Magnesium là một khoáng chất thiết yếu và có nhiều chức năng khác nhau trong thai kỳ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng magnesium (magiê) hấp thụ vào trong thời kỳ mang thai có liên quan đến chiều cao, cân nặng và vòng đầu của trẻ sơ sinh, làm giảm tỷ lệ sinh non và giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân. Ngoài ra, magnesium cũng rất tốt cho quá trình phục hồi các cơ tử cung của mẹ.

Vai trò của việc bổ sung magnesium đối với phụ nữ mang thai và thai nhi

Đối với thai nhi:

magnesium-quan-trong-khi-me-bau-mang-thai

Magnesium vừa tốt cho cả mẹ và bé

  • Bổ sung magnesium có ảnh hưởng rất tốt đến sự phát triển của bào thai;
  • Ngăn ngừa bệnh còi xương bẩm sinh và chứng loạn sản xương ở thai nhi;
  • Cung cấp Magnesium đường uống cải thiện tuần hoàn bào thai;
  • Trẻ sơ sinh có chu kỳ giấc ngủ tốt hơn nếu mẹ được bổ sung đầy đủ Magnesium trong quá trình mang thai.

Đối với phụ nữ mang thai:

  • Chất lượng giấc ngủ: Cung cấp đủ magnesium giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon hơn;
  • Tâm trạng: Mang thai và sau sinh là giai đoạn căng thẳng. Magnesium đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định tâm trạng và ngày càng được các bác sĩ khoa tâm thần khuyên dùng trước khi kê đơn thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc dược phẩm khác;
  • Chuột rút và chức năng cơ: Nhiều phụ nữ bị chuột rút và đau ở các vùng khác nhau trên cơ thể do nhu cầu thể chất tăng lên. Nghiên cứu cho thấy rằng lượng magnesium đầy đủ giúp giảm chuột rút và giảm cường độ của các cơn đau cấp tính;
  • Táo bón: Thai nhi lớn lên sẽ chèn ép đường ruột tạo ra bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào bao gồm táo bón. Cung cấp đủ magnesium giúp mẹ đi tiêu trơn tru hơn vào buổi sáng. Đây cũng là điều quan trọng trong những ngày đầu sau sinh;
  • Biến chứng khi sinh con: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung magnesium trong thai kỳ có thể làm giảm xác suất xảy ra một số biến chứng bao gồm tăng huyết áp mãn tính, tiền sản giật, rối loạn chức năng nhau thai, sinh non và sinh con nhẹ cân.

Bổ sung magnesium cho phụ nữ mang thai bằng cách nào?

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu vi chất dinh dưỡng của phụ nữ (đó là vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng) tăng lên đáng kể. Vì vậy, cần có một chế độ ăn uống có kế hoạch khá tốt để đáp ứng đầy đủ những nhu cầu này.

me-bau-nen-bo-sung-nhieu-thuc-pham-chua-magnesium

Các thực phẩm có chứa nhiều magnesium

Mẹ bầu có thể bổ sung magnesium bằng các thực phẩm dưới đây:

  • Các loại rau có chứa magnesium: Rong biển, cà rốt, rau bina, cải bẹ xanh, rau dền, ớt, nấm…
  • Các loại hoa quả có chứa magnesium: Chuối, khế, nhãn, óc chó, các loại quả có màu đỏ, dưa chuột…
  • Thực phẩm chứa magnesium từ các loại ngũ cốc: Hạt kê, ngô, lúa mạch, hạnh nhân, hạt óc chó…

Bổ sung hàm lượng magnesium cho phụ nữ mang thai như thế nào là phù hợp?

Liều lượng magnesium tổng thể hàng ngày cho phụ nữ theo các giai đoạn của thai kỳ cụ thể như sau:

    magnesium-khong-duoc-su-dung-qua-lieu-luong-khi-mang-thai

    Cần đặc biệt lưu ý khi bổ sung magnesium

    Phụ nữ mang thai từ 19 tuổi đến 30 tuổi:

    • Mang thai: 350 mg/ ngày;
    • Cho con bú: 310 mg/ ngày.

    Phụ nữ mang thai trên 30 tuổi:

    • Mang thai: 360 mg / ngày;
    • Cho con bú: 320 mg / ngày.

    Tác dụng phụ của bổ sung magnesium quá liều

    Dùng quá liều lượng chất bổ sung magnesium có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, cụ thể:

    - Đau dạ dày: Những triệu chứng hay gặp trong thai kỳ là buồn nôn và nôn – tức là ốm nghén. Việc bổ sung magnesium có thể dẫn tới tình trạng tương tự như ốm nghén. Các triệu chứng sẽ giảm trong vài giờ sau điều trị nhưng nếu nó vẫn kéo dài nên báo ngay cho bác sĩ.

    - Chuột rút cơ: Dùng quá liều chất bổ sung magnesium dẫn đến chuột rút và co giật cơ ở phụ nữ mang thai.

    - Tiêu chảy: Tiêu chảy và đi tiêu không đều là kết quả của việc tăng lượng magiê vào cơ thể.

    - Các vấn đề sức khỏe khác: Mức magnesium cao dẫn đến cơ thể thiếu phản xạ giật đầu gối. Dùng quá liều chất bổ sung thậm chí có thể dẫn đến ngừng tim, nhịp tim không đều và mờ mắt.

    Nếu thai phụ có bất kì triệu chứng nào dưới đây sau khi bổ sung magnesium, đến ngay phòng cấp cứu. Quá liều Magnesium có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

    Các triệu chứng cần lưu ý:

    - Nôn liên tục

    - Rối loạn nhịp tim

    - Khó thở

    - Yếu cơ

    - Hạ huyết áp

    - Lơ mơ.

    Xem thêm thông tin nguồn tại đây: https://www.babycenter.com/pregnancy/diet-and-fitness/magnesium-in-your-pregnancy-diet_659

    Xem thêm bài viết liên quan tại đây:

    http://Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu và những điều cần biết

    http://Cách làm nước chanh sả gừng giúp bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng

    http://6 thực phẩm giàu vitamin D giúp bé hấp thụ canxi, con cao nhanh lớn khỏe