Rất nhiều mẹ có thói quen nêm thêm dầu và muối và thức ăn dặm của trẻ 7 tháng tuổi. Thực tế thói quen này có tốt cho trẻ hay không?



Các mẹ có công nhận với em, từ khi làm mẹ, đầu óc chúng ta càng được "khai sáng" hơn không? :)



Chả là thế này, con trai em nay cũng được gần 8 tháng rồi. Trộm vía, bé khỏe mạnh, mũm mĩm lắm ạ. Nhiều mẹ cứ nhắn tin hỏi em sao nuôi con khéo quá, chỉ bí kíp đi. Rồi các mẹ lại than, con các mẹ cũng bằng tháng tuổi với con nhà em mà các bé cứ không chịu ăn dặm, hay ốm vặt nữa.



Thú thật với các mẹ, cũng có giai đoạn gia đình em phải "vật lộn" với từng bữa ăn dặm của con đấy ạ. Con không chịu ăn, đút cháo vào thì bé lại nhè hoặc phun phèo phèo hết cả ra. Tình trạng này lặp đi lặp lại khiến em phát bực luôn. Thế nhưng, từ từ rồi bé cũng chịu ăn. Tất cả cũng nhờ em học được vài chiêu của chị họ em.



Chị nói, các bé mới tập ăn dặm, mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều, nhất là phải kiên trì thì bé mới chịu ăn. Đặc biệt, nên cho trẻ ăn những rau củ dễ tiêu hóa và có vị ngọt nhẹ tự nhiên như bí đỏ, khoai lang, rau bina trong những ngày đầu bé tập ăn dặm. Cách tốt nhất là hãy xay mịn và nấu kĩ món ăn để giúp bé không ghê cổ hay bị hóc.



Chị còn nói với em, rất nhiều mẹ có thói quen cho dầu và muối vào món ăn dặm của bé. Có thể lúc đầu mẹ thấy bé sẽ hứng thú ăn nhưng điều này không thực sự tốt cho con đâu ạ.



Lý do vì sao thì em sẽ giải thích ngay bên dưới nha!



Thứ nhất: Dầu





Theo khuyến nghị về chế độ ăn uống cho trẻ từ 7-9 tháng tuổi, nếu thức ăn dặm của trẻ được chọn từ ngũ cốc, rau và nước thì việc bổ sung dầu là cần thiết. Các mẹ có thể nêm khoảng 5-10g dầu. Tuy nhiên, các mẹ phải tuyệt đối lưu ý 2 điều sau: Chọn dầu chất lượng cao và chú ý đến liều lượng. Vậy, dầu nào mới thật sự tốt cho các bé sơ sinh?



Dầu được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh là dầu thực vật có chứa axit alpha-linolenic. Tuy nhiên nhiều loại dầu không chịu được nhiệt độ cao, do đó khi chọn dầu ăn để chế biến thức ăn dặm cho bé, mẹ nên chú ý về khả năng chịu nhiệt của chúng:



- Dầu có thể chịu nhiệt > 230 ° C gồm: Dầu đậu phộng, dầu cọ, dầu ép từ quả bơ, dầu mè, dầu hướng dương, dầu đậu nành,...



- Dầu chỉ chịu nhiệt trung bình > 190 ° C gồm: Dầu hạnh nhân, dầu chiết xuất từ quả óc chó, dầu ô liu nguyên chất, dầu hạt cải tinh luyện,...



Dầu không nên dùng cho trẻ sơ sinh: Dầu salad vì có hàm lượng axit linoleic cao, dễ gây viêm da, tổn thương hệ tiêu hóa cho trẻ nhỏ.



Dầu nên hạn chế cho trẻ: Dầu ngô và dầu mè, cũng chứa nhiều axit linoleic, chú ý không dùng quá liều và không dùng quá thường xuyên.



Tóm lại, đối với trẻ sơ sinh từ 7 tháng tuổi, khi chế biến thức ăn dặm, tốt nhất mẹ nên chọn dầu húng quế, dầu mè trắng, dầu ô liu. Đối với những bé trước một tuổi rưỡi cũng cần được bổ sung thích hợp, không nên dùng quá liều lượng.



Thứ hai: Muối





Nhiều bà mẹ thường rất hay mắc lỗi trong quá trình chế biến thức ăn dặm cho trẻ là nêm muối vào. Bởi vì các mẹ nghĩ rằng nếu không có muối thì thức ăn rất nhạt nên trẻ sẽ không có nhu cầu uống nước và cũng vì lạt lẽo nên khiến con chán, bỏ ăn. Thực tế không phải vậy đâu nha. Mẹ xem chuyên gia hướng dẫn nè.



Đối với trẻ 7-24 tháng tuổi, thức ăn của các bé không nên bổ sung gia vị, đặc biệt là phải giảm lượng muối và đường. Các chuyên gia cho biết, trẻ sơ sinh 6-12 tháng chỉ nên tiêu thụ 350 mg natri mỗi ngày.



Thực tế, lượng natri có trong thức ăn dặm của trẻ đã đáp ứng đủ nhu cầu 350mg muối hằng ngày, vì vậy, mẹ không nên thêm muối vào thức ăn của trẻ trước 1 tuổi.



Thứ ba: Thịt băm



Ngoài vấn đề có nên cho muối và dầu vào thức ăn dặm của trẻ hay không, em thấy nhiều mẹ cũng băn khoăn không biết có nên cho thêm một chút thịt băm vào để nấu hay không.



Theo em tìm hiểu, thường các mẹ chỉ nên cho thêm thịt vào khẩu phần ăn của các bé từ 8 tháng tuổi. Tuy nhiên không phải loại thịt nào cũng thích hợp cho trẻ.






Đới với bé 7-9 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu với thức ăn dặm có cấu trúc loãng rồi chuyển dần dần sang dạng đặc như cháo đặc, thịt băm, rau băm nhuyễn,... khi trẻ được 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, đối với những đứa trẻ phát triển nhanh hơn, mẹ có thể bắt đầu cho con ăn dặm khi được 5 tháng và dần dần thêm thịt băm khi bé được 7 tháng.



Khi nấu thịt bằm cho con, các mẹ cũng nên lưu ý khâu chế biến, thịt băm càng nhuyễn càng tốt, bắt đầu với một lượng nhỏ. Nên nhớ, thịt được băm nhuyễn mới cho thêm vào bát cháo ăn dặm của con.



Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý phản ứng của trẻ sau khi ăn để xem con có bị dị ứng hay không. Nếu sau vài ngày, trẻ không có biểu hiện gì bất thường, mẹ có thể an tâm cho thịt bằm vào thực đơn ăn dặm của con rồi nhé!



Tóm lại, các chuyên gia vẫn khuyên các cha mẹ nên tìm hiểu thêm về việc cho trẻ ăn dặm đúng cách cũng như thời điểm thích hợp để trẻ bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển tốt thói quen ăn uống mà còn giúp con cải thiện sức đề kháng, để khỏe mạnh suốt đời đó ạ.