỹ năng làm người tử tế là quá yếu kém. 

Trong lúc này, về hay ở là quyết định mỗi người nhưng quan trọng phải có ý thức tự bảo vệ bản thân và sau đó là thấu hiểu nỗi vất vả của người khác để sống ý tứ hơn, bớt nông cạn hời hợt.

Nguồn tham khảo: VNE, Tổng hợp Internet