Trẻ sinh non thường dễ gặp nguy hiểm tính mạng, do đó mẹ bầu cần chú ý, có dấu hiệu dọa sinh non là phải đi bác sĩ ngay.

Theo số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, có khoảng 15 triệu trẻ sinh non trên thế giới. Tỷ lệ này chiếm 1/10 trẻ sơ sinh, tức là cứ 10 em bé chào đời sẽ có 1 em bé có thể bị sinh non. Trong đó có khoảng 1 triệu trẻ sinh non đã mất vì biến chứng sau sinh. Do đó, mẹ bầu cần dưỡng thai thật cẩn thận. Một khi phát hiện dấu hiệu dọa sinh non thì phải đi bệnh viện để cứu con.

Dấu hiệu dọa sinh non mẹ bầu phải chú ý

Nguyên nhân sinh non gồm những gì?

Nguyên nhân sinh non có thể xuất phát từ cả mẹ bầu lẫn thai nhi.

- Nguyên nhân từ người mẹ:

  • Có tiền sử sinh non, sảy thai.
  • Nhau tiền đạo, nhau bong non, thiểu năng nhau.
  • Cổ tử cung ngắn, tử cung dị dạng, hở eo tử cung, phẫu thuật cổ tử cung, bệnh lý gây dị dạng tử cung.
  • Mẹ bầu bị suy dinh dưỡng, ăn uống kém, làm việc quá sức, dùng chất có cồn, hút thuốc lạ.
  • Mẹ bầu mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, thiếu máu, bệnh thận, nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh lý tuyến giáp tự miễn.

- Nguyên nhân từ thai nhi:

  • Thai dị dạng làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non hoặc bác sĩ phải chỉ định chấm dứt sớm thai kỳ.
  • Do thai nhi là bé trai sẽ có tỉ lệ viêm bánh nhau mạn tính cao hơn, dẫn đến sinh non tự nhiên.

Dấu hiệu sinh non nhận biết rõ nhất?

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, mẹ bầu cần tìm đến bác sĩ để có cách xử lý kịp thời bởi có thể mẹ đang có nguy cơ sinh non:

dấu hiệu dọa sinh non

Đau lưng âm ỉ có thể là dấu hiệu dọa sinh non

  • Đau lưng âm ỉ, sưng tay, chân, mặt, mờ mắt, rối loạn mắt.
  • Đau quặn bụng giống như đau bụng kinh, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Thai nhi cử động ít hoặc ngừng thai máy, có dấu hiệu đẩy xuống phía dưới.
  • Âm đạo ra dịch hoặc máu bất thường.

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn?

Trường hợp sinh non được xác định khi thai nhi chưa đủ 37 tuần trở lên, chẳng hạn có người xuất hiện dấu hiệu sinh non tuần 32 và sinh non 32 tuần; có người xuất hiện dấu hiệu sinh non tuần 34 nhưng lại sinh non 35 tuần hoặc sinh non 36 tuần. Vì lẽ này, y văn thống nhất chung rằng những em bé chào đời khi chỉ mới 22 – 37 tuần sẽ được xem là trẻ sinh non. Trẻ dưới 22 tuần rất khó sống sót. Số tuần thai càng nhiều thì tỷ lệ sống sót và độ an toàn càng cao.

Sinh non được chia thành 4 loại:

  • Sinh cực non: Dưới hơn 28 tuần;
  • Sinh rất non: 29 – 32 tuần;
  • Sinh non bình thường: 33 – 34 tuần;
  • Sinh non muộn: 35 – 36 tuần.

sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn

Từ 33 đến 34 tuần được gọi là sinh non bình thường

Ngoài ra mức độ an toàn khi sinh non còn tùy thuộc vào cân nặng, giới tính của thai nhi. Nếu cân nặng sinh non trên 800 gram thì tỉ lệ sống sót đến 90%. Ngoài ra còn tùy thuộc vào sức khỏe người mẹ, gen di truyền, trình độ y học tại nơi sinh. Do đó, rất khó để xác định đâu là thời điểm sinh non được cho là an toàn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bé sinh non 24 tuần nặng 720 gam và hành trình giành giật sự sống

Tư thế nằm khi bị dọa sinh non dành cho mẹ bầu

Cách nằm cho mẹ bầu có nguy cơ sinh non

Bị dọa sinh non tức là chưa bị sinh non, do đó, mẹ bầu vẫn còn cơ hội cứu vãn. Thường khi dọa sinh non, các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu phải nằm nhiều hơn, hạn chế vận động. Vậy khi dọa sinh non nên nằm thế nào cho an toàn?

Tư thế nằm khi bị dọa sinh non tốt nhất là nghiêng sang trái, chân trái duỗi thẳng, chân phải hơi co. Tư thế nằm của bà bầu này sẽ giúp khí huyết lưu thông dễ dàng, các tĩnh mạch không bị dồn ép, thai nhi cũng được nuôi dưỡng tốt hơn.

tư thế nằm an toàn khi bị dọa sinh non

Tư thế nằm khi bị dọa sinh non tốt nhất là nghiêng sang trái, chân trái duỗi thẳng, chân phải hơi co

Thai nhi cũng không bị áp lực, hô hấp và lưu thông máu trở nên thuận lợi. Nằm nghiêng trái cũng giúp giảm áp lực cổ tử cung, tim mạch đều được thư giãn. Để thoải mái hơn thì mẹ có thể chêm thêm gối cho đỡ mỏi.

Nếu chỉ đang ở 3 tháng đầu thai kỳ, bụng chưa to thì có thể nằm bất kỳ tư thế nào. Tuy nhiên, không được nằm sấp vì có thể gây nguy hiểm.

Phòng ngừa dọa sinh non cho mẹ bầu

Bất kỳ người mẹ nào cũng mong con ở trong bụng đủ ngày đủ tháng. Vì ai cũng biết, trẻ sinh non thường không phát triển đầy đủ, nguy cơ cao mắc các vấn đề thể chất, trí tuệ.

Trẻ sinh non có thể mắc một số dị tật nguy hiểm như bại não, nhận thức kém, tăng động. Do đó, cách tốt nhất là mẹ bầu cần thực hiện những biện pháp giúp ngừa nguy cơ sinh non, bảo vệ con phát triển đến khi đủ ngày đủ tháng.

Mẹ bầu nên chú ý những biện pháp phòng ngừa sinh non sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo không bị sảy thai do mất nước tử cung, lượng nước cần là khoảng 3 lít nước.
  • Không nên nhịn tiểu vì có thể khiến bàng quang viêm nhiễm, cổ tử cung bị kích thích co bóp dễ sinh non.
  • Điều chỉnh tư thế nằm nghiêng để giảm áp lực cổ tử cung.
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc, vận động quá sức.
  • Đi khám thai đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Mang thai mà bị dọa sinh non là chuyện chẳng ai muốn. Tuy nhiên các mẹ bầu cần tìm hiểu trước các dấu hiệu để kịp thời xử lý nếu chẳng may có chuyện không hay xảy ra.

Xem thêm bài nguồn tại:

https://www.ucsfhealth.org/education/recognizing-premature-labor

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preterm-labor/symptoms-causes/syc-20376842

Xem thêm bài viết liên quan:

Những đứa trẻ sinh non được cứu sống nhờ bọc trong túi nhựa

Bé sinh non nặng 450 gram, 'nhỏ hơn hộp sữa' ngày nào, giờ đã khỏe mạnh mừng sinh nhật 1 tuổi

8 giờ cho một đời người, mẹ chỉ được ôm con phút chốc trước khi đứa trẻ sinh non không qua khỏi