Cải thiện được tình trạng bà bầu mệt mỏi chán ăn sẽ giúp chị em thêm khỏe khoắn hơn trên hành trình thực hiện thiên chức.

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi nhất định. Chính vì thế, việc bà bầu mệt mỏi chán ăn là điều khó có thể tránh khỏi. Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ bầu bí, cơ thể yếu hơn bình thường là lẽ đương nhiên nên không quan trọng việc đi tìm giải pháp cải thiện tình trạng này, đây là điều vô cùng sai lầm. Nếu bị mệt mỏi chán ăn khi mang thai, chị em nhất định phải chú ý đến sức khỏe của mình hơn để đảm bảo con yêu có đủ sức khỏe để phát triển một cách toàn diện nhất.

Tìm hiểu về tình trạng bà bầu mệt mỏi chán ăn

Nguyên nhân khiến bà bầu mệt mỏi chán ăn

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể có nhiều sự thay đổi dẫn đến tình trạng các mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, việc ăn uống cũng không còn ngon miệng như lúc trước. Cụ thể tình trạng mệt mỏi chán ăn sẽ phát xuất từ những nguyên nhân như:

  • Ốm nghén 3 tháng đầu: Khoảng 80% phụ nữ mang thai sẽ gặp phải tình trạng ốm nghén, đặc biệt trong khoảng 3 tháng đầu. Ốm nghén làm cho các mẹ luôn cảm thấy chán ăn, không muốn ăn, thậm chí chỉ cần ngửi thấy mùi thức ăn cũng có thể dẫn đến tình trạng nôn vô cùng mệt mỏi;
  • Hormone thay đổi: Nguyên nhân chính khiến mẹ bầu có sự thay đổi mạnh mẽ kể từ khi mang thai chính là tình trạng tăng hormone HCG lên cao trong 3 tháng đầu thai kỳ. Điều này khiến cho cơ thể mẹ bắt đầu xuất hiện tình trạng nhạy cảm, thay đổi tâm lý, khẩu vị, hay mệt mỏi như không còn sức lực,… Tuy nhiên, cũng có một số mẹ chịu sự tác động của hormone lại không bị chán ăn mà trở nên thèm ăn hơn bình thường, điều này phụ thuộc vào khác biệt cơ địa ở mỗi người;

ba-bau-met-moi-chan-an-phai-lam-sao

Hormone thay đổi khiến bà bầu dễ bị mệt mỏi chán ăn

  • Bản năng bảo vệ thai nhi: Một số mẹ bầu không thèm ăn, bị chán ăn và từ chối mọi loại thức ăn do phản ứng tự nhiên của cơ thể. Đó giống như một phép thử của cơ thể để đảm bảo không một yếu tố nào có thể làm hại thai nhi ở trong bụng;
  • Cơ thể chưa kịp thích nghi với những sự thay đổi: Ở giai đoạn đầu, những biến đổi của mẹ đều xuất phát từ sự có mặt của con trong bụng. Để phục vụ tốt nhất cho mọi nhu cầu nuôi dưỡng thai nhi, cơ thể mẹ bắt đầu phải làm việc nhiều hơn. Khi chưa thích nghi được với sự thay đổi này, mẹ sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.

Mệt mỏi chán ăn có thể ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe thai kỳ?

Tuy là tình trạng thường gặp nhưng nếu tình trạng mệt mỏi chán ăn ở mẹ bầu kéo dài và không cải thiện thì hoàn toàn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi, thậm chí là nguy hiểm tới người mẹ và thai nhi.

  • Đối với thai nhi: Mẹ mệt mỏi, không ăn uống được trong khoảng thời gian dài có thể làm ảnh hưởng tới quá trình cung cấp dinh dưỡng nuôi thai nhi. Thai nhi hoàn toàn có thể bị chậm phát triển, nhẹ cân, sinh non, suy dinh dưỡng, nguy cơ dọa sẩy cũng cao hơn bình thường.

ba-bau-met-moi-chan-an-nen-lam-gi

Mệt mỏi chán ăn trong thời gian dài có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé

  • Đối với người mẹ: Mệt mỏi, chán ăn trong một thời gian kéo dài khiến mẹ không những bị suy nhược cơ thể mà còn bị căng thẳng về tinh thần, không có đủ năng lượng để tận hưởng hành trình mang thai hạnh phúc của mình. Mẹ sẽ luôn trong tình trạng sợ đồ ăn, nôn liên tục và, hay bị hoa mắt, chóng mặt, có thể ảnh hưởng đến cả quá hoạt động tiêu hóa thức ăn về sau.

5 việc cần làm khi bà bầu mệt mỏi chán ăn

Mệt mỏi chán ăn khi bầu bì ngỡ là vấn đề thường gặp, không nguy hại nhưng hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, mẹ cần biết áp dụng những thói quen tốt để nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, giúp cơ thể được thoải mái và khỏe khoắn, ăn uống cũng ngon miệng hơn.

1. Lắng nghe nhu cầu của bản thân

Khi bị mệt mỏi chán ăn, đừng để bản thân bị áp lực hay ép buộc rằng phải ăn món này mới tốt cho con, ăn món kia sẽ gây hại. Hãy lắng nghe cơ thể và cung cấp cho cơ thể mình những điều bản thân thực sự đang muốn. Nếu ép bản thân ăn những thứ mình không thích, tình trạng chán ăn sẽ càng nặng nề hơn.

ba-bau-met-moi-chan-an-co-sao-khong

Mẹ bầu nên lắng nghe nhu cầu của bản thân để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp

Hãy uống thật nhiều nước, có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây như táo, cam, chanh,… hạn chế thức ăn nặng mùi và chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp mẹ bổ sung năng lượng hiệu quả hơn việc chỉ dồn khẩu phần trong ngày vào 3 bữa chính. Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đủ các loại vitamin trong giai đoạn này theo chỉ định của bác sĩ, điều này thực sự quan trọng vì thiếu hụt dưỡng chất có thể gây ra nhiều bất lợi trong quá trình phát triển của thai nhi.

2. Thay đổi cách chế biến món ăn

Thay đổi cách chế biến món ăn theo ý thích của mình cũng giúp mẹ bầu kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn hơn. Đừng chỉ chăm chăm vào những cách chế biến quen thuộc, đôi khi sự kết hợp mới lạ sẽ giúp mẹ không bị chán ăn và có hứng thú hơn với chuyện ăn uống.

3. Ngủ nghỉ đúng cách

Giấc ngủ đặc biệt quan trọng đối với cơ thể con người, vì khoảng thời gian này giúp  cơ thể tái tạo năng lượng và hoạt động tốt hơn. Khi mang thai, giờ ngủ lẫn chất lượng giấc ngủ đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, hãy đảm bảo bản thân ngủ nghỉ đúng và đủ giấc.

Mỗi ngày mẹ cần ít nhất 7 tiếng ngủ sâu, đi ngủ sớm và thức dậy không quá muộn sẽ giúp cơ thể thêm khỏe khoắn. Nếu khó ngủ, chị em có thể chia thời gian ngủ ra nhiều lần mỗi ngày, áp dụng thử các biện pháp như ngâm chân, massage chân, uống sữa ấm,… trước khi đi ngủ giúp mẹ bầu vào giấc dễ dàng hơn.

4. Hạn chế ôm đồm công việc

Một số mẹ bầu bận rộn, quá ôm đồm công việc sẽ khiến cơ thể trong giai đoạn đầu mang thai bị “quá tải”, càng trở nên mệt mỏi, chán ăn hơn. Khi mang thai, mẹ có quyền nuông chiều bản thân hơn một chút vì sự an toàn và phát triển của con trong bụng.

ba-bau-met-moi-chan-an-do-lam-viec-nhieu

Ôm đồm quá nhiều công việc sẽ khiến bà bầu dễ bị mệt mỏi

 Chính vì thế, mẹ cần biết cách thư giãn tinh thần thật hợp lý. Đừng ôm đồm quá nhiều công việc vì điều này rất dễ mẹ bị stress, căng thẳng và sức khỏe sẽ khó có thể cải thiện nếu thai kỳ bị stress bủa vây.

5. Cố gắng vận động nhẹ nhàng

Để xua tan cảm giác mệt mỏi, chán ăn, mẹ cần nghỉ ngơi đủ nhưng cũng cần vận động hợp lý. Vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể lưu thông khí huyết, có nhiều năng lượng và không còn cảm giác chán nản, lười biếng.

Càng nằm hay ngồi một chỗ nhiều, mẹ sẽ lại càng cảm thấy mệt hơn. Đương nhiên khi mang thai không được vận động mạnh nhưng chị em nên hoạt động nhẹ nhàng thường xuyên, có thể tăng cường đi dạo, làm một số việc nhà hoặc tham gia các lớp yoga bầu cũng giúp chị em dẻo dai, giảm được tình trạng chuột rút, phù tay chân,… một cách đáng kể. Tuy nhiên, trước khi muốn  tham gia một bộ môn nào đó, mẹ cần nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước để xem các hoạt động này có phù hợp với sức khỏe bản thân không nhé.

Mệt mỏi chán ăn khiến tinh thần mẹ bầu dễ đi xuống. Trong khi đó, mang thai là giai đoạn thiêng liêng, mẹ bầu cần tận dụng mọi cơ hội để tận hưởng khoảng thời gian tuyệt vời này thay vì luôn phải ở trong tình trạng chán nản, uể oải. Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, thiết lập những thói quen tốt, khám thai đúng lịch và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp chị em tránh xa được tình trạng bà bầu mệt mỏi chán ăn.

Xem thêm bài viết liên quan:

Đây là cách em trải qua giai đoạn thai kỳ khỏe mạnh, không bị ốm nghén 

1.001 thắc mắc liên quan đến triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ

Nghiên cứu cho thấy mẹ bầu bị ốm nghén nặng dễ bị sinh non và trầm cảm hơn