Nhiều bà bầu ốm nghén đến kiệt sức, 9 cách giảm nghén an toàn sẽ giúp các mẹ cải thiện tình trạng khó chịu.

90% phụ nữ gặp phải tình trạng ốm nghén khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhẹ nhàng thì chỉ buồn nôn, nôn vào buổi sáng. Nặng thì nôn chẳng còn gì trong bụng, mệt mỏi bỏ ăn, chóng mặt, sụt cân. Để vượt qua những cơn nôn nghén khó chịu, mẹ bầu có thể áp dụng những cách giảm nghén an toàn dưới đây.

Ốm nghén khi mang thai, nguyên nhân và triệu chứng

1. Nguyên nhân gây ốm nghén thai kỳ

cach giam om nghen an toan

Ốm nghén hiểu đơn giản là mẹ bầu cứ hay cảm giác nhợn, muốn nôn, nôn nhiều lần trong một ngày

Ốm nghén hiểu đơn giản là mẹ bầu cứ hay cảm giác nhợn, muốn nôn, nôn nhiều lần trong một ngày. Ốm nghén khi mang thai xuất hiện từ tuần thứ 4 – 16 thai kỳ, tùy vào cơ địa mẹ bầu mà thời gian xuất hiện và kéo dài khác nhau. Có trường hợp thai phụ bị ốm nghén cho đến gần lúc con sinh ra mới hết.

Hiện tượng ốm nghén cũng khác nhau ở mỗi lần mang thai, mức độ ốm nghén của mỗi mẹ bầu cũng khác nhau. Riêng trường hợp mẹ bầu bị sụt cân, gầy, mệt mỏi thì sẽ nghén nặng hơn.

Nguyên nhân gây ra ốm nghén vẫn chưa xác định được. Một số nghiên cứu cho rằng ốm nghén là do thay đổi nội tiết tố Progesteron và HCG. Nó khiến giãn các cân cơ ở hệ tiêu hóa, thức ăn trong dạ dày dễ bị đẩy lên thực quản.

Dẫn đến triệu chứng buồn nôn, nôn nghén thường thấy. Bên cạnh đó, các nội tiết tố này cũng ảnh hưởng tiêu hóa, khiến nó chậm hơn và dễ bị khó tiêu. Cũng có một số nguyên nhân gây ra ốm nghén gồm:

  • Mang thai con so.
  • Thần kinh mẹ bầu vốn nhạy cảm với mấy đồ ăn có mùi.
  • Ốm nghén do di truyền từ mẹ.
  • Có tiền sử nghén nặng ở lần mang thai đầu.
  • Người quá gầy, ăn uống thất thường.
  • Do mang song thai, đa thai.
  • Mắc một số bệnh gián tiếp gây ốm nghén nặng.

2. Triệu chứng ốm nghén ở bà bầu

Triệu chứng ốm nghén ở mỗi bà bầu là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Thông thường sẽ chia thành 2 dạng ốm nghén là nghén thông thường và nghén nặng đi kèm các triệu chứng như sau:

  • Ốm nghén thường

Mức độ này chỉ dừng lại ở vừa phải, vẫn chịu được, thức ăn vẫn được giữ lại một phần bên trong dạ dày. Khoảng 80% thai phụ bị nghén theo dạng thông thường này. Triệu chứng chủ yếu là buồn nôn, nôn ói và mệt mỏi nhẹ. Thường sẽ giảm dần sau 3 tháng đầu.

  • Ốm nghén nặng

Một số ít mẹ bầu bị ốm nghén nặng, khoảng 1,5 %. Triệu chứng là thường xuyên nôn ói mức độ trầm trọng. Tất cả thức ăn bị tống hết ra ngoài, nôn liên tục. Cứ ăn vào là nôn, biểu hiện chán ăn, suy nhược cơ thể, chóng mặt, sút cân nhanh. Đi kèm ốm nghén nặng còn có tình trạng mất nước, rối loạn điện giải trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.

3. Ốm nghén có ảnh hưởng thai nhi không?

cach giam om nghen an toan cho ba bau

Mẹ bầu ốm nghén chứng tỏ thai nhi phát triển khỏe mạnh

Nhiều mẹ bầu rỉ tai nhau bảo càng ốm nghén nhiều con càng thông minh. Tuy nhiên chưa có chứng minh nào cho suy đoán này. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nghén là dấu hiệu cho thấy thai kỳ khỏe mạnh.

Mẹ bầu không cần lo vì nghén không ảnh hưởng đến thai nhi mà chỉ cho thấy thai nhi đang phát triển tốt. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Stefanie N. Hinkle vào năm 2016, các mẹ bị nghén có tỉ lệ sảy thai thấp hơn 50 – 70%.

9 cách an toàn giảm nghén cho mẹ bầu

1. Tránh những món khiến mẹ bầu nghén

Triệu chứng chủ yếu của ốm nghén là buồn nôn và nôn. Bà bầu bị nghén rất dễ bị kích thích bởi các chất có mùi nồng tanh. Để giảm triệu chứng nôn nghén, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với thực phẩm có mùi vị khó chịu như cá, thịt sống.

2. Có thể dụng những món có gừng

Mẹ bầu nếu nôn nghén khó chịu có thể dùng những món ăn có chứa gừng. Có nhiều cách dùng gừng để giảm ốm nghén như rắc muối lên gừng tươi và ngậm khi thấy buồn nôn, ăn kẹo gừng, hoặc lấy gừng xay nhuyễn trộn với vài giọt chanh trộn đều rồi ngậm.

3. Chanh và nước chanh

Chanh cũng giúp ích trong việc giảm bớt cơn nghén, đỡ buồn nôn và nôn. Mẹ bầu có thể ngửi mùi chanh, mùi vỏ chanh hoặc uống chanh đều giúp xoa dịu cơn nghén.

4. Chia nhỏ bữa ăn

Vì cứ ăn vào là nôn ra hoặc đến gần đồ ăn là muốn nôn, nhiều mẹ bầu quá mệt mỏi và sợ ăn, chán ăn. Nhưng nếu để bụng đói, mẹ bầu sẽ có cảm giác buồn nôn nhiều hơn.

Để giảm bớt tình trạng khó chịu nôn nghén, mẹ bầu có thể chia nhỏ thành nhiều bữa. Ăn lưng bụng, không ăn no để tránh đầy hơi, khó tiêu gây nôn.

5. Ăn thanh đạm, hạn chế đồ chiên xào quá béo

cach giam om nghen

Nên hạn chế ăn đồ chiên xào dầu mỡ để bớt nghén

Ăn đồ nhiều dầu mỡ vốn không tốt cho cơ thể nên mẹ bầu càng phải hạn chế, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Chưa kể, những đồ ăn chiên xào với mùi dầu mỡ khó chịu rất dễ khiến tình trạng nôn nghén trầm trọng hơn. Tốt nhất mẹ bầu nên ưu tiên các món thanh mát, dễ tiêu hóa, tránh bớt chiên xào.

6. Ăn trước khi đi ngủ

Điều này gần giống như việc không để bụng đói vậy. Ăn nhẹ một ít thức ăn lành mạnh trước khi ngủ sẽ giúp bổ sung năng lượng. Đường huyết cũng được giữ ổn định trong suốt thời gian ngủ. Việc ăn nhẹ trước khi đi ngủ cũng sẽ giúp mẹ bầu đỡ nghén vào sáng hôm sau.

7. Uống nước thường xuyên

Uống nhiều nước, uống nước thường xuyên sẽ giúp cơ thể mẹ bầu dễ chịu hơn, giúp ngăn ngừa cảm giác buồn nôn. Mặt khác, nôn ói dễ khiến cơ thể mất nước, mẹ bầu cần uống để bổ sung kịp thời. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý chỉ nên uống từng ngụm nhỏ, uống giữa các bữa ăn.

8. Giải tỏa tâm lý, ngủ đủ giấc

Giấc ngủ rất quan trọng trong việc giúp mẹ bầu đủ sức vượt qua cơn nghén thai kỳ. Đồng thời mẹ bầu cần giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng sẽ khiến tình trạng ốm nghén nghiêm trọng hơn.

9. Tập luyện hợp lý

Mẹ bầu có thai không vận động mạnh nhưng cũng không nên ngồi ì một chỗ. Đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp tâm lý thoải mái và cơ thể cũng có sức sống hơn. Tập thể dục thể thao phù hợp bà bầu cũng là một cách giảm nghén hiệu quả. Một số bài tập thích hợp bà bầu là hít thở, đi bộ, bơi lội, yoga.

Khi nào ốm nghén nặng cần gặp bác sĩ?

1. Triệu chứng nghén cần đi khám ngay

Tuy ốm nghén là triệu chứng bình thường, không ảnh hưởng thai nhi. Tuy nhiên, nghén quá nghiêm trọng lại có thể ảnh hưởng quá trình phát triển của thai nhi. Nguyên nhân là nghén nặng khiến mẹ bầu không ăn được gì, thai nhi thiếu dinh dưỡng phát triển. Một số trường hợp nghén cần đi khám ngay:

  • Tim đập nhanh, choáng váng, ngất xỉu, đau đầu, đầu bụng.
  • Sốt cao không dứt.
  • Buồn nôn, nôn ói liên tục, không ăn uống được.
  • Sụt 1 – 2kg trong khoảng thời gian ngắn.
  • Tiểu lắt nhắt, nước tiểu có màu sẫm.
  • Xuất huyết âm đạo, nôn ra máu.

2. Các phương pháp chẩn đoán ốm nghén có ảnh hưởng mẹ và bé không

Xét nghiệm máu: Kiểm tra dinh dưỡng thai phụ và thai nhi có đủ không hoặc thiếu chất dinh dưỡng nào không.

Xét nghiệm điện giải đồ: Kiểm tra thai phụ nôn quá mức có bị rối loạn điện giải hay không.

Siêu âm thai: Giúp kiểm tra sự phát triển của thai nhi theo đúng chuẩn ở từng giai đoạn thai kỳ.

Buồn nôn, nôn, không ăn uống được gì là những triệu chứng hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải khi ốm nghén. Mẹ bầu không cần quá lo lắng mà ảnh hưởng thai nhi. Tuy nhiên, nếu nghén đến mức kiệt sức thì nên đi khám bác sĩ ngay. Riêng trường hợp nghén thông thường, mẹ bầu có thể áp dụng ngay các cách giảm ốm nghén an toàn để giúp bản thân dễ chịu hơn.

Xem thêm bài viết liên quan:

Nghiên cứu cho thấy mẹ bầu bị ốm nghén nặng dễ bị sinh non và trầm cảm hơn

3 kiểu phụ nữ dễ bị ốm nghén nhiều khi mang thai

Nghiên cứu cho rằng ốm nghén càng nhiều con càng thông minh: Nhiều mẹ bầu phản đối