Bệnh sốt xuất huyết là bệnh được lây truyền do virus gây ra. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này được bắt nguồn từ muỗi vằn. Loại côn trùng nguy hiểm mà ai ai cũng nên đề phòng.



Hiện nay, dịch bệnh đang bắt vào mùa, muỗi sẽ mang virus và truyền sang người lành. Nguy hiểm nhất là căn bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ rất hại và có thể dẫn tới tử vong.



Bệnh sốt xuất huyết là gì?



Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi vằn. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm virus Dengue.



Trước đây, sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em; nhưng hiện tại, rất nhiều người lớn cũng mắc bệnh và tỷ lệ tử vong khá cao. Bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị, những trường hợp nặng điều trị hầu như chỉ hạ sốt, truyền dịch và chống sốc tích cực. Những trường hợp nhiễm bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau một tuần.



Một số biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết là gì



Bệnh đối với trẻ nhỏ



Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ là sốt cao và sốt đột ngột, có khi thân nhiệt lên đến 38 – 39 độ. Một số trường hợp trẻ không đi kèm các triệu chứng như ho hay sổ mũi. Dùng thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng trong vài giờ.



Khi virus ngấm vào người khoảng 5 đến 7 ngày sẽ xuất hiện các chấm đỏ trên da. Thường sẽ xuất hiện đầu tiên trên tay và mặt sau đó sẽ lây lan các khu vực lân cận.



Khi bệnh bước vào giai đoạn giữa có thể gây chảy máu cam, nôm mữa, đi ngoài ra máu hoặc bắt gặp những trường hợp đau bụng.



Đây là những điều mà các ông bố bà mẹ nên chú ý cho con. Do những triệu chứng ban đầu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ rất khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường khác. Mọi người hay bỏ qua chỉ đến khi bệnh nguy kịch mới được khám chữa.




Nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết là gì (ảnh minh họa)



Bệnh đối với người lớn



Người lớn sẽ có nhiều triệu chứng ban đầu của bệnh và cũng dễ dàng để nhận biết cơ thể đang mắc bệnh sốt xuất huyết hơn. Cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết nhe trên da. Đây cúng chính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh sốt xuất huyết mà chúng ta nên biết.




Đau khớp, nhức mỏi - triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn (ảnh minh họa)



Những nốt xuất huyết sẽ xuất hiện nhiều hơn trên các cơ quan trong cơ thể như: dưới da, niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ, mí mắt. Đột nhiên cơ thể xuất hiện những nốt đỏ lạ thì chúng ta nên nghĩ ngay đến bệnh và cần đi khám bệnh kịp lúc nha.



Ngoài sốt như trẻ em thì còn kèm theo dấu hiệu suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc kẹt mạch nhanh, yếu, da lạnh, người bứt rứt vật vã, sốc. Những triệu chứng này cần được chúng ta chú ý trong thời gian bệnh, vì chúng ít biểu hiện nên có thể sẽ là vấn đề khó khăn cho sự chuẩn đoán của các bác sĩ chuyên khoa.



Những triệu chúng này có thể xảy ra ở rất nhiều bệnh, và nó cũng là những triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết. Chúng ta thường bỏ qua và cho rằng đó chỉ là mệt mỏi trong thời gian ngắn hoặc đau cơ. Tuy nhiên, trong thời điểm bắt đầu mùa mưa, dịch sốt xuất huyết bắt đầu tăng thì các chị không nên xem thường những dấu hiệu này dù đó chỉ là những dấu hiệu mệt mỏi thông thường.



Một số bài thuốc dân gian trị sốt xuất huyết hiệu quả



Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian. Không ít các mẹ nhờ những bài thuốc điều trị này đã mang lại sức khỏe như ý cho gia đình.



Bài thuốc điều trị bệnh sốt xuất huyết thừ rau má: Rau má 20g, cỏ mần trầu 20g, lá huyết dụ 20g, lá cối xay 20g, cỏ nhọ nồi sao cháy 40g, sắc đặc uống trong thời gian mắc bệnh.




Bài thuốc trị bệnh sốt xuất huyết từ lá rau má (ảnh minh họa)



Lá cối xay bài thuốc chữa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả: Lá cối xay, lá bông mã đề (hoặc rau má hoặc cỏ mần trầu hoặc cỏ tranh) mỗi thứ 10 - 20g, cỏ nhọ nồi tươi 30 - 40g (nếu khô thì 15 - 20g), trắc bá diệp sao đen 12g (hoặc lá huyết dụ hoặc hoa hòe 16g), sắc uống trong ngày. Nếu có ban ngứa cho thêm rau sam 20g; nếu nhức đầu, nôn, khát nước cho thêm sắn dây 20g; nếu đại tiện táo cho thêm mồng tơi 20g hoặc rau sam 20g.



Đây chính là những điều mà các mẹ cần lưu ý khi dịch bệnh đang vào mùa. Nếu thấy con trẻ hoặc người thân có những triệu chứng lạ như trên hãy đưa ngay đến cơ quan y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị.



Các chị cũng cần lưu ý khi sử dụng các bài thuốc dân gian, chúng ta nên tìm hiểu thêm về ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Vì mỗi người có cơ địa khác nhau thuốc đặc trị sẽ được phân theo từng kiệu trình và chế độ khác nhau.



Xem video tại đây:


Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/07/nRxG1StjVn-480x360.jpg