Có thai tuần thứ 13 cũng là lúc bé yêu đã hình thành một trong số những đặc điểm riêng mà không ai giống ai.

Theo đó, có thai tuần thứ 13 cũng là lúc kết thúc tam nguyệt cá thứ nhất. Lúc này, bé đã hoàn thiện các bộ phận và các cơ quan chức năng trong cơ thể. Bước sang kỳ tam nguyệt cá thứ hai, mẹ cần phải lưu ý và thận trọng nhiều hơn vì đây là giai đoạn hoàn thiện về trí tuệ và thể chất của con.

Có thai tuần thứ 13: Những thay đổi của mẹ và bé

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai tuần thứ 13

có thai tuần thứ 13

Bước qua tuần thai thứ 13 này, mẹ đã cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều 

Tin vui dành cho các mẹ bầu ở thai kỳ tuần 13 chính là sự “kết thúc” của hàng loạt các triệu chứng mệt mỏi trước đó. Nồng độ hormone giảm đi khiến cơ thể mẹ trở nên điều hòa hơn.

Tuy nhiên, huyết áp của mẹ giảm xuống nên đôi khi mẹ sẽ cảm thấy choáng váng. Nếu sản phụ làm việc mệt nhọc hoặc ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng sẽ dễ cảm thấy chóng mặt. Ngoài ra, nồng độ CO2 trong máu của mẹ giảm xuống do hấp thụ cả lượng C02 thoát ra từ người của bé. Lượng không khí để hô hấp tăng lên nên đôi khi mẹ có thể cảm thấy khó thở.

Một thay đổi rõ nét nhất trên cơ thể mẹ còn nằm ở phần ngực và bụng. Tử cung đang mở rộng và vượt ra khỏi vùng xương chậu, bụng bầu của mẹ sẽ nhìn thấy rõ ràng hơn. Vùng ngực trở nên nhạy cảm, lớn hơn và đặc biệt bầu ngực đã bắt đầu cơ chế sản xuất sữa non (colostrum) - đây là "dưỡng chất vàng" đặc biệt quý giá cho bé yêu trong vài ngày đầu khi mới ra đời.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thai thứ 13

Về phần bé yêu, điều đặc biệt nhất khi có thai tuần thứ 13 chính là sự xuất hiện của những đường vân tay- thứ quyết định sự khác biệt của con trong tương lai sau này. Những đường vân tay, vân chân trở nên rõ ràng hơn. Đồng thời, các mạch máu cũng được nhìn thấy thông qua lớp da mỏng của bé.

Thời điểm thai kỳ tuần 13 cũng là lúc thai nhi bắt đầu bài tiết nước tiểu. Bé sẽ uống nước ối và được thận bài tiết. Một chất có màu đen, dính, tồn tại trong đại tràng của thai nhi được tiết ra khi bé đi đại tiện, được gọi là phân su.

Bên cạnh đó, các nhóm cơ cũng được hoàn chỉnh hơn. Bé đã có thể cựa quậy và ra hiệu cho mẹ một cách mãnh liệt. Lúc này, nếu mẹ siêu âm có thể thấy được sự nghịch ngợm của bé. Ngoài ra, dây thanh âm của bé cũng dần hình thành trong tuần này.

Khi có thai tuần thứ 13 thì mẹ cần lưu ý gì?

Có thai tuần thứ 13 mẹ nên:

  • Đừng quên uống nước: Lượng nước từ 2-2.5l hàng ngày là phù hợp, bao gồm nước lọc, nước hoa quả, nước canh… Có một mẹo nhỏ cho bạn rằng hãy quan sát nước tiểu có màu nhạt là bạn đã uống đủ nước, nếu nước tiểu có màu đậm thì hãy bổ sung thêm.
  • Thăm khám bác sĩ: Vào tuần thứ 13 mang thai, các bệnh liên quan tới răng và nướu có xu hướng phát triển trong suốt quá trình thai nghén vì vậy cần có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ răng miệng định kỳ trong giai đoạn này.
  • Các xét nghiệm, tiêm chủng mẹ nên làm: Kiểm tra kích thước của tử cung, đo cân nặng và huyết áp, kiểm tra đường và protein trong nước tiểu, kiểm tra nhịp tim của thai nhi.
  • Thể dục nhẹ nhàng: Thời điểm thai nhi tuần thứ 13 là khoảng thời gian tuyệt vời để bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng một cách đều đặn. Hiện nay có rất nhiều lớp hướng dẫn tập thể dục dành cho bà bầu như yoga cho bà bầu, lớp khiêu vũ hay đi bộ cho bà bầu. Đây có thể là nơi mẹ được chia sẻ lời khuyên và nhận được sự hỗ trợ từ các bà mẹ khác.

Có thai tuần thứ 13 mẹ không nên:

quan hệ khi mang thai tuần thứ 13

Đến nay vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng nào xác thực cho việc quan hệ tình dục làm sảy thai nhi kể cả trong 3 tháng đầu của thai kỳ

  • Không nên quan hệ ở tuần thai thứ 13 nếu mẹ có tiền sử sinh non và sảy thai, nhau tiền đạo hoặc nhau thai bám thấp, hở eo tử cung, nghi ngờ hoặc có viêm nhiễm đường sinh dục.
  • Không nên làm việc quá sức: Gian đoạn này, lượng tử cung ngày càng tăng làm giảm lượng máu đến tim. Điều này làm mẹ dễ thấy mệt, tức ngực và hụt hơi. Vì thế chị em nên nghỉ ngơi, điều chỉnh thời gian hợp lý với thể trạng của mẹ.
  • Không nên tập thể dục tập với những môn có cường độ mạnh, yêu cầu sức bền cao. Tránh động tác nằm ngửa, giãn cơ,..vì chúng sẽ khiến máu dồn về tử cung, khiến bà bầu chóng mặt, hoa mắt và quan trọng là đừng quên khởi động cơ trước khi tập để tránh chấn thương như chuột rút,..

Có thai tuần thứ 13 ăn gì tốt nhất cho con yêu?

Khi có thai tuần thứ 13, bé bắt đầu phát triển về thể chất và trí não nên cần nhiều dinh dưỡng hơn. Mẹ nên bổ sung đầy đủ những chất sau đây để tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển:

    Thực phẩm giàu axit folic

    Theo đó, đây là nhóm thực phẩm rất quan trọng cho mẹ và bé, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, sảy thai, tiền sản giật, thai chậm phát triển. Các thực phẩm giàu axit folic sẽ bao gồm: súp lơ, bắp cải, bí đao, các loại đậu, hoa quả và nước ép trái cây...

    Thực phẩm giàu canxi

    phụ nữ mang thai tuần thứ 13 nên ăn gì

    Khi có thai ở tuần thứ 13, các mẹ cần ăn uống thật phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng. Mẹ đừng quên uống đủ nước để đảm bảo sức khỏe

    Canxi vốn rất cần thiết cho thai nhi ở tuần thứ 13 vì sẽ giúp bé phát triển hệ xương và răng, giúp con yêu phát triển chiều dài. Các thực phẩm giàu canxi mẹ nên bổ sung đó là: các loại sữa, trứng gà, tôm, cá hồi, kiwi, viên uống canxi...

    Thực phẩm và đồ uống giàu vitamin

    Quan trọng và cần thiết không kém hai nhóm thực phẩm kể trên đó chính là vitamin, giúp tăng cường đề kháng, ngừa táo bón và khó tiêu ở mẹ bầu. Thực phẩm giàu vitamin bao gồm: ngũ cốc, bưởi, thanh long, nho, cà rốt, cam...

    Thực phẩm giàu sắt

    Mẹ bầu muốn giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, ngất xỉu khi có thai tuần thứ 13 thì nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt có nhiều trong thịt bò, thịt heo nạc, bí đỏ, lòng đỏ trứng gà, mía, chuối...

    Tóm lại, khi có thai tuần thứ 13 thì sự phát triển của em bé trong bụng đã được coi là ổn định và an toàn. Lúc này, bé nhận được sự bao bọc nhất định trong tử cung của mẹ. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần chú ý và không hoạt động quá mạnh để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

    Xem thêm các bài viết liên quan:

    Phù chân khi mang thai và 12 cách điều trị hiệu quả tại nhà cho mẹ bầu

    Làm việc nhà khi mang thai: 8 tuyệt đối tránh để con không dị tật, mẹ trọn vẹn 40 tuần

    Tư thế gội đầu cho bà bầu dễ chịu và không ảnh hưởng đến thai nhi