Nắm rõ những thay đổi và sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi sẽ giúp mẹ chăm con tốt hơn trong giai đoạn này.

Ở mỗi cột mốc phát triển, trẻ nhỏ sẽ có những thay đổi hoàn toàn khác nhau. Trong đó, tháng thứ 6 đánh dấu một giai đoạn cũng cực kỳ quan trọng khi ở thời điểm này, con đã biết nhiều thứ hơn. Mẹ hãy cùng tìm hiểu về sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi để biết cách chăm sóc, nuôi dạy con đúng đắn nhất nhé.

Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

Phát triển về thể chất, vận động

6 tháng đánh dấu cột mốc nửa năm con chào đời, ở thời điểm này, nếu sức khỏe hoàn toàn bình thường thì cân nặng của trẻ sẽ gấp đôi so với lúc mới sinh ra đời. Trong đó, bé gái thường sẽ nặng trung bình 6,5 – 8,3kg và bé trai có cân nặng dao động từ 7,1 – 8,9kg.

Về các mốc phát triển thể chất và khả năng vận động thô, đây là giai đoạn đánh dấu nhiều bước tiến đáng kể của trẻ. Mẹ sẽ nhận thấy bé đã biết dùng các ngón tay để cầm nắm một cách chắc chắn. Bé cũng có thể ngồi mà không cần đến bất cứ sự hỗ trợ nào vì lúc này, cơ lưng đã phát triển mạnh mẽ.

sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi 1

Sự phát triển của trẻ 6-7 tháng tuổi thường có nhiều điểm giống nhau

Về thị lực và tầm nhìn, trẻ có thể ước tính khoảng cách xa gần giữa các vật thể. Không những thế, bé còn có khả năng phân biệt được màu sắc, thị lực cải thiện rõ rệt so với giai đoạn mới sinh. Vì tầm nhìn đã tốt hơn trước và khả năng vận động tinh cũng cải thiện nên con có thể phối hợp tay và mắt tốt hơn. Trẻ có thể quan sát cũng như nắm giữ các đồ vật cách chắc chắn, cẩn thận. Một điều cực kỳ đáng chú ý nữa là ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa bắt đầu cứng cáp, hoàn thiện và con đã sẵn sàng cho hành trình ăn dặm đầy mới lạ của mình. Đây là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ 6 tháng tuổi.

Phát triển về nhận thức, kỹ năng

Về nhận thức và kỹ năng, sự phát triển của trẻ 6-7 tháng tuổi thường khá tương đồng nhau. Nếu ở giai đoạn 6 tháng, trẻ bắt đầu thì khi được 7 tháng, các kỹ năng này sẽ phát triển hơn, được thực hiện một cách nhuần nhuyễn, thành thục hơn.

Đây là giai đoạn cao điểm của sự tò mỏ, trẻ có thể bắt đầu thích khám phá mọi thứ xung quanh, đó chính là lý do mẹ sẽ phải đau đầu khi con luôn tay chạm vào mọi thứ con có thể và giữ chúng rất lâu để “xem xét”, hoặc thậm chí còn có thể bỏ hẳn vào miệng.

sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi 2

Trẻ giai đoạn này vô cùng tò mò về thế giới xung quanh

Bên cạnh sự tò mò tăng cao, trẻ cũng có thể bắt chước được những âm thanh mà con nghe trong cuộc sống. Trẻ nhớ âm thanh tên gọi và sẽ xuất hiện phản ứng khi được gọi tên. Đây là một trong những cột mốc đáng chú ý khi tìm hiểu sự phát triển của trẻ 5-6 tháng tuổi.

Giai đoạn này, trẻ cũng sẽ phát âm được những âm thanh cơ bản ví dụ như a, u, ơ,… Mẹ cần tăng cường trò chuyện, tương tác và giao tiếp với con để trẻ nhanh biết nói, phát âm được nhiều và rõ hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bật mí cách chọn đồ chơi cho trẻ 6 tháng tuổi

Những dấu hiệu mẹ nên lo lắng khi nuôi con 6 tháng tuổi

Kỹ năng vận động của bé kém

Đương nhiên là những cột mốc phát triển của mỗi em bé có thể sẽ khác nhau, nhưng ở mỗi giai đoạn, trẻ bắt buộc phải đạt được một số cột mốc phát triển. Nếu không, đây chính là dấu hiệu bất bình thường mà mẹ nên chú ý.

sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi 3

Mẹ nên để ý đến các dấu hiệu của trẻ

Sự phát triển của trẻ 6 – 7 tháng tuổi khá giống nhau, và đôi khi con có thể chậm biết nói hơn, chậm biết bò hơn, chậm biết đứng, biết đi,… so với các bạn đồng trang lứa. Điều này rất bình thường vì không phải đứa trẻ nào cũng giống nhau. Tuy nhiên, nếu kỹ năng vận động của con quá kém, cụ thể ở tháng thứ 6, nếu con lười vận động và không thích chơi đùa cùng ai, dù cho đó là những người thân quen thì rất có thể bé đang gặp phải tình trạng chậm phát triển.

Bé không thể ngồi

Trẻ ở giai đoạn này thường đã có thể tự ngồi hoặc chậm hơn là ngồi được với sự hỗ trợ của người lớn. Do đó, nếu bé 6 tháng vẫn không thể ngồi dù có người bên cạnh hỗ trợ thì mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám. Rất có thể trẻ đang phải đối diện với tình trạng chậm phát triển thể chất.

Bé không phản ứng với âm thanh

Tiếp tục là về vấn đề thính giác, 6 tháng con chưa thể nói và đây là điều hết sức bình thường. Nhưng chưa biết nói không đồng nghĩa với việc con không thể tạo ra âm thanh và phản ứng với các âm thanh xung quanh.

sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi 4

Con không có phản ứng với âm thanh là một dấu hiệu nguy hiểm

Thế nên mẹ cần hêt sức lưu ý, nếu con không phát ra bất cứ âm thanh gì và không hề có phản ứng với những âm thanh ở ngay bên cạnh thì có thể trẻ đang có vấn đề về thính giác, dây thanh âm, mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt.

Bé không nhớ mặt người quen

6 tháng tuổi trẻ có thể nhận biết được khuôn mặt, nhớ được những người quen. Do đó, trẻ rất thích chơi đùa, tương tác với người thân. Khi phát hiện trẻ không thể nhớ được mặt những người thân cận, gần gũi với mình, mẹ nên đặc biệt chú ý.

Trẻ có thể đang gặp phải vấn đề về tầm nhìn hoặc nghiêm trọng hơn và các vấn đề liên quan đến sự phát triển nhận thức, trí não. Hãy đưa con đến bệnh viện sớm để kịp thời thăm khám và điều trị đúng cách nếu có bất thường.

Nhiều người thường chỉ nuôi con theo bản năng và không tìm hiểu những kiến thức khoa học liên quan đến những cột mốc lớn lên của trẻ. Nắm chắc được sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi sẽ giúp mẹ thấu hiểu con hơn và chăm sóc con tốt hơn đấy ạ.

>>> Xem thêm bài viết tham khảo:

https://www.babycenter.com/baby/month-by-month/6-month-old-baby-milestones-and-development_721

https://www.whattoexpect.com/first-year/month-by-month/month-6.aspx

https://www.verywellfamily.com/your-6-month-old-baby-development-and-milestones-4172585

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi

Chọn đồ chơi cho trẻ 6 tháng tuổi và những lưu ý mẹ cần nhớ

Không nên cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm quá mặn