Một phần là do bố mẹ thích gửi con cho “bảo mẫu” điện thoại, một phần chưa dạy con tốt về sự ra đi vĩnh viễn.

Trong chuyện này đừng vội trách những đứa trẻ là ngu dại vì đơn giản chúng chỉ đang thử khám phá những gì chúng được tiếp xúc. Muốn trách thì nên trách cha mẹ không quan tâm con đủ, gửi con cho điện thoại, thiếu sự giáo dục cần thiết dẫn đến những sai lầm của trẻ nhỏ, lớn chuyện đến mức một bé trai 11 tuổi rủ em gái nhảy từ lầu 4 y như game.

Để tránh con dính chặt với điện thoại, mẹ áp dụng ngay 8 thay đổi lành mạnh giúp con xa rời thế giới ảo

Bé 10 tuổi chơi game dán mắt vào điện thoại, bà nội dâng cơm đút tận miệng vì lo cháu đói

Nhảy lầu trong lúc chơi game sẽ hồi sinh

Cũng tầm khoảng thời gian này năm trước, ở Hàm Đan, Hà Bắc, Trung Quốc đã xảy ra một sự việc khiến các bậc phụ huynh sực tỉnh. Đó là sự việc anh trai 11 tuổi dẫn em gái 9 tuổi nhảy lầu vì muốn được hồi sinh giống trong game. Cuối cùng ai cũng đoán trước được hậu quả, chỉ một chút nữa là không cứu được.

hình ảnh

Ảnh: thepaper

Cả 2 đứa trẻ đều bị thương nặng, trải qua rất nhiều lần phẫu thuật để cứu lấy tính mạng. Câu chuyện được kể lại khiến người ta rất giận, một phần giận 2 đứa trẻ mê game quá đà, nhưng phần lớn là giận cha mẹ đứa trẻ đã cho con chơi game quá nhiều mà không biết quản lý con, lúc xảy ra chuyện còn đòi đi kiện ngược lại nhà phát hành game.

Bắt nguồn từ việc nhảy lầu của 2 anh em là việc chơi game quá nhiều trong thời gian dài, đến nỗi 2 đứa trẻ bị lậm vào game, muốn thử những thử thách trong game ngoài đời thực. Lần dại dột nhất chính là thử thách nhảy từ lầu 4, theo như trong game thì sẽ được hồi sinh nhưng thực tế thì nguy hiểm tính mạng. Nhưng trong mắt những đứa trẻ đã chơi game quá nhiều, thực và ảo từ lâu đã khó phân biệt.

Khi bé gái 9 tuổi tỉnh lại, con nói rằng anh trai bảo chúng ta sẽ không “ngủm” nếu chúng ta nhảy lầu trong lúc chơi game, vì vậy 2 anh em cứ thế nắm tay nhau nhảy xuống từ lầu 4 khiến nhiều xương bị gãy.

hình ảnh

Ảnh: thepaper

Cho con chơi game 8 tiếng một ngày

Để xảy ra sự việc đáng tiếc và nghiêm trọng này phải nói đến trách nhiệm của cha mẹ 2 đứa trẻ. Trong thời gian nghỉ phòng dịch, 2 đứa trẻ được gửi cho “bảo mẫu” điện thoại vì cha mẹ phải đi làm. Điều khó hiểu nhất là đến khi con gặp nạn, cha mẹ vẫn chơi hệ đổ thừa, hoàn toàn chưa nhận ra cái sai của mình.

Ông bố 39 tuổi cho biết 2 đứa trẻ chơi game 8 tiếng 1 ngày, còn người mẹ bảo rằng trước khi được mua điện thoại, 2 đứa bé rất ngoan và học giỏi. Họ nghĩ vì game đã ảnh hưởng đến tư tưởng của con do đó đâm đơn kiện nhà phát hành game đòi bồi thường.

Tuy nhiên họ quên mất rằng, người mua điện thoại cho con, để con chơi game 8 tiếng 1 ngày không kiểm soát, con chơi game gì không quan tâm chính là cha mẹ. Cha mẹ không ở bên, phó mặc hết cho điện thoại bầu bạn cùng con hỏi sao không xảy ra tai nạn.

hình ảnh

Ảnh: motherly

Trẻ đang trong giai đoạn bắt chước với tính tò mò mạnh mẽ, trí tuệ của trẻ còn non nớt, khả năng phân biệt đúng sai còn thấp, trẻ thường không phân biệt được cái nào đáng để bắt chước. Lúc này, cha mẹ càng phải hết sức thận trọng khi giáo dục con, đảm bảo con tiếp xúc những thứ an toàn.

Một mặt, chính cha mẹ là người mà con cái tiếp xúc nhiều nhất, vì vậy cha mẹ nên làm gương cho con cái và đóng vai trò là người hướng dẫn để trẻ có thể phân biệt được điều tốt và điều xấu.

Mặt khác, do mục đích bắt chước của trẻ thường không phải để học mà để chơi, thỏa mãn tính hiếu kỳ nên rất mù quáng, thấy gì lạ là làm theo. Vì vậy cha mẹ có thể bắt đầu từ sở thích của trẻ, ví dụ một số trẻ thích phim hoạt hình thì có thể chọn những phim hoạt hình nội dung phù hợp để cho con xem đồng thời liên tục nhắc nhở con không được thử những thứ trong phim hay trong game.