Sau giai đoạn sốt cao, trẻ thường có các triệu chứng sốt xuất huyết giai đoạn nguy hiểm cần nhập viện.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thường có những triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, các triệu chứng sốt xuất huyết từ nhẹ đến nặng, nếu không được phát hiện và xử lý sớm có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng sốt xuất huyết có 3 giai đoạn

Triệu chứng sốt xuất huyết có 3 giai đoạn. Ảnh minh họa

Trẻ bị sốt xuất huyết thường sẽ trải qua các giai đoạn trong bài chia sẻ dưới đây, bố mẹ cần theo dõi các triệu chứng nguy hiểm, cần đưa đi viện để cứu con.

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền qua muỗn vằn, trong khi trẻ em chính là đối tượng dễ mắc bệnh do bản tính ham chơi, hiếu động nên thường chơi đùa ở cả những nơi tối hay ngoài vườn cây… có nhiều muỗi sinh sống. Hơn nữa, trẻ lại chưa có ý thức phòng ngừa nên nguy cơ càng cao hơn.

Khi mắc sốt xuất huyết, trẻ thường có những triệu chứng rất đa dạng, các biểu hiện này từ nhẹ đến nặng, nếu không được phát hiện và xử lý sớm có thể dẫn đến trẻ bị tử vong.

Triệu chứng sốt xuất huyết trải qua 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn phục hồi. Cụ thể:

1. Triệu chứng sốt xuất huyết giai đoạn sốt

Giai đoạn sốt thường xuất hiện trong 3 ngày đầu của bệnh với những biểu hiện:

  • Trẻ có thể bị sốt có thể nhẹ hoặc sốt cao đột ngột 39-40 độ C, đáp ứng với thuốc hạ sốt kém khiến nhiều bố mẹ rất lo lắng.
  • Trẻ sốt kèm theo triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau nhức cơ, cảm giác buồn nôn, chán ăn.
  • Trẻ có thể bị viêm long đường hô hấp trên.
  • Trẻ có triệu chứng chán ăn, cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Da xung huyết, có thể có triệu chứng những chấm xuất huyết dưới da của trẻ.

2. Triệu chứng sốt xuất huyết giai đoạn nguy hiểm

Triệu chứng sốt xuất huyết giai đoạn nguy hiểm (hay gọi là giai đoạn xuất huyết): Thường xuất hiện vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh.

Sau giai đoạn sốt, trẻ thường có các triệu chứng sốt xuất huyết nguy hiểm

Sau giai đoạn sốt, trẻ thường có các triệu chứng sốt xuất huyết nguy hiểm. Ảnh minh họa

Triệu chứng sốt ở trẻ lúc này có thể giảm hoặc vẫn còn sốt, trên da trẻ xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng, thường sẽ có các triệu chứng xuất huyết rất đa dạng (nguyên nhân do giảm tiểu cầu trong máu). Và bố mẹ lưu ý đây là giai đoạn nhiều biến chứng xảy ra. Cụ thể:

  • Nhẹ nhất là triệu chứng xuất huyết dưới da: Trẻ thường có các điểm xuất huyết dưới da, và thường kèm theo cảm giác ngứa da.
  • Trẻ có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng. Còn nếu ở phụ nữ trưởng thành, có thể bị chảy máu không liên quan tới chu kỳ kinh hay rong kinh.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa với triệu cứng: Trẻ bị đi ngoài phân đen, đi ngoài phân lẫn máu hoặc tình trạng nôn ra máu tươi hoặc máu đông.
  • Xuất huyết nặng hơn ở trẻ có thể là dấu hiệu xuất huyết não, xuất huyết trong ổ bụng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Do hiện tượng cô đặc máu, nếu không được bù đủ dịch thì trẻ có thể bị hạ huyết áp, nặng hơn sốc do giảm khối lượng tuần hoàn.
  • Khi thấy trẻ có những biểu hiện như: Vật vã, kích thích hay li bì, đau bụng không rõ nguyên nhân, đau đầu dữ dội, nôn nhiều, tiểu ít, triệu chứng xuất huyết, tay chân lạnh, sốc và truỵ tim mạch... Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

3. Triệu chứng sốt xuất huyết giai đoạn hồi phục

Triệu chứng sốt xuất huyết giai đoạn hồi phục là từ ngày thứ 6 trở đi, lúc này trẻ tỉnh táo hơn, thèm ăn, ăn ngon miệng, da nổi những mảng đỏ hồi phục và ngứa.

>> Bài đang được đọc nhiều; Sốt xuất huyết: 5 món nên ăn, 3 thực phẩm cần tránh để mau khỏi

Ngoài việc cần theo dõi triệu chứng sốt xuất huyết, thì chăm sóc trẻ đúng cách cũng rất quan trọng

Bệnh sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc chữa đặc hiệu cho cả trẻ em và người lớn, nên việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng bệnh hết hợp với chế độ chăm sóc đúng cách để tăng đề kháng cơ thể, mau hồi phục.

Trẻ cần bổ sung nhiều nước để giảm nhẹ triệu chứng sốt xuất huyết

Trẻ cần bổ sung nhiều nước để giảm nhẹ triệu chứng sốt xuất huyết. Ảnh minh họa

+ Cho trẻ uống thuốc hạ sốt với paracetamol liều 10 - 15mg/kg/lần cho mỗi lần sốt, và cần uống thuốc này cách nhau mỗi 4 - 6 giờ khi sốt lại. Không được cho trẻ uống hạ sốt liên tục vì nguy cơ trẻ bị tổn thương gan.

+ Lưu ý là không cho trẻ uống kháng sinh, bởi đây là bệnh do virus gây ra, nên kháng sinh không có tác dụng.

+ Không được cho trẻ dùng hạ sốt bằng Aspirin, Ibuprofen, bởi rất dễ gây xuất huyết nặng.

+ Nhớ cho trẻ uống nhiều nước và chia làm nhiều lần. Các loại nước nên cho trẻ dùng là nước đun sôi để nguội, nước ép hoa quả tốt cho sức khỏe, nước bù điện giải. Hiệu quả của việc bù nước đủ sẽ có biểu hiện bằng việc trẻ sẽ đi tiểu thường hơn, tức là mỗi 3 - 6 tiếng trẻ đi tiểu 1 lần và nước tiểu trắng trong.

+ Cho con ăn đồ lỏng, đồ mềm, đồ dễ tiêu, với lượng ít một và chia làm nhiều bữa trong ngày. Không nrrn ép trẻ ăn nhiều vì cơ thể trẻ mệt, dễ nôn ói và gây khó tiêu.

+ Không cho trẻ ăn uống những thứ có màu đỏ hoặc đen, vì sẽ gây khó khăn cho việc xác định nếu trẻ bị xuất huyết.

+ Cho bé tắm rửa bình thường, mặc đồ thoáng mát cho trẻ.

+ Không được cạo gió, cũng không truyền dịch cho trẻ ở các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện. Khi thấy trẻ có các triệu chứng sốt xuất huyết nặng, phải được đưa đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời.

>> Có thể bạn quan tâm: 7 quan niệm sai lầm về sốt xuất huyết: Trẻ bị bệnh phải cạo gió, nặn máu độc mới mau khỏi

Hy vọng sau những thông tin về triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em vừa chia sẻ ở trên đã có thể giúp bố mẹ nhận biết giai đoạn nào nguy hiểm nhất để kịp thời đưa con đến bệnh viện nha.

Link bàn nên đọc:

7 bài thuốc từ lá ổi: Thúc sốt xuất huyết nhanh khỏi, giảm lượng đường trong máu hiệu quả

Bệnh sốt xuất huyết là gì? Triệu chứng và thuốc chữa hiệu quả nhất