Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi sẽ khiến bố mẹ ngạc nhiên. Con biết cười, hiểu các cử chỉ, cảm xúc vui, buồn, giận,...

sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi 1

Bé 7 tháng tuổi có thể tự ngồi dậy

Khi được 7 tháng tuổi, bé có thể tự ngồi dậy, vồ lấy đồ chơi hay bất kỳ vật gì. Cuộc sống của mẹ cũng vì thế mà bận rộn hơn. Nhiều người lần đầu làm mẹ muốn biết rõ các cột mốc quan trọng như su phat trien cua tre 6-7 thang tuoi, sự phát triển của trẻ 7-8 tháng tuổi,...ra sao để chuẩn bị tâm lý chăm sóc con tốt hơn. Dưới đây là những kiến thức cần biết về sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi và một vài lưu ý về dinh dưỡng ăn dặm cho bé ở tháng tuổi này.

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi và những bước tiến mới 

Nói về sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi sẽ có nhiều điều thú vị mà mẹ không ngờ. Bé đã bắt đầu phát triển về thể chất, trí não, sự tò mò về mọi thứ xung quanh và các kỹ năng xã hội. Trẻ rất hứng thú khám phá mọi điều lạ lẫm quanh mình.

Đồng thời, trẻ cũng bắt đầu biết thể hiện cảm xúc như ngạc nhiên, tươi cười, khóc lóc, giận dỗi,...Đây là giai đoạn bận rộn nhưng tràn ngập niềm vui của mẹ khi chứng kiến những thay đổi về sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi mỗi ngày. Cụ thể:

 Thể chất 

Giai đoạn trẻ 7 tháng sẽ tăng trưởng nhanh về chiều cao, cân nặng. Cân nặng, chiều cao trung bình là 7,4-9,2kg và 67-71cm với bé gái là 65-69cm và bé trai và 6,8-8,6kg.

Kỹ năng giao tiếp

sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi 2

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi có nhiều thay đổi ấn tượng về giao tiếp, vận động,...

Trẻ 7 tháng đã có những “bước tiến” trong giao tiếp theo cách riêng qua việc dùng lời nói để biểu lộ cảm xúc. Trẻ bắt đầu bi bô, bắt chước từ ngữ được nghe từ bố mẹ. Trẻ phản ứng khi nghe tên mình, hiểu cảm xúc qua ngữ điệu giọng nói nên bố mẹ hãy siêng nói chuyện với con mỗi ngày.

Kỹ năng vận động

Bé 7 tháng có thể tự nhặt các đồ vật nhỏ bằng bàn tay và các ngón tay hoặc nắm giữ đồ vật bằng hai tay. Trẻ đã tự ngồi dậy được, ngắm nhìn mọi thứ xung quanh, cho thấy trẻ sẵn sàng cho việc tập bò.

Cảm xúc

Phản ứng của trẻ khi không hài lòng là mếu máo khi bị mắng. Khi gặp bố mẹ sẽ tỏ ra vui thích, nét mặt rạng rỡ và cười lớn nhưng khi người lạ đến gần, khẽ chạm vào người bé sẽ khóc ré lên, cho thấy trẻ đã nhận biết rõ người lạ và người quen.

Mọc răng

Thời điểm xuất hiện các dấu hiệu trẻ mọc răngở mỗi trẻ sẽ khác nhau, có những trẻ 7 tháng bắt đầu mọc hai răng cửa giữa hàm dưới rồi đến hai răng cửa trên, sau 3-4 tháng mọc những chiếc răng còn lại.

sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi 3

Một vài chiếc răng có thể nhú lên khi trẻ sơ sinh được 7 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 6 7 tháng tuổi là cột mốc quan trọng và cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, một số trẻ có thể phải cai sữa mẹ khiến trẻ không còn được bảo vệ bởi nguồn kháng thể có trong sữa mẹ. Vì thế, trẻ dễ mắc các bệnh về bệnh về đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón), bệnh về đường hô hấp (ho, viêm tai, viêm phổi, viêm phế quản),...

>>>Có thể bạn quan tâm: Sự phát triển của bé - 7 tháng tuổi

Dinh dưỡng ăn dặm hỗ trợ sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Thực phẩm ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi

Để tập cho trẻ 7 tháng ăn dặm thành công, mẹ hãy thay đổi thực đơn đảm bảo cung cấp đa dạng nhóm chất. Dưới đây là thực phẩm gợi ý giúp hỗ trợ sự phát triển của trẻ 6-7 tháng tuổi:

  • Rau xanh: Tăng cường rau xanh để bổ sung vitamin A, vitamin C cho bé như bông cải xanh, mồng tơi, cà chua, bắp cải,...;
  • Ngũ cốc: Bột ngũ cốc cung cấp chất sắt, chất xơ cho bé. Mẹ có thể kết hợp xay các loại đậu như đậu xanh, đậu đen rồi nấu chín với chút sữa;
  • Cá: Cá rất tốt cho hệ tiêu hóa vì protein từ cá dễ hấp thu. Ăn cá bổ sung canxi, tốt cho thời kỳ mọc răng của bé;
  • Thịt: Cho thêm thịt heo, thịt gà hoặc thịt bò xay nhuyễn nấu cùng cháo;
  • Trái cây: Chuẩn bị một số trái cây như dâu tây, cam, đu đủ, kiwi, xoài…để bé tráng miệng.

sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi 4

Mẹ nên thêm vào thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng các món trái cây tráng miệng

* Lưu ý: Do con chưa thể nhai mà dùng lưỡi nghiền nên khi chế biến món ăn, mẹ nên xay nhuyễn, làm mềm. Thêm gia vị nhưng không quá 0,1g muối/bữa ăn.

Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa?

Mẹ có thể cho ăn 2 bữa/ngày, để bé không ngán, mỗi bữa đan xen ăn từ 1-2 món khác nhau. Lịch ăn dặm trong ngày linh hoạt với từng bé, mẹ có thể cho bé ăn vào bữa sáng và bữa trưa hoặc bữa trưa và bữa tối.

Việc cho ăn dặm ở trẻ không nhất thiết phải ăn đủ theo số bữa hay hết lượng thức ăn đã chuẩn bị sẵn. Nếu thấy con lắc đầu, ngậm chặt miệng không muốn ăn thì nên tạm dừng.

Giai đoạn trẻ 7 tháng tuổi, dù đã đến lúc ăn dặm nhưng vẫn không thể thiếu sữa mẹ bởi nó đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ 7 đến 8 tháng tuổi. Vậy nên, dù đã có chế độ ăn dặm cho bé 7 tháng nhưng cũng đừng quên cho bú sữa mẹ đến khi đủ tuổi. Tiếp tục theo dõi kiến thức về sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi trong những tin bài tiếp theo để hoàn thiện kỹ năng làm mẹ mỗi ngày. 

>>> Xem thêm các bài viết liên quan:

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 7 – 9 tháng tuổi