Nghiên cứu cho thấy khoảng 75% phụ nữ mang thai bị ốm nghén trong thai kỳ.

Mẹ bầu đang phải đối mặt với một vài triệu chứng đầu tiên trong thai kỳ như hơi đau nhức ở ngực và cảm giác nhói buốt trong những lần đi vệ sinh, nhưng những vấn đề này đều có thể nhẹ nhàng vượt qua được cho đến một ngày, mẹ bầu thức dậy với cảm giác buồn nôn hay còn gọi là ốm nghén.

Có vẻ như mẹ bầu bị say sóng? Hay mẹ đang thấy cái bụng của mình rất khó chịu vì không biết chúng đang muốn gì? Đó là cách mà nhiều người mô tả về tình trạng ốm nghén. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu hiểu hơn về ốm nghén và học cách hài lòng với nó trong thai kỳ của mình.

Ốm nghén là gì? Ốm nghén từ tuần thứ mấy?

Ốm nghén là cảm giác buồn nôn xảy ra khi mang thai. Và hiện tượng ốm nghén có thể ập đến với mẹ bầu bất cứ lúc nào trong ngày hoặc đêm. Vậy trong thai kỳ, ốm nghén khi nào bắt đầu?

om-nghen-khi-mang-thai

Nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi vì bị ốm nghén

Các triệu chứng ốm nghén thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Một số mẹ nhận thấy rằng cảm giác buồn nôn xuất hiện muộn hơn một chút trong khoảng từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 9, nhưng may mắn là triệu chứng mang thai không mấy vui vẻ này thường biến mất vào khoảng đầu của tam cá nguyệt thứ hai.

Ốm nghén kéo dài bao lâu?

Đối với đại đa số các bà mẹ, ốm nghén thường giảm dần từ tuần 12 đến 16 của thai kỳ, với các triệu chứng tồi tệ nhất là từ tuần 10 đến 16.

Tuy nhiên một số mẹ bầu vẫn tiếp tục gặp phải các triệu chứng ốm nghén vào tam cá nguyệt thứ hai và một số rất ít có thể bị ốm nghén trong suốt thai kỳ của họ.

Các triệu chứng ốm nghén

Các triệu chứng điển hình của ốm nghén bao gồm:

  • Cảm giác buồn nôn, nôn nao trong ba tháng đầu của thai kỳ mà nhiều bà bầu ví như say sóng, say xe.
  • Cảm giác buồn nôn thường đến vào buổi sáng nhưng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày hoặc đêm.
  • Không thích một số mùi và thực phẩm quá mạnh có thể khiến mẹ buồn nôn.
  • Cảm giác say sóng thường kèm theo hoặc ngay sau đó là cơn đói cồn cào.
  • Cảm giác buồn nôn xảy ra sau khi ăn.

Bản thân ốm nghén không gây hại cho em bé. Tuy nhiên, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ nếu mẹ không thể ăn uống được gì và có dấu hiệu sút cân nghiêm trọng. 

Nguyên nhân ốm nghén

 Một số yếu tố có thể xảy ra bao gồm:

  • Tăng nồng độ hormone thai kỳ hCG, đạt đỉnh điểm vào khoảng thời gian ốm nghén tồi tệ nhất.
  • Mức độ tăng của estrogen và progesterone, làm giãn cơ của đường tiêu hóa và làm cho quá trình tiêu hóa kém hiệu quả hơn.
  • Khứu giác nhạy bén hơn do hormone thai kỳ.
  • Ợ nóng hoặc bệnh trào ngược đường tiêu hóa (GERD), thường gặp hơn khi mang thai.
  • Tiết nhiều nước bọt có thể làm tăng cảm giác buồn nôn.

Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều bị ốm nghén, có nhiều mẹ bầu cho biết thai kỳ của họ hoàn toàn không có bất kì biểu hiểu hiện ốm nghén nào.

Kiểu phụ nữ dễ bị ốm nghén nhiều khi mang thai

 Một số mẹ bầu dễ bị ốm nghén, bao gồm:

phu-nu-mang-thai-bi-om-nghen

Tình trạng ốm nghén sẽ biến mất vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên

  • Phụ nữ thường bị buồn nôn do say tàu xe, đau nửa đầu;
  • Người mẹ đã từng bị ốm nghén trong lần mang thai trước;
  • Người mẹ đang mang thai đôi hoặc đa thai khác;
  • Người mẹ có tiền sử gia đình mắc chứng bệnh trầm cảm.

Ốm nghén nặng có phải mẹ bầu đang mang thai con gái?

Liệu tình trạng ốm nghén có thể đoán biết được mẹ đang mang bầu con trai hay con gái không? Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ bị ốm nghén đến mức phải nhập viện trong thời kỳ mang thai sẽ có xu hướng sinh con gái hơn là con trai. Tuy nhiên dựa trên dấu hiệu ốm nghén bé trai, ốm nghén bé gái để đoán giới tính thai nhi phần nhiều trúng là do ngẫu nhiên, không đúng trong mọi trường hợp.

Thai kỳ của mẹ bầu có khỏe mạnh nếu không bị ốm nghén?

Các nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 75% phụ nữ mang thai có biểu hiện ốm nghén trong thai kỳ. Và nếu mẹ bầu nằm trong số những người ít hoặc không ốm nghén, hãy xem như mình là những người rất may mắn. Cũng nên nhớ rằng không bị ốm nghén khi mang thai 6 tuần đầu có thể chỉ là tạm thời vì ốm nghén có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong tháng thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ.

Thai nhi có ổn không nếu tình trạng ốm nghén biến mất?

Nhìn chung, tình trạng ốm nghén sẽ biến mất vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên. Một số phụ nữ sẽ nhận thấy rằng cảm giác buồn nôn của họ kéo dài hơn một chút hoặc giảm bớt nhưng vẫn xuất hiện một số biểu hiện khác.

Điều đáng lo ngại hơn là sự biến mất đột ngột của các triệu chứng mang thai sớm, bao gồm cả ốm nghén. Nếu điều này xảy ra và mẹ bầu lo lắng, hãy gọi cho bác sĩ.

>>> Bài viết liên quan: Bà bầu bị nghén nặng nguy cơ sẩy thai, đẻ non thấp hơn

Khi nào mẹ bầu bị ốm nghén nên đến gặp bác sĩ?

Bị ốm nghén khiến nhiều mẹ bầu căng thẳng. Hầu hết các bà mẹ sẽ không cần hỗ trợ y tế mà chỉ cần có tinh thần thoải mái. Mẹ bầu nên gọi cho bác sĩ nếu hiện tượng ốm nghén khiến:

  • Giảm cân quá nhanh.
  • Bị mất nước.
  • Không đủ sức để làm bất cứ việc gì.

Cách trị ốm nghén

Có nhiều mẹ bày mẹo dân gian chữa ốm nghén, tuy nhiên không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên mẹ bầu có thể áp dụng các cách dưới đây:

Ăn nhiều bữa nhỏ

Sau khi mang thai, dưới tác động của nội tiết tố cơ thể, cảm giác thèm ăn của bà bầu sẽ trở nên tương đối kém, không có cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sợ con không ăn sẽ không đủ dinh dưỡng nên ép mình ăn. 

che-do-an-uong-giup-han-che-tinh-trang-om-nghen

Nguyên tắc ăn làm nhiều bữa nhỏ giúp mẹ bầu hạn chế bị ốm nghén

Trên thực tế, dinh dưỡng của chính mẹ trong tam cá nguyệt đầu tiên là hoàn toàn đủ nhu cầu của bé nên mẹ không cần quá lo lắng. Để giảm ốm nghén, mẹ bầu có thể áp dụng nguyên tắc ăn làm nhiều bữa nhỏ và nhiều bữa, ăn khi có thể, không ép mình ăn khi không ăn được.

Giữ tâm trạng tốt

Khi mẹ bầu có tâm trạng không vui, bản năng cơ thể sẽ tiết ra một số nội tiết tố không tốt, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các chức năng trong cơ thể, mẹ bầu càng lo lắng, bồn chồn thì càng dễ bị buồn nôn. Vì vậy, nếu muốn tránh xa tình trạng ốm nghén, các mẹ bầu hãy cố gắng hết sức để duy trì tâm trạng vui vẻ trong suốt thai kỳ.

Tập luyện khi mang thai

Mang thai là lúc cơ thể nặng nề dẫn đến nhiều thai phụ có xu hướng lười vận động. Nhưng thực tế cho thấy rằng càng luyện tập nhẹ nhàng đều đặn thì mẹ bầy càng ít mệt mỏi lúc mang thai. Mẹ bầu có thể chọn cách luyện tập phù hợp với mình như đi bộ, tập yoga, tập những bài thể dục đơn giản. 

Một số mẹo vặt trị ốm nghén

Một số người cho biếtcách giảm ốm nghén 3 tháng đầu. Vậy ốm nghén nên ăn gì?

Trị ốm nghén bằng chanh tươi

Khi mẹ bầu bị buồn nôn vì ốm nghén, hãy thử ngửi mùi chanh tươi sẽ giúp cơ thể người mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Đây là cách giảm ốm nghén truyền thống rất hiệu quả với nhiều người đấy!

Nước mía + gừng tươi

Từ xưa đến giờ gừng được biết đến là loại củ có vị cay, tính ấm, giúp làm giảm co thắt cơ dạ dày và tăng hoạt động nhu động ruột, nhờ vậy mà gừng rất có tác dụng trong việc giảm ốm nghén ở mẹ bầu rất hiệu quả.

Trà cam thảo

tri-om-nghen-bang-nhieu-phuong-phap

Có nhiều mẹo dân gian để trị ốm nghén ở mẹ bầu

Theo y học cổ truyền, cam thảo là một loại thảo mộc có vị ngọt thường được sử dụng như bài thuốc trị chứng buồn nôn, ói mửa hay rối loạn tiêu hóa.

Vì vậy khi buồn nôn, mẹ bầu có thể pha chút trà cam thảo để uống. Tuy nhiên mẹ bầu không nên lạm dụng phương pháp này quá nhiều mà chỉ nên uống 240ml một ngày để tránh các phản ứng phụ như tăng huyết áp nhé.

Nước trái cây hoặc nước ép rau củ

Nước ép trái cây hoặc nước ép rau củ không chỉ có tác dụng bổ sung vitamin và tăng cười sức đề kháng cho mẹ bầu mà đây còn là cách giúp mẹ bầu giảm cảm giác ốm nghén hiệu quả. Các loại nước trái cây từ cam, quýt, bưởi. được khuyến khích sử dụng trong giai đoạn này. Lưu ý nên uống nước ép trái cây ít đường để tránh bị tiểu đường thai kỳ. Với các mẹ ốm nghén không ăn được thì mẹ có thể tham khảo thực đơn cho bà bầu ốm nghén trong các bài liên quan phía dưới.

Xem thêm bài nguồn tại đây:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/179633#treatments

Xem thêm bài viết liên quan:

8 thực phẩm giàu Vitamin B6 giúp mẹ bầu giảm triệu chứng ốm nghén 

9 cách giảm ốm nghén an toàn cho mẹ bầu, tránh sụt cân, thiếu chất

Nghiên cứu cho thấy mẹ bầu bị ốm nghén nặng dễ bị sinh non và trầm cảm hơn