Theo thống kê, ước tính những ngày tới TP HCM có thể đón 17.000 người Việt từ nước ngoài về, trong khi con số này ở Hà Nội khoảng 10.000 đến 15.000 người. Từ đây những tranh cãi cũng nảy ra xoay quanh vấn đề cách ly, điều trị bệnh do virus Covid-19 miễn phí. Liệu có nên còn miễn phí hay sẽ thu phí? 

hình ảnh

Với số người trở về từ nhiều nơi, nhất là tâm dịch, như hiện nay thì tình hình cách ly cũng như điều trị người nhiễm bệnh sẽ là bài toán nan giải. Không chỉ về nơi cách ly, đội ngũ nhân viên y tế mà còn là kinh phí vì tính tới hiện nay mọi thứ vẫn đang được miễn phí. Dĩ nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia vì phải chi ra một số tiền để đẩy lùi dịch bệnh. 

Lúc này, nhiều ý kiến cũng đề xuất nên thu phí cách ly cũng như chi phí điều trị người Việt từ nước ngoài trở về và người nước ngoài đến Việt Nam. Đưa ra ý kiến này, ai cũng có lý lẽ của riêng mình, tuy nhiên, đó là vấn đề cần xét lại. Có thể nói rằng, dù người Việt ở nước ngoài không trực tiếp đóng góp cho đất nước khi chưa có dịch nhưng thời gian qua số lượng kiều hối gửi về cũng đáng kể. 

Ngoài ra, họ không ở Việt Nam, không trực tiếp đóng thuế nhưng người thân vẫn còn ở quê nhà, vẫn lao động và đóng góp cho đất nước. Dù thế nào, những người con xa quê ấy vẫn chảy dòng máu Việt và vẫn nói chung tiếng nói. 

hình ảnh


Nhiều người Việt trở về từ nước ngoài khi dịch bùng phát khắp nơi. (Ảnh: Thanh niên)

Vấn đề ở đây là “thái độ”. Hiện tại, vẫn chưa thu một đồng phí cách ly hay chữa trị nhưng đổi lại bất kì ai cũng được thụ hưởng điều kiện khá tốt. Bước xuống sân bay đã có đội ngũ y tế kiểm tra, đưa về nơi cách ly. Rồi những suất cơm phục vụ người cách ly vẫn đầy đủ rau cá thịt, lại có nhân viên y tế chu đáo kiểm tra mỗi ngày. Hoặc khi nhiễm bệnh, đội ngũ y bác sĩ cứu chữa tận tình, xét nghiệm nhiều lần âm tính mới yên tâm cho xuất viện. 

Nói qua những điều ấy để thấy chúng ta đang kiểm soát dịch rất tốt nhưng nhiều người từ nước ngoài trở về lại có thái độ không hợp tác, làm quấy, làm loạn trở thành tâm điểm dư luận. Từ những ngày đầu, trường hợp một phụ nữ ở Bình Dương trở về từ Hàn Quốc, còn tự hào khoe cách khai báo gian lận, rồi đến “bệnh nhân thứ 17” trốn cách ly đến mức phát bệnh thì lây lan nhiều người. Bây giờ, đến nữ Việt kiều la lối ở sân bay, lên mạng livestream thách thức đủ kiểu. Rồi người mẹ trở về từ Ba Lan xót con đợi chờ lâu để được đưa đi cách ly cũng lớn tiếng ỏm tỏi. 

hình ảnh


Nữ Việt kiều về từ Ba Lan lớn tiếng đòi được đi cách ly sớm hoặc tự cách ly ở nhà. (Ảnh: baomoi)

hình ảnh


(Ảnh chụp màn hình)

Chung quy là thái độ của nhiều người quá hung hăng, chỉ nghĩ bản thân mà không biết đến người khác. Nếu bạn vui lòng hợp tác, “biết thân” vừa trở về từ vùng dịch nên hợp tác với y tế ngay từ sân bay cho đến khi đến nơi cách ly tập trung thì chẳng ai nói. Chưa kể, “thái độ” ở đây còn là vấn đề tự nguyện, khi được cách ly hoặc chữa trị miễn phí thì cũng nên đóng góp. Có thể của ít lòng nhiều nhưng cũng nói lên “thái độ” biết ơn vì được dang rộng vòng tay đón chào. 

hình ảnh


Bữa cơm ở các khu cách ly được phục vụ chu đáo, đủ dinh dưỡng. (Ảnh: VNE)

Chưa kể bây giờ có lựa chọn cho những người e ngại trại cách ly tập trung vì nhiều resort đã trở thành nơi cách ly. Nếu bạn muốn điều kiện như nghỉ dưỡng, không muốn đông người thì bỏ tiền túi, kiểu gì cũng chiều lòng được. Còn nếu không bỏ đồng xu nào, lại còn lớn tiếng, không hợp tác thì ôi thôi, bị chửi cũng không bênh được lời nào. 

Mỗi ngày nghe những con số thống kê số người nhiễm bệnh tăng lên có chút hoang mang đấy, nhưng ít ra chúng ta vẫn đang kiểm soát tốt. Lúc này, nếu không giúp ích được gì thì hãy ở yên hoặc hợp tác với đội ngũ y tế thay vì làm nhặng xị, trở thành kẻ “mang tội” với dư luận.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp