Những dấu hiệu sắp sinh trước 24 giờ đến 48 giờ là gì, không phải mẹ bầu nào cũng biết.

Càng gần ngày dự sinh, mỗi ngày trôi qua đều rất hồi hộp, thậm chí người thân sẽ liên tục hỏi đẻ chưa. Mẹ cần biết dấu hiệu sắp sinh để việc đi sinh dễ thởi hơn.

Nhưng liệu các dấu hiệu sắp sinh trong vòng 24 đến 48 giờ có dễ nhận thấy không, câu trả lời ở ngay trong bài viết dưới đây.

Biết dấu hiệu sắp sinh có quan trọng không?

Dấu hiệu sắp sinh là gì?

dau hieu sap sinh

Dấu hiệu sắp sinh là một trong những vấn đề quan trọng mà tất cả mẹ bầu nên quan tâm (Ảnh minh họa Motherly)

Các dấu hiệu sắp sinh sẽ là cột mốc mà sau đó cơn chuyển dạ kéo đến, bắt đầu bằng sự co bóp của tử cung và sự giãn nở của cổ tử cung, và kết thúc bằng việc sinh em bé.

Khi gần đến ngày dự sinh, bạn có thể bắt đầu nhận thấy một số dấu hiệu cơ thể tinh tế. Sau đó, bạn có thể thấy các dấu hiệu sinh sớm từ vài giờ đến vài ngày, trước khi chuyển sang giai đoạn chuyển dạ tích cực và em bé chào đời. 

Chưa đến ngày nhưng có dấu hiệu sắp sinh có sao không?

Phần lớn các trường hợp mang thai - khoảng 90% - là đến tuần 37 của thai kỳ. Chuyển dạ sinh non là khi quá trình chuyển dạ xảy ra trước tuần 37. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn chưa đến tuần thứ 37 và bạn đang có các dấu hiệu sinh sớm.

Các dấu hiệu sắp sinh trước 24 đến 48 giờ là gì?

Nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ hay dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày sẽ như thế nào, kéo dài bao lâu và làm thế nào để biết đó là báo động thật hay báo động giả.

Mỗi lần sinh đều khác nhau, vì vậy thật khó để dự đoán câu trả lời cho tất cả những câu hỏi đó. Nhưng biết  những dấu hiệu sắp sinh con so sẽ giúp chúng ta chuẩn bị kỹ càng hơn. Chúng bao gồm:

1. Co thắt

dau hieu sap sinh

Khi ngày dự sinh sắp đến gần, thai phụ sẽ thường nhận ra một vài dấu hiệu cơ thể nhất định (Ảnh minh họa Motherly)

Một số phụ nữ cảm thấy những cơn co thắt này giống như lúc có kinh nguyệt. Những cơn co thắt này khác với Braxton Hicks, thường là những cơn co thắt giả không gây đau đớn xảy ra khi tử cung co thắt lại.

Những cơn co thắt giống như chu kỳ này có thể là sự khởi đầu của những cơn co thắt nhẹ. Chúng không quá đau, nhưng có thể đến và đi trong vài giờ hoặc thậm chí vài ngày.

2. Áp lực vùng chậu

Bạn có thể bắt đầu cảm thấy áp lực trong âm đạo hoặc xương chậu. Điều này có thể là do em bé từ trong bụng tụt xuống.

3. Mất nút nhầy

Một số phụ nữ nhận thấy sự thay đổi trong dịch tiết âm đạo, điều này có thể báo hiệu mất nút nhầy.

Nút nhầy là sự tích tụ của chất nhầy tạo thành một miếng bịt trên lỗ cổ tử cung. Nó giúp bảo vệ em bé khỏi vi khuẩn bên ngoài tử cung. Khi cổ tử cung bắt đầu mở để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, bạn có thể mất nút nhầy thành một đốm màu hoặc dần dần.

4. Những thay đổi trong dịch tiết âm đạo

Ngay cả khi nút nhầy vẫn còn nguyên, bạn có thể nhận thấy những thay đổi khác đối với dịch tiết âm đạo của mình.

Nó có thể trở nên lỏng hơn, dính hơn và đặc hơn, hoặc có thể có màu hồng một chút ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ.

5. Mệt mỏi

Mệt mỏi vì đau vùng đáy chậu, đau buốt, rát hoặc đau dây thần kinh trong xương chậu do tư thế nằm của em bé.

6. Vỡ ối

Đối với hầu hết phụ nữ, màng ối vỡ và nước ối bị rò rỉ sau khi các triệu chứng chuyển dạ khác đã bắt đầu.

Và bạn cũng không nhất thiết phải ra rất nhiều nước sau khi vỡ ối. Có khi chúng giống nhỏ giọt chứ chẳng phun trào như trên phim.

Cổ tử cung bắt đầu giãn ra

7. Cổ tử cung giãn ra

Nó bắt đầu giãn ra (mở ra) và căng (mỏng đi) trong những ngày hoặc vài tuần trước khi sinh nở.

Khi bạn đi khám định ký, bác sĩ có thể đo và theo dõi sự giãn nở này.

Nhưng mọi người đều tiến triển theo cách khác nhau, vì vậy đừng nản lòng nếu bạn đang giãn ra từ từ hoặc chưa hoàn toàn.

8. Các khớp có cảm giác lỏng lẻo

Trong suốt quá trình mang thai của bạn, hormone thai kỳ relaxin đã làm cho dây chằng của bạn lỏng ra một chút.

Trước khi chuyển dạ, bạn có thể nhận thấy các khớp trên toàn cơ thể bớt căng hơn một chút và thoải mái hơn. Đó chỉ là cách khung xương chậu mở ra tự nhiên, chờ em bé đi qua. Đặc biệt đây là dấu hiệu sắp sinh con thứ 3 rõ nhất, theo các chuyên gia.

9. Tiêu chảy

Cũng giống như các cơ trong tử cung của bạn đang thư giãn để chuẩn bị cho việc sinh nở, thì các cơ khác trong cơ thể bạn - bao gồm cả những cơ ở trực tràng cũng vậy. Và điều đó có thể dẫn đến tiêu chảy trước khi sinh.

Dù khó chịu nhưng nó hoàn toàn bình thường. Chỉ cần đảm bảo luôn đủ nước và nhớ rằng: Đó là một dấu hiệu tốt!

Phải làm gì nếu có dấu hiệu sắp sinh?

Thấy dấu hiệu sắp sinh phải làm gì?

dau hieu sinh con

Thông thường, dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con rạ sẽ khác con so (Ảnh minh họa Motherly)

Nếu bạn nghĩ rằng quá trình chuyển dạ đã bắt đầu, bạn nên tính thời gian cho các cơn co thắt của mình. Dấu hiệu sắp sinh con rạ và những dấu hiệu sắp sinh con so đều tương tự nhau, chỉ có điều con rạ sẽ khó khăn và chậm hơn. Khi các cơn co thắt diễn ra 5 phút một lần và quá mạnh đến mức bạn không thể đi bộ hoặc nói chuyện, hãy gọi cho bác sĩ.

Trong trường hợp chưa đến ngày dự sinh nhưng có dấu hiệu sắp sinh, hãy gọi bác sĩ khi các cơn co thắt diễn ra đều đặn và:

  • Kéo dài ít nhất 60 giây
  • Đến cứ sau 5 phút hoặc hơn
  • Bạn nghĩ mình sắp sinh

Vỡ ối có phải là dấu hiệu sắp sinh không?

Nước ối có màu trong và nhạt. Đôi khi rất khó để phân biệt nước ối và nước tiểu. Khi nước của bạn bị vỡ, nước có thể có một chút máu lúc đầu.

Cần chú ý dấu hiệu sắp sinh cần nhập viện. Gọi bác sĩ ngay lập tức nếu:

  • Nước có mùi hoặc có màu
  • Bạn đang mất máu

Điều này có nghĩa là bạn và em bé của bạn cần được chú ý khẩn cấp.

Nếu nước ối vỡ trước khi bắt đầu chuyển dạ, hãy gọi cho nhân viên y tế. Sử dụng băng vệ sinh (không phải tampon) để họ có thể kiểm tra màu sắc của nước ối.

Nếu quá trình chuyển dạ không bắt đầu sau khi vỡ ối 24 giờ, bạn sẽ được đề nghị kích sinh.

Cách đối phó với các dấu hiệu sắp sinh

Khi bắt đầu chuyển dạ, bạn có thể:

  • Đi bộ hoặc di chuyển, nếu bạn cảm thấy thích
  • Uống nước giúp duy trì mức năng lượng của bạn
  • Ăn nhẹ
  • Thử bất kỳ bài tập thư giãn và thở nào mà bạn đã học, để đối phó với các cơn co thắt khi chúng trở nên mạnh hơn và đau hơn.
  • Yêu cầu chống xoa lưng - điều này có thể giúp giảm đau
  • Uống paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Tắm nước ấm

Trên đây là các dấu hiệu sinh sớm thường gặp, chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và đồng hành cùng con đủ ngày đủ tháng nhé.

Xem bài gốc tại https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/signs-of-labour/signs-that-labour-has-begun/

Xem thêm bài viết liên quan:

Thời điểm bổ sung Omega 3 cho bà bầu tốt nhất


Tầm quan trọng của magnesium đối với mẹ bầu và thai nhi trong cả thai kỳ


Những lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp Blackmore cho bà bầu