Quan sát màu nước tiểu khi mang thai là cách đơn giản giúp mẹ giám sát tình hình sức khỏe của bé.

Thông qua việc thay đổi màu nước tiểu khi mang thai có thể giúp báo hiệu tình hình sức khỏe cũng như các chỉ số quan trọng của mẹ và bé. Ngay sau đây, mẹ hãy dành ra vài phút để ghi lại những điều cầu lưu ý khi gặp phải những điều bất thường của màu sắc nước tiểu để từ đó có những biện pháp cải thiện kịp thời nhé!

Mau nuoc tieu khi mang thai 1

Những thay đổi của màu nước tiểu khi mang thai cũng báo hiệu tình hình sức khỏe của mẹ và bé

Thay đổi nước tiểu khi mang thai có phải là điều bình thường

Chắc hẳn khi mang thai, mẹ bầu nào cũng phải trải qua tình trạng đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, có 3 ba lý do cho thấy màu nước tiểu của mẹ có thể thay đổi khi mang thai là điều bình thường và không có gì nghiêm trọng.

Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra sự thay đổi màu sắc của nước tiểu khi mang thai? 

Màu sắc nước tiểu sẽ phụ thuộc đến hoạt động của thận và theo nguyên lý hoạt động của cơ thể, thận sẽ lọc máu, chất thải và nước dư thừa để loại bỏ các chất không cần thiết, giúp duy trì cân bằng chất lỏng bên trong cơ thể. Theo đó, nước tiểu khỏe mạnh sẽ có màu vàng nhạt.

Tuy nhiên, có 3 nguyên nhân khiến màu nước tiểu thay đổi:

Mau nuoc tieu khi mang thai 2

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến màu nước tiểu thay đổi

Mất nước: xảy ra khi cơ thể mẹ không có đủ chất lỏng để duy trì mức độ hoạt động bình thường.

Nước là thành phần nguyên tố của sự sống và đặc biệt là những người đang mang thai, rất nhạy cảm với những thay đổi về độ ẩm của cơ thể. Dấu hiệu dễ nhận biết mẹ bị mất nước chính là nước tiểu có màu vàng đậm hơn, hoặc khát nước, khô miệng, bồn chồn hoặc mệt mỏi, đau đầu, táo bón.

Riêng phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị đánh giá thấp lượng nước cần và đủ cho cơ thể mẹ và bé. Theo đó, Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên uống ít nhất 8–12 cốc nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu hàng ngày.

Với những mẹ xuất hiện chịu chứng ốm nghén trong quá trình mang thai, hãy thử uống một chút caffeine hoặc dành thời gian tập các bài tập thể dục cho thai kỳ cũng là cách giúp mẹ nhớ việc phải tăng lượng nước để giữ an toàn cho baby.

Thuốc bổ sung

Các loại vitamin trước khi sinh rất có lợi cho thai nhi đang lớn của bạn, nhưng không ai đề cập rằng chúng có thể khiến nước tiểu của mẹ đổi màu như màu xanh neon chẳng hạn

Điều này là do vitamin trước khi sinh thường chứa nhiều vitamin B, bao gồm folate (vitamin B9) để hỗ trợ sự phát triển thần kinh khỏe mạnh. Vì vậy, thông thường nước tiểu sẽ chuyển sang màu vàng hoặc thậm chí là xanh lục sáng. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã hấp thụ các vitamin B cần thiết để giữ sức khỏe cho cả bạn và em bé, và thải ra bằng nước tiểu.

Không cần lo lắng nếu bạn thấy màu này trong bồn cầu của mình, vì cả người mang thai và không mang thai đều gặp phải tác dụng phụ này. Hãy coi đó là dấu hiệu bạn đang nuôi dưỡng thành công em bé của mình với các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển!

Chế độ dinh dưỡng

Khi nước tiểu của mẹ thay đổi thành màu hồng chẳng hạn thì đó thường là kết quả của thứ mẹ đã ăn chứ không phải do giới tính của bé được tiết lộ!

hình ảnh

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi của màu nước tiểu

3 loại thực phẩm thường dẫn đến sự thay đổi màu sắc của nước tiểu:

  • Củ cải đường (nước tiểu màu hồng hoặc hơi đỏ)
  • Đại hoàng (nước tiểu màu hồng hoặc hơi đỏ)
  • Cà rốt (cam nhạt)

Màu nước tiểu bất thường và khi nào cần tham vấn ý kiến chuyên gia

Một số thay đổi đối với màu nước tiểu là bình thường, nhưng song đó cũng có thể là dấu hiệu để mẹ tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Có hai tình trạng cơ bản chính là nhiễm trùng tiểu và tình trạng thận.

Nhiễm trùng tiểu

Nhiễm trùng bàng quang hoặc đường tiết niệu rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, những người có nguy cơ mắc UTI cao hơn do cơ thể họ có hai thay đổi đồng thời:

  • Thay đổi đường tiết niệu: Do những thay đổi trong tử cung, các ống nối thận với bàng quang của mẹ sẽ to ra. Điều này có thể làm chậm quá trình đưa nước tiểu, gây ứ đọng nước tiểu. Hoặc thậm chí khiến nước tiểu chảy ngược trở lại thận. Ngoài ra, nước tiểu nằm trong cơ thể càng lâu thì vi khuẩn càng dễ phát triển, làm tăng nguy cơ mắc UTI. 
  • Thay đổi thành phần nước tiểu: Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố khiến nước tiểu của mẹ trở nên cô đặc hơn, chứa nhiều protein và đường hơn. Những chính điều này khiến nước tiểu của mẹ dễ bị nhiễm trùng tiểu, nước tiểu sẽ có màu trắng đục hoặc thậm chí có thể xuất hiệu màu hồng của máu.

Mau nuoc tieu khi mang thai 3

Mẹ nên gặp chuyên gia khi thấy có những biểu hiện bất thường của màu sắc nước tiểu

Do đó, nếu nhu cầu đi vệ sinh của mẹ liên tục nhưng lượng nước tiểu lại không đáng kể thì tốt nhất mẹ nên gặp bác sĩ để kiểm tra, đặc biệt các triệu chứng UTI khác như:

  • Đi tiểu rát hoặc đau
  • Đau vùng chậu hoặc lưng dưới
  • Sốt.

Các mức độ về màu nước tiểu khi mang thai 

Mau nuoc tieu khi mang thai 4

Màu nước tiểu giúp mẹ theo dõi tình hình sức khỏe trong suốt thai kỳ

Có 7 mức độ màu nước tiểu trong suốt thai kỳ giúp mẹ theo dõi thay đổi từ cơ thể mình:

1. Nước tiểu trong: Cho thấy chỉ số sức khỏe của mẹ và bé đang ở trạng thái rất tốt đấy!

2. Nước tiểu màu vàng nhạt: Lượng nước trong cơ thể của mẹ tương đối ổn định

3. Màu vàng mật ong: Mẹ ơi, đừng quên uống nước nhé!

4. Màu vàng đậm: Mẹ nên kiểm tra tình trạng cơ thể và chế độ dinh dưỡng trong ngày 

5. Trắng đục hoặc màu trà: Đây là dấu hiệu bất thường, mẹ nên kiểm tra xem mình có dấu hiệu nhiễm trùng tiểu không nhé!

6. Màu nâu đậm hoặc hồng: Mẹ đang mất nước trầm trậm nên thăm khám và lắng nghe ý kiến của bác sĩ chuyên môn

7. Xanh lá cây hoặc xanh lam: Mẹ nên thăm khám với bác sĩ 'gấp gấp' mẹ nhé!

Việc có baby khiến cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi và trở nên nhạt cảm bao gồm cả sự thay đổi màu nước tiểu khi mang thai. Theo đó, mẹ hãy luôn quan sát và theo dõi những thay đổi của cơ thể để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Nguồn tham khảo: 

https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/9013-dehydration

https://www.healthline.com/health/pregnancy/dehydration#What-are-signs-of-dehydration-during-pregnancy?

https://www.everydayhealth.com/urine/how-does-your-urine-change-when-youre-pregnant/